Bị sởi làm gì cho nhanh khỏi? Hướng dẫn điều trị sởi tại nhà hiệu quả

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền qua đường hô hấp. Bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ và có thể gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu về bị sởi làm gì cho nhanh khỏi nhé!

Sởi là gì?

Sởi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cấp tính do thành viên của chi Morbillivirus trong họ Paramyxoviridaevirus gây ra. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là sốt cao liên tục (có thể sốt trên 40 độ C) kèm phát ban. Bệnh không có phương pháp điều trị cụ thể.

1Dùng thuốc hạ sốt

Triệu chứng thường gặp của bệnh sởi là sốt cao kèm cảm giác mệt mỏi, khó chịu, sốt cao còn có thể gây co giật ở trẻ nhỏ.

Thuốc hạ sốt có thể giúp giảm các tình trạng trên. Loại thuốc hạ sốt thường được sử dụng là hạ sốt nhóm acetaminophen, ibuprofen hoặc naproxen sodium.

Sử dụng thuốc để hạ sốt và giảm một số triệu chứng khó chịu đi kèm

Sử dụng thuốc để hạ sốt và giảm một số triệu chứng khó chịu đi kèm

2Bổ sung vitamin A

Trẻ em có bị thiếu vitamin A có nguy cơ chuyển nặng khi mắc bệnh sởi hơn những trẻ khác. Cho trẻ uống vitamin A có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Liều dùng:

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi: 50 000 IU.
  • Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi: 100 000 IU.
  • Trẻ từ 1 tuổi trở lên: 200 000 IU.

Cách quy đổi đơn vị vitamin A khi trên bao bì có ghi thành phần vitamin A:

  • IU – Đơn vị quốc tế.
  • mg (viết tắt của miligram). 1mg = 1/1.000.000 kg.
  • mcg (còn viết là µg – micro gram). 1mcg = 1/1000 mg.
  • 1IU = 1/300mg.

Bổ sung vitamin A cho trẻ để hạn chế nguy cơ chuyển nặng bệnh sởi

Bổ sung vitamin A cho trẻ để hạn chế nguy cơ chuyển nặng bệnh sởi

3Uống nhiều nước

Uống nhiều nước hoặc nước trái cây để bổ sung lượng nước trong cơ thể bị mất do bệnh.

Nếu cần, bạn có thể mua các dung dịch bù nước (Oresol) mà không cần toa bác sĩ. Các dung dịch này chứa nước và muối theo tỷ lệ cụ thể để bổ sung chất điện giải cần thiết cho cơ thể.

Uống nhiều nước để bổ sung lượng nước mất do sốt, đổ mồ hôi

Uống nhiều nước để bổ sung lượng nước mất do sốt, đổ mồ hôi

4Nghỉ ngơi đầy đủ

Bạn nên nghỉ ngơi trong thời gian bệnh và cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết để cơ thể hồi phục nhanh chóng. Việc nghỉ ngơi sẽ vô cùng quan trọng bởi việc chống chọi lại căn bệnh đã khiến cơ thể bạn tiêu hao khá nhiều năng lượng rồi.

Nghỉ ngơi trong thời gian bệnh, đặc biệt là giấc ngủ để cơ thể khoẻ mạnh

Nghỉ ngơi trong thời gian bệnh, đặc biệt là giấc ngủ để cơ thể khoẻ mạnh

5Vệ sinh mắt, miệng và da

Một trong các triệu chứng của bệnh sởi là gây viêm tại mắt và miệng. Chính vì vậy, bạn cần vệ sinh răng miệng, nhỏ rửa mắt để tránh nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, bạn nên tắm bằng nước ấm, xà phòng và lau người bằng khăn mềm.

Lưu ý:

  • Nên tránh gió.
  • Không nên tắm quá lâu.
  • Chú ý vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn.
  • Không nên kiêng nước, điều này không giúp bạn nhanh khỏi bệnh mà ngược lại sẽ ảnh hưởng đến việc vệ sinh, dẫn đến viêm da, viêm tắc mũi họng, thậm chí viêm loét hoại tử răng miệng hoặc có thể dẫn đến biến chứng loét giác mạc nếu không phát hiện kịp thời.

Dấu Koplik xuất hiện trong miệng của người mắc bệnh sởi

Dấu Koplik xuất hiện trong miệng của người mắc bệnh sởi

6Dùng máy tạo độ ẩm

Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí để giảm sự khó chịu, giảm ho và đau họng. Bạn nên chọn máy tạo ẩm dạng phun sương và làm sạch hàng ngày vì vi khuẩn và nấm mốc có thể sinh sôi trong một số máy tạo ẩm.

Sử dụng máy tạo ẩm không khí dạng phun sương để hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh

Sử dụng máy tạo ẩm không khí dạng phun sương để hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh

7Khi nào gặp bác sĩ?

Dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và được hướng dẫn điều trị một cách chính xác nhất khi nghi ngờ bản thân có các dấu hiệu hay triệu chứng của bệnh sởi như:

  • Sốt.
  • Ho khan.
  • Sổ mũi.
  • Viêm họng.
  • Viêm kết mạc.
  • Xuất hiện các đốm trắng nhỏ trên nền đỏ trên niêm mạc bên trong má – còn được gọi là đốm Koplik.
  • Phát ban.

Triệu chứng điển hình của bệnh sởi là phát ban

Triệu chứng điển hình của bệnh sởi là phát ban

Các bệnh viện điều trị bệnh sởi

Nếu bạn cần thăm khám và tư vấn bệnh sởi thì có thể tham khảo một số cơ sở y tế uy tín sau đây:

  • Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, bệnh viện Nhi đồng 1, bệnh viện Nhi đồng 2, bệnh viện Nhi đồng Thành phố,…
  • Tại Hà Nội: Bệnh Viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Nhi Trung Ương,…

Xem thêm: Cách điều trị bệnh sởi tại nhà cho trẻ

Trên đây là một số cách giúp chữa bệnh sởi tại nhà hiệu quả. Mong rằng bài viết có thể giúp bạn có thêm những thông tin để bảo vệ sức khoẻ bản thân. Hãy chia sẻ bài viết đến gia đình, người thân, bạn bè nếu thấy bài viết hay và hữu ích nhé!

Nguồn: Mayo Clinic, CDC, NHS, WHO

3 tháng trước

114
0