Bị trầy xước nên làm gì? Cách xử lý vết thương ngoài da là gì? Xử lý sao để vết thương rách da mau lành? • Hello Bacsi
>>> Tham khảo thêm: Bị bò cạp cắn phải làm sao cho hết nhức?
Nội Dung Chính
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn nên đến khám bác sĩ nếu nằm trong những trường hợp sau đây:
- Tình trạng xuất huyết tiếp tục diễn ra ngay cả khi bạn đã cầm máu
- Chảy máu nặng hoặc rất nhiều
- Một tai nạn hoặc chấn thương mạnh gây ra vết thương hở miệng ngoài da
Đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu bạn nghi ngờ vết thương bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng không được điều trị có thể lây lan và dẫn đến các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hơn nhiều.
Bác sĩ có thể làm sạch và băng vết thương. Họ cũng có thể kê toa thuốc kháng sinh dạng uống hoặc bôi để điều trị hoặc phòng ngừa nhiễm trùng. Trong trường hợp nặng, bạn có thể cần đến phẫu thuật cắt bỏ da và vùng lân cận.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra trầy xước là gì?
Té xe là nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng trầy tay, trầy chân. Ngoài ra, xây xát da cũng có thể xuất hiện bất cứ khi nào da ma sát trực tiếp với bề mặt thô ráp hoặc nhám. Không những vậy, đôi khi tiếp xúc với một vật chuyển động nhanh cũng có thể làm xuất hiện vết xước trên da.
Xử lý vết thương
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nên làm gì để các vết trầy xước mau lành?
Khi bị trầy xước da nên làm gì? Cách sơ cứu cơ bản và phổ biến nhất khi bị xây xát và bị xước da nhẹ trên da bao gồm các bước như sau:
- Cách xử lý vết thương: Làm sạch vết thương bằng xà phòng dịu nhẹ với nước sạch hoặc dung dịch khử trùng dạng nhẹ
- Bôi thuốc mỡ hoặc thuốc kháng sinh lên vết thương
- Dùng băng gạc khô, tiệt trùng băng vết thương lại
- Vệ sinh, kiểm tra vết thương và thay băng mỗi ngày cho đến khi vết trầy xước lành hẳn
Đối với tình trạng xây xát da nghiêm trọng, bạn cần được bác sĩ thăm khám và chăm sóc y tế.
Ngoài ra, sau khi bị trầy xước da, bạn nên tiêm phòng uốn ván nếu không chắc chắn mình đã tiêm phòng uốn ván hoặc thời gian tiêm phòng lần cuối quá lâu. Uốn ván là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, trong đó các cơ bị co thắt tự phát. Các bào tử của vi khuẩn sản xuất độc tố uốn ván có mặt trong môi trường tự nhiên, vì vậy bất kỳ bụi bẩn hoặc mảnh vụn nào dính vào phần da bị rách như trầy xước đều có nguy cơ phát triển uốn ván.
Khi vết thương được chữa lành, bạn hãy ngừng sử dụng thuốc kháng sinh bôi và thay bằng kem dưỡng ẩm để giữ cho làn da mềm mại.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn kiểm soát trầy xước?
Cách làm nhanh lành vết thương trầy xước: Nếu muốn vết thương mau lành và hạn chế để lại sẹo, bạn sẽ cần lưu ý một số điều sau:
- Điều trị vết thương ngay lập tức để giảm nguy cơ sẹo.
- Đảm bảo giữ sạch vết thương.
- Tránh cậy hay chọc vào khu vực bị ảnh hưởng khi vết thương đang lành.
Nhận thức về mức độ nghiêm trọng của vết thương và chăm sóc thích hợp có thể giúp ngăn ngừa sẹo, nhiễm trùng và tổn thương thêm.
>>> Tìm hiểu thêm: Cách trị bỏng bô xe máy nhanh lành, không để lại sẹo
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.