Bí quyết nhập hàng Đức từ A-Z
2022-12-08
Là một trong số quốc gia có nền kinh tế, thương mại phát triển bậc nhất thế giới, Đức chính là nơi hội tụ của hàng loạt những thương hiệu lớn. Bên cạnh, hàng Trung Quốc, Mỹ đã quá quen thuộc thì hàng hóa Đức cũng đang ngày càng mở rộng thị phần tại Việt Nam cũng như các quốc gia Châu Á khác. Vậy có nên nhập hàng Đức về bán không? Làm thế nào để nhập hàng Đức? Nhập hàng Đức cần có những lưu ý gì? Hãy cùng Nhanh.vn trả lời những câu hỏi trên qua bài viết sau đây nhé.
Nội Dung Chính
1. Có nên nhập hàng Đức Không?
Nếu bạn đang băn khoăn trước câu hỏi này thì câu trả lời rất đơn giản là “CÓ”. Bên cạnh hàng nhập khẩu từ Trung Quốc,Hàn Quốc, Nhật Bản, thì sản phẩm “made in Germany” chính là hàng nhập khẩu châu Âu được ưa chuộng nhất tại Việt Nam hiện nay.
Ưu điểm đầu tiên của hàng Đức chính là chất lượng vượt trội.Thị trường Đức là một trong những thị trường khắt khe nhất thế giới, kể cả sản phẩm tiêu thụ trong nước hay xuất khẩu thì cũng cần phải đáp ứng rất nhiều tiêu chuẩn về chất lượng mới được đưa ra lưu thông. Tuy giá của các sản phẩm từ Đức thường nhỉnh hơn so với hàng từ Thái Lan hay Trung Quốc nhưng chất lượng luôn được đảm bảo,, độ uy tín cao. Hàng Đức cũng được chia ra rất nhiều phân khúc từ bình dân đến cao cấp giúp người dùng thoải mái lựa chọn sản phẩm phù hợp với “túi tiền” của mình.
Không chỉ có chất lượng cao, hàng Đức còn vượt trội hơn so với sản phẩm từ nhiều quốc gia nhờ tính tiện lợi,liên tục cập nhật, ứng dụng những tính năng từ thành tựu khoa học, công nghệ. Ngoài ra, hàng hóa Đức cũng rất đa dạng về mẫu mã, chủng loại, phù hợp với nhiều đối tượng người tiêu dùng. Về kiểu dáng, hàng Đức thường tối giản, không quá cầu kỳ nhưng luôn được thiết kế tỉ mỉ ở từng chi tiết và hướng đến tối ưu hóa trải nghiệm của người dùng.
Ngoài ra, người Việt Nam cũng thường có tâm lý “sính ngoại”. thích dùng hàng Âu-Mỹ. Điều này khiến cho việc kinh doanh hàng Đức tại Việt Nam trở nên vô cùng thuận lợi.
Một yếu tố cũng vô cùng quan trọng khiến việc kinh doanh hàng Đức trở nên hấp dẫn đó là việc Việt Nam và EU đã ký hiệp định thương mại tự do EV- FTA, mang lại những ưu đãi không nhỏ về mặt thuế quan, giúp cho hàng hóa từ Đức trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường Việt Nam.
Xem thêm: Bí quyết nhập hàng Úc từ A – Z
2. Nên nhập khẩu mặt hàng gì từ Đức?
– Mặt hàng hóa – mỹ phẩm: Đức chính là quê hương của hàng loạt hãng mỹ phẩm nổi tiếng khắp thế giới như: Nivea, Balea, Garnier,.. Mỹ phẩm Đức nổi tiếng với quy trình kiểm duyệt nghiêm ngặt,không chứa độc tố, tuyệt đối an toàn với người sử dụng. Ngoài ra, các thương hiệu lớn trên thế giới như Lancome, Yves Rocher cũng đều đã có cửa hàng tại Đức giúp chủ shop tha hồ lựa chọn. Các loại mỹ phẩm phổ biến thường được nhập từ Đức gồm có: các sản phẩm dưỡng da, son dưỡng, kem chống nắng, sữa tắm,.. Ngoài ra, các mặt hàng nước giặt, nước rửa chén, lau sàn “made in Germany” cũng cực kỳ được ưa chuộng nhờ tính an toàn cao.
Nivea- một trong những thương hiệu mỹ phẩm Đức nổi tiếng nhất thế giới
– Đồ gia dụng: Sản phẩm đồ gia dụng từ châu Âu nói chung và Đức nói riêng luôn nổi tiếng với kiểu dáng sang trọng, độ bền cao. Bạn có thể lựa chọn nhập các sản phẩm như: máy xay, các bộ nồi cao cấp ,các bộ cốc, chén thủy tinh, đồ dùng nhà bếp.Ngoài ra, những năm trở lại đây, các sản phẩm bếp từ, robot lau nhà, máy hút bụi từ các thương hiệu Đức như Bosch đang cực kỳ được ưa chuộng tại Việt Nam.
Nồi và các đồ dùng nhà bếp “made in Germany” luôn “hot” tại Việt Nam
– Thực phẩm chức năng: Là một quốc gia có nền khoa học, công nghệ và y tế tân tiến, Đức luôn đi đầu trong việc nghiên cứu và sản xuất các loại thực phẩm chức năng giúp bồi bổ sức khỏe. Cũng giống như mỹ phẩm, thực phẩm chức năng của Đức được ưa chuộng nhờ quy trình kiểm duyệt chặt chẽ và độ an toàn cao.
– Thời trang: Không nổi tiếng với những sản phẩm quần áo, giày dép bình dân, giá rẻ như Trung Quốc, Đức là nơi hội tụ của những thương hiệu thời trang cao cấp hơn như NIke, Adidas hay Zara,.. với những sản phẩm thời thượng được các tín đồ thời trang ưa thích.
– Dụng cụ thể thao: Người Đức rất chú trọng đến việc tập thể thao, nảo vệ sức khỏe. Vì thế, không khó hiểu khi Đức là nơi sản xuất hàng loạt sản phẩm dụng cụ thể thao có chất lượng tốt như: vợt tennis, gậy đánh golf, xe đạp địa hình,..
Dùng thử miễn phí phần mềm quản lý bán hàng Nhanh.vn – Quản lý doanh thu, kho hàng, nhân viên chỉ với 8k/ngày
3. Cách nhập hàng từ Đức
3.1. Order hàng qua các website bán hàng online của Đức:
Nếu như không có điều kiện sang trực tiếp Đức để nhập hàng, bạn cũng có thể cân nhắc việc order hàng qua các website thương mại điện tử lớn và uy tín tại Đức.,
3.1.1. Ưu điểm:
– Tiết kiệm tối đa chi phí và thời gian nhập hàng.
– Hàng hóa đa dạng về mẫu mã, chủng loại
– Có thể xem xét về chất lượng thông qua các review, bình luận, đánh giá về sản phẩm.
– Thường xuyên có các chương trình khuyến mãi, mã giảm giá hấp dẫn.
3.1.2. Nhược điểm:
– Nhiều website sử dụng ngôn ngữ Đức, chưa có giao diện Tiếng Anh, tạo ra rào cản ngôn ngữ cho những người không biết tiếng Đức..
– Không thể tận mắt kiểm soát chất lượng.
– Yêu cầu phải có thẻ Master card để thực hiện thanh toán quốc tế.
– Phần lớn các website bán hàng online của Đức đều chưa hỗ trợ ship trực tiếp về Việt Nam. Vì thế, bạn sẽ phải có địa chỉ nhận hàng tại Đức và tự tìm các đơn vị vận chuyển cũng như tìm hiểu các thủ tục hải quan để đánh hàng về VIệt Nam.
3.1.3. Các website bán hàng online uy tín của Đức
Hãy cùng Nhanh.vn tham khảo 1 vài website bán hàng online lớn và uy tín hàng đầu tại Đức nhé:
Amazon Đức: Amazon chính là website bán hàng trực tuyến lớn nhất trên thế giới hiện nay. Hiện nay, Amazon đã có mặt ở phần lớn các quốc gia phương Tây, trong đó có Đức và được người dân nơi đây cực kì ưa chuộng. Tại Amazon Đức, bạn có thể dễ dàng tìm thấy đa dạng các sản phẩm từ đồ gia dụng, sách đến trang sức, túi xách.
Amazon đã phủ sóng rộng khắp tại Đức
Ebay Đức: Cũng giống như Amazon, Ebay đã có mặt tại Đức và được tin dùng bởi người dân đất nước này. Khối lượng hàng hóa khổng lồ được giao bán trên Ebay cũng không hề thua kém so với đối thủ cạnh tranh. Trên Ebay, không chỉ các sản phẩm mới được bày bán mà khách hàng có thể tìm thấy cả những mặt hàng secondhand, đã qua sử dụng.Website www.ebay.de chính là trang web mua bán, đấu giá trực tuyến của Ebay dành cho Cộng Hòa Liên Bang Đức
Douglas: Đây được xem là thế giới mỹ phẩm của Đức với sản phẩm đến từ hàng loạt các thương hiệu nổi tiếng thế giới như M.A.C, Shiseido, Lancome,.., rất thích hợp đối với những chủ shop muốn kinh doanh mặt hàng mỹ phẩm làm đẹp.
Thiên đường mỹ phẩm online Doughlash của Đức
Zara Đức: Zara là thương hiệu thời trang bình dân, nổi tiếng hàng đầu thế giới. Zara có trụ sở tại Tây Ban Nha và hiện nay đã có 1 chuỗi cửa hàng phủ sóng khắp nước Đức. Đến với website của Zara, khách hàng có thể tìm thấy những mẫu quần áo đẹp, độc, lạ và thời thượng. Website của Zara Đức cũng thường xuyên có những ưu đãi lên tới 70%, đặc biệt là vào mùa lễ hội cuối năm. Nếu thường xuyên cập nhật, nắm bắt được những ưu đãi này thì đó sẽ là cơ hội kinh doanh tuyệt vời, hấp dẫn khách hàng nhờ mức giá tốt nhất.
Mua hàng qua website Zara Đức
Nếu quan tâm đến việc kinh doanh các sản phẩm thời trang Đức, bạn cũng có thể tham khảo các website của các thương hiệu nổi tiếng khác tại Đức như Topshop, H&M hay ASOS. Đặc biệt, ASOS đã áp dụng hình thức miễn phí vận chuyển tới hàng loạt các quốc gia Châu Á và được kỳ vọng sẽ sớm áp dụng vận chuyển đến Việt Nam.
Nếu có nhu cầu kinh doanh các loại đồ gia dụng, hàng điện tử Đức, bạn có thể tham khảo 2 chuyên trang sau:
http://www.mediamarkt.de
http://www.rommelsbacher.de/en/home
3.2. Nhập hàng tiểu ngạch trực tiếp qua các đơn vị vận chuyển
Đây là một lựa chọn vô cùng đơn giản và ngày càng được nhiều người bán lựa chọn. Cách thức này được yêu thích vì sự tiện lợi, không phát sinh các chi phí, thời gian đi lại, không phải đau đầu trước các thủ tục hải quan, chỉ cần ngồi tại nhà lên danh sách, số lượng hàng, liên hệ với các công ty vận chuyển, đặt hàng và chờ đợi hàng về.
Đây là hình thức đặc biệt phù hợp với những người mới kinh doanh, chưa có nhiều kinh nghiệm nhập hàng nước ngoài. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận rằng nhập hàng theo hình thức này sẽ không có được mức giá tốt như khi nhập hàng trực tiếp. Thông thường, khi nhập hàng qua các đơn vị vận chuyển, bạn sẽ phải trả các chi phí:
– Phí mua hàng
– Phí vận chuyển và nhập hàng (khoảng 50.00-100.000/kg, tùy loại hàng và số lượng)
Sau khi nhận được hàng từ các đơn vị vận chuyển, bạn phải tiến hành kiểm tra thật kỹ lưỡng từng sản phẩm để phát hiện kịp thời những hư hỏng trong quá trình vận chuyển.
3.3. Nhập hàng từ các nguồn hàng trong nước
Với nhu cầu ngày càng cao, hiện nay, rất nhiều mặt hàng tiêu dùng Đức đã có công ty phân phối ở trong nước. Nếu không tìm được nguồn nhập hàng trực tiếp, bạn hoàn toàn có thể tìm đến các nguồn hàng bán buôn hàng Đức thông qua Internet, các group bán buôn trên Facebook. Đây là cách đơn giản nhất để buôn hàng Đức. Tuy nhiên, khi nhập hàng qua nguồn này sẽ khó có được giá tốt, lãi cao do thường phải qua nhiều trung gian.Giá giữa các đầu mối cũng có sự chênh lệch không nhỏ, do đó bạn cần tiến hành khảo sát, so sánh về giá trước khi tiến hành đặt mua với số lượng lớn. Ngoài ra, bạn cũng khó kiểm soát được chất lượng hàng hóa khi các đầu mối có thể dễ dàng trà trộn hàng giả, kém chất lượng. Nhìn chung, hình thứcnhập hàng Đức này chỉ phù hợp với những người mới bắt đầu, quy mô kinh doanh nhỏ lẻ.
4. Những lưu ý khi nhập hàng từ Đức
4.1. Tìm hiểu kĩ nhu cầu thị trường
Đây là quy tắc cơ bản khi kinh doanh bất cứ mặt hàng gì, nhập khẩu từ quốc gia nào. Hàng nhập về phải phù hợp với nhu cầu, thị hiếu và đặc biệt là “túi tiền” của người tiêu dùng. Nhưng chừng đó là vẫn chưa đủ để thu hút được khách hàng bởi hiện nay hàng Đức đang rất “hot” tại Việt Nam và là lựa chọn kinh doanh của rất nhiều đơn vị, dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Vì thế, bên cạnh những mặt hàng thông dụng, bạn cần dày công tìm tòi những sản phẩm có mẫu mã, công dụng độc đáo, những loại thực phẩm, đồ ăn vặt độc lạ để tạo ra lợi thế cho mình.
4.2. Cân nhắc kỹ lưỡng phương án vận chuyển
Rất nhiều người bán sau khi quyết định đặt hàng, mua hàng xong mới bắt đầu tính tới phương án vận chuyển. Đó là phương thức sai lầm, tiềm ẩn không ít những phát sinh và rủi ro trong quá trình đánh hàng Đức về Việt Nam. Vì thế, tìm hiểu kĩ đường vận chuyển và phương thức vận chuyển phù hợp với từng mặt hàng là vô cùng cần thiết.
4.2.1. Đường vận chuyển hàng Đức về nước
Hàng Đức thường được vận chuyển về Việt Nam thông qua 2 con đường chính là đường biển và đường hàng không.
– Đường hàng không: Hàng hóa vận chuyển qua đường hàng không thường chỉ mất thời gian 24-48h để vận chuyển và thông quan về Việt Nam. Thời gian vận chuyển nhanh tuy nhiên chi phí rất cao và hạn chế số lượng, loại hàng được vận chuyển. Thường đường hàng không chỉ sử dụng cho các đơn hàng rất gấp hoặc các mặt hàng hoa quả, thực phẩm tươi sống, … Hàng hóa gửi theo đường hàng không thường được gửi theo kiện hàng hoặc được tiếp viên hàng không, người đi máy bay xách tay trực tiếp về Việt Nam.
– Đường biển: Đức và Việt Nam đều là 2 quốc gia sở hữu hàng loạt những cảng quốc tế lớn vì thế nhập hàng Đức về Việt Nam theo đường biển tương đối thuận lợi. Tuy nhiên thời gian vận chuyển hàng theo đường này khá tốn thời gian và có thể gặp nhiều rủi ro do thời tiết. Lợi thế của đường thủy là giá cả vận chuyển thấp. Đây là loại hình phù hợp với những đơn hàng có khối lượng vận chuyển lớn (vài chục tấn), loại hàng có chất lượng ít phụ thuộc vào thời gian hay cách bảo quản.
4.2.2. Phương thức vận chuyển
Có rất nhiều cách để chuyển hàng hóa từ Đức về Việt Nam thông qua bạn bè, người thân, xách tay qua tiếp viên hàng không hoặc thuê công ty vận chuyển.
– Bạn bè, người thân chuyển về: Việc nhờ người thân, bạn bè từ Đức về thăm quê hoặc nhờ người thân, bạn bè đi Đức du lịch mua hàng về rất phổ biến hiện nay.Tuy nhiên, đây chỉ là cách vận chuyển tạm thời và không chủ động. Bên cạnh đó, số lượng hàng hóa mang về cũng khá hạn chế ,chỉ đáp ứng được nhu cầu mua sử dụng nhỏ lẻ hoặc làm quà tặng thay vì kinh doanh. Ưu điểm lớn nhất của cách này là chi phí rất rẻ hoặc miễn phí.
– Xách tay từ các tiếp viên: Một số cửa hàng bán các loại hàng hóa nhẹ, nhỏ gọn và giá thành cao,dễ hư hỏng khi vận chuyển thường sử dụng phương pháp này. Hai mặt hàng phổ biến nhất thường được vận chuyển về Việt Nam theo hình thức này là mỹ phẩm và thực phẩm chức năng.Các tiếp viên hàng không thường sẽ có những chuyến bay cố định sang Đức và mang về các loại hàng hóa như yêu cầu. Tuy nhiên chỉ có thể vận chuyển hàng hóa số lượng không quá lớn và loại hàng cũng khá hạn chế. Hai mặt hàng phổ biến nhất thường được tiếp viên xách tay từ Đức về Việt Nam là mỹ phẩm và các loại thực phẩm chức năng.Chi phí cho cách này tùy thuộc vào mối quan hệ, giá trị hàng hóa và thỏa thuận của 2 bên, thường không cố định.
– Chuyển qua công ty vận chuyển: Việc vận chuyển hàng hóa có khối lượng lớn, cồng kềnh hoặc đi với tần suất cao thì đây là cách vận chuyển hàng nhập Đức tốt nhất. Thời gian vận chuyển liên tục và chi phí vận chuyển là biết trước và cố định.Vận chuyển khối lượng càng lớn, giá càng rẻ. Bạn nên chú ý lựa chọn những đơn vị vận chuyển chuyên nghiệp, uy tín cao dù mức giá có thể sẽ cao hơn 1 chút so với các đơn vị nhỏ lẻ.
4.3. Chú ý khâu đóng gói sản phẩm
Hàng hóa vận chuyển đường xa, rất dễ đổ vỡ, hư hỏng, do đó khâu đóng gói rất quan trọng. Tùy mặt hàng sẽ có cách đóng gói riêng, tránh hư hỏng, đổ vỡ. Hàng điện tử hoặc các hàng đắt tiền, hàng giá trị cần đóng gói chèn xốp cẩn thận, nằm ở kiện riêng. Hàng cồng kềnh đóng kiện gỗ… Hoa quả, thực phẩm tươi sống cần được đóng trong kho lạnh đảm bảo nhiệt độ ổn định.
4.4. Canh mùa hạ giá để nhập hàng
Việc canh sale hàng giảm giá không chỉ giúp người kinh doanh nhập hàng với giá thấp hơn, thu được lãi cao hơn mà còn giúp hạ giá thành giá bán ra và thu hút lượng khách lớn hơn cho cửa hàng. Ở các nước phương Tây nói chung và Đức nói riêng, các cửa hàng thường xuyên có những đợt sale quy mô lớn, đặc biệt là vào mùa lễ hội cuối năm khi các thương hiệu lớn giảm giá sâu lên tới 70-80%. Đó chính là những thời điểm lý tưởng để nhập hàng Đức về bán.
Hy vọng những kiến thức trên về cách nhập hàng Đức sẽ giúp ích trong công việc kinh doanh tương lai của bạn.
Chúc bạn thành công!