Bị sưng, bầm tím nên chườm nóng hay lạnh?

Bị sưng, bầm tím nên chườm nóng hay lạnh?

Chườm lạnh hoặc chườm nóng là biện pháp trị nhiều bệnh liên quan đến sưng và chấn thương trên cơ thể. Nếu chẳng may bị sưng, bầm tím nên chườm nóng hay lạnh? Bài viết này sẽ tổng hợp thông tin để giúp bạn trả lời.

Khi các bộ phận trên cơ thể bạn bị va chạm hoặc chấn thương, những mạch máu nhỏ sẽ bị vỡ ra, máu thoát ra ngoài và tụ lại bên dưới da tạo thành khối máu bầm mà người ta còn gọi là xuất huyết dưới da. Kích thước của vết bầm có thể to hoặc nhỏ, sưng phù nề nhiều. Một bí quyết để giảm sưng tấy, bầm tím được áp dụng từ rất lâu đời chính là chườm, nhưng chườm nóng hay chườm lạnh thì là do cảm tính của mỗi người. Hiểu được bị bầm tím nên chườm nóng hay lạnh sẽ giúp bạn có cách xử lý đúng đắn giúp chấn thương mau hồi phục.

1. Bị bầm tím nên chườm nóng hay lạnh?

bị bầm tím nên chườm nóng hay lạnh

Bị bầm tím nên chườm nóng hay lạnh?

Tình trạng chảy máu ở vùng bên dưới da thường xảy ra khi bạn bị căng cơ, bong gân hay bầm dập phần mềm. Điều này sẽ khiến cho bộ phận bị thương sưng, đau và vết thương lâu lành. Nếu chọn cách chườm lạnh thì bạn cần thực hiện nhanh chóng trong vòng 48 giờ sau khi chấn thương mới đạt được hiệu quả tức thì. Trong khi đó, điều trị hồi phục sau 48 giờ cần được áp dụng phương pháp chườm nóng. Tùy thuộc vào giai đoạn chấn thương mà bạn hãy chọn biện pháp thích hợp.

Tóm lại, nếu vết thương của bạn không hở, bị bầm tím và đọng máu thì nên chườm lạnh để tránh gây tụ máu, chảy máu hoặc biến chứng. Đây cũng là đáp án cho câu hỏi mặt sưng nên chườm nóng hay lạnh. Người ta thường dùng túi chườm để làm dịu cơn đau nhưng lại ít ai chú ý đến dạng chườm nóng, chườm lạnh sẽ mang lại cảm giác dễ chịu và làm cơn đau dịu đi như thế nào. Bị bầm tím nên chườm nóng hay lạnh? Hai trạng thái đối lập nhau này sẽ mang đến các điểm trái ngược nhau.

2. Phương pháp chườm nóng có tác dụng gì?

2.1. Chườm nóng có tác dụng gì?

  • Chườm nóng giúp giãn mao mạch tại chỗ và động mạch nhỏ, có khả năng lan rộng ra một bộ phận hay toàn thân.

  • Lợi ích giãn mạch, tăng cường máu tuần hoàn.

  • Giảm đau, tăng cường chất dinh dưỡng, tăng chuyển hóa tại chỗ, có công dụng giảm đau đối với chứng đau mạn tính.

  • Làm giảm hội chứng co thắt.

  • Góp phần điều hòa chức năng thần kinh, thư giãn cơ co thắt, điều hòa thần kinh thực vật.

2.2. Khi nào thì nên chườm nóng?

bị bầm tím nên chườm nóng hay lạnh

Chườm nóng dành cho trường hợp bị viêm mãn tính

Phương pháp chườm nóng sẽ mang lại hiệu quả cho các trường hợp bị viêm mạn tính. Nếu như bạn bị đau cơ xương khớp mãn tính và kéo dài, đau bụng kinh, đau đầu dạng căng thẳng thì có thể chườm nóng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không nên chườm nóng trong thời gian quá 20 phút và không được để nhiệt độ quá nóng nhằm tránh khiến da bị bỏng.

2.3. Khi nào thì không nên chườm nóng?

  • Vết thương bị hở, sưng nóng đỏ.

  • Người có cơ địa nhạy cảm với nhiệt hoặc có bệnh lý về mạch máu.

  • Đối với những ổ viêm đã có mủ, chấn thương mới đang sung huyết, viêm cấp, lao,  các khối u ác tính, giãn tĩnh mạch da, vùng đang bị chảy máu hoặc đe dọa chảy máu thì không được dùng phương pháp chườm nóng.

2.4. Một số lưu ý khi áp dụng phương pháp chườm nóng

  • Không được dùng gói chườm quá nóng.

  • Bạn nên chườm vùng bị tổn thương cách một lớp quần áo.

  • Bạn không nên chườm trong thời gian quá lâu.

3. Phương pháp chườm lạnh có công dụng gì?

3.1. Đôi nét về phương pháp chườm lạnh

bị bầm tím nên chườm nóng hay lạnh

Chườm lạnh dành cho trường hợp bị viêm cấp

Phương pháp chườm lạnh sẽ làm lưu lượng máu đến một khu vực bị thương giảm đi. Vào giai đoạn đầu bị chấn thương, tốc độ máu đến bộ phận bị thương sẽ tăng lên. Việc chườm lạnh giúp cho mạch máu ở khu vực tổn thương co lại đột ngột. Điều này giúp cho tốc độ máu chảy chậm, giảm tuần hoàn, giảm tiêu thụ oxy và chuyển hóa, giảm phản ứng viêm đau, phù nề, trương lực co cơ, vùng tổn thương bị tê nên sẽ giúp giảm đau cục bộ.

Chườm lạnh có tác dụng điều trị những vấn đề về cơ hoặc khớp bị sưng viêm và hiệu quả nhất nếu được áp dụng trong vòng 48 giờ sau chấn thương. Bạn cần thực hiện phương pháp chườm lạnh đúng cách và điều độ, bởi nếu để túi nước đá quá lâu trên da sẽ chỉ làm trầm trọng thêm vết thương của bạn.

3.2. Nên áp dụng phương pháp chườm lạnh trong tình huống nào?

Chườm lạnh sẽ phát huy tác dụng trong trường hợp bị viêm cấp. Vì thế, chườm lạnh được chỉ định chủ yếu trong trường hợp viêm mới như:

  • Chứng đau cấp bao gồm đau đầu, đau răng, đau ngay sau chấn thương.

  • Giảm viêm cấp

  • Hạ nhiệt độ cơ thể khi sốt cao

  • Hạn chế tình trạng chảy máu, nổi ban, côn trùng cắn, đau đầu…

  • Giảm đau đớn trong một số trường hợp bị tổn thương thần kinh ngoại vi, các đợt gout bùng phát, đau co cứng cơ.

3.3. Chườm lạnh khi chấn thương cần lưu ý gì?

  • Nếu vết thương kín, không bị rách da hoặc không bị khâu thì bạn có thể lót một miếng vải nỉ đã được thấm nước lạnh đặt lên da.

  • Tiếp theo, bạn hãy đặt túi nước đá lạnh lên trên cùng, đợi 5 phút rồi kiểm tra màu da. Nếu như da có màu đỏ hoặc màu hồng nhạt thì bạn hãy nhấc túi chườm ra.

3.4. Trường hợp nào không nên dùng phương pháp chườm lạnh?

bị bầm tím nên chườm nóng hay lạnh

Không nên chườm lạnh trên vết thương hở

Bạn không nên áp dụng phương pháp chườm lạnh trong những trường hợp sau:

  • Tại vị trí tổn thương có vết thương hở.

  • Đối tượng được thực hiện là người nhạy cảm với hơi lạnh, dễ bị tê khi gặp lạnh.

  • Những người mắc bệnh lý về mạch máu hoặc bệnh lý về hệ thần kinh giao cảm gây ảnh hưởng xấu đến lưu lượng dòng máu.

  • Những người bị đau lưng khi áp dụng phương pháp chườm lạnh sẽ không hiệu quả. Đa phần, đau lưng là cơn đau mãn tính và thường xuất hiện do căng cơ nên việc chườm lạnh sẽ làm các triệu chứng nặng hơn. Chưa hết, lưng có vị trí gần với cột sống nên khá nhạy cảm vì bạn không nên áp hơi lạnh vào vị trí cột sống này.

Chườm nóng và chườm lạnh là hai phương pháp điều trị tổn thương khá phổ biến. Mặc dù vậy, nhiều người vẫn không hiểu rõ tác dụng cũng như trường hợp nên áp dụng khiến chúng chẳng những không đạt hiệu quả mà còn gây hại thêm. Bạn hãy nhớ rằng chườm nóng dành cho những vết thương mãn tính và chườm lạnh dành cho những vết thương cấp tính. Hy vọng rằng những thông tin được chia sẻ trên đã giúp bản giải đáp thắc mắc bị bầm tím nên chườm nóng hay lạnh để áp dụng đúng. Nếu vẫn còn băn khoăn, bạn đừng ngại hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị nhé!

  • Sieuthitaigia.vn trung tâm mua sắm tại nhà với hệ thống siêu thị 63 tỉnh thành với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage, máy làm kem tươi, máy làm đá viên, máy hút chân không công nghiệp…được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay.
  • Hệ thống cửa hàng có số lượng lớn nhất tại 63 tỉnh trên toàn quốc, giúp quý khách hàng trải nghiệm gần nhà tiện lợi để lựa chọn được cho gia đinh mình sản phẩm phù hợp nhất.

Câu hỏi thường gặp

Bị bầm tím nên chườm nóng hay lạnh?

Nên chườm lạnh. Nếu vết thương của bạn không hở, bị bầm tím và đọng máu thì nên chườm lạnh để tránh gây tụ máu, chảy máu hoặc biến chứng.

Mặt sưng nên chườm nóng hay lạnh?

Nếu mặt bị sưng, bạn nên chườm lạnh. Bạn cần thực hiện phương pháp chườm lạnh đúng cách và điều độ, bởi nếu để túi nước đá quá lâu trên da sẽ chỉ làm trầm trọng thêm vết thương của bạn.

Việc chườm lạnh nên thực hiện lúc nào?

Nếu chọn cách chườm lạnh thì bạn cần thực hiện nhanh chóng trong vòng 48 giờ sau khi chấn thương mới đạt được hiệu quả tức thì.

Khi nào thì không nên chườm nóng?

Phương pháp chườm nóng sẽ mang lại hiệu quả cho các trường hợp bị viêm mạn tính. Nếu như bạn bị đau cơ xương khớp mãn tính và kéo dài, đau bụng kinh, đau đầu dạng căng thẳng thì có thể chườm nóng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không nên chườm nóng trong thời gian quá 20 phút và không được để nhiệt độ quá nóng nhằm tránh khiến da bị bỏng.

Chườm lạnh khi chấn thương cần lưu ý gì?

Nếu vết thương kín, không bị rách da hoặc không bị khâu thì bạn có thể lót một miếng vải nỉ đã được thấm nước lạnh đặt lên da. Tiếp theo, bạn hãy đặt túi nước đá lạnh lên trên cùng, đợi 5 phút rồi kiểm tra màu da. Nếu như da có màu đỏ hoặc màu hồng nhạt thì bạn hãy nhấc túi chườm ra.