Bí quyết giúp mai vàng nở đúng Tết từ nghệ nhân 40 năm kinh nghiệm

SỞ HẠ – PHƯƠNG THẢO

  –  

Chủ nhật, 05/01/2020 08:53 (GMT+7)

Để tìm học bí quyết cho mai vàng ra hoa đúng dịp Tết Nguyên đán, chúng tôi tìm đến nhà ông Tiêu Hùng Minh (Ba Tiền) 67 tuổi, Phó ban đại diện Làng nghề mai vàng Phước Định (Long Hồ, Vĩnh Long). Ông Ba Tiền cũng là người trồng mai lâu nhất của làng nghề với kinh nghiệm 40 năm gắn bó việc chăm sóc mai.

Bí quyết giúp mai vàng nở đúng Tết từ nghệ nhân 40 năm kinh nghiệm
Ông Ba Tiền là người có kinh nghiệm chăm sóc mai lâu nhất làng mai vàng Phước Định. Ảnh: S.H

Ông Ba Tiền chia sẻ: Để có được những cây mai nở đúng dịp Tết thì kỹ thuật chăm sóc phải rất cẩn thận và cầu kỳ suốt cả năm.

Gốc mai tứ quý hơn 60 năm rễ cây giống 2 bàn tay xếp vào nhau, giá hiện nay hơn 300 triệu. Ảnh: S.HGốc mai cổ hơn 60 năm tuổi với bộ rễ rất đẹp, giá trị lên đến hàng trăm triệu của ông Ba Tiền. Ảnh: S.H

Theo ông Ba Tiền, đầu tiên là cây mai vàng phải được tưới nước đầy đủ hằng ngày để gốc mai không bị khô. Đặc biệt, khi gần Tết, tuyệt đối không được để cây mai bị thiếu nước nhiều ngày liên tục, vì như thế khi tưới nước lại cây mai sẽ “tức” và ra hoa đột ngột.

Cây may vàng rễ cây được những nhà buôn mai xem là cây phú quý. Ảnh: S.HTrong vườn của ông Ba Tiền có nhiều cây mai cổ với giá trị lên đến hàng trăm triệu đồng. Ảnh: S.H

Thời điểm lặt lá mai cũng là một trong những khâu quan trọng nhất cho việc chọn thời điểm ra hoa. Ông Ba Tiền chia sẻ: Người trồng mai phải rất chú ý vào thời tiết những ngày lặt lá cho mai để có thể xử lý kịp thời. Trước khi lặt lá phải quan sát hai miếng vỏ ở phần ngoài của nụ đã rụng thì mới tiến hành lặt lá được.

Tùy theo kích cỡ của nụ hoa mai mà người trồng sẽ chọn ngày để lặt lá. Nếu cây nào có nụ hoa còn nhỏ (gọi là nụ kim) thì lặt lá sớm từ những ngày 13, 14 tháng Chạp. Đối với những cây nụ hoa đã lớn tròn hơn thì lặt trễ hơn vài ngày từ ngày 16, 17 tháng Chạp.

Hiện nay ông 3 tiền chăm sóc hơn 130 gốc mai trong đó có hơn 70 gốc mai được những nhiều gia đình ở các thành phố đi mướn chăm sóc mai. Ảnh: S.HÔng Ba Tiền hiện đang chăm sóc hơn 130 gốc mai, trong đó có hơn 70 gốc được nhiều gia đình ở các thành phố thuê chăm sóc. Ảnh: S.H

Ngoài ra, khoảng 3 – 4 ngày trước khi lặt lá, phải “xiết nước” (bỏ khô không tưới) cho cây mai quen với việc thiếu nước để khi lặt lá mai sẽ không bị sốc. Sau khi lặt lá xong thì tưới lại nước, khi đó mai sẽ “tức” và bắt đầu ra hoa.

Trong vườn ông 3 Hiền có rất nhiều gốc mai bự đẹp được nhiều nhà chuyên mua may rất thích thú. Ảnh: S.HNhiều gốc mai to đẹp được chăm sóc tại vườn của ông Ba Tiền. Ảnh: S.H

Một lưu ý với người người trồng mai là vào những năm nhuận, thời gian lặt lá phải được lùi lại. Bên cạnh đó, công đoạn chăm sóc mai những năm nhuận khó và cực hơn rất nhiều vì phải xử lý cho mai ra hoa trễ hơn 1 tháng.

Cây mai vàng ông 3 Hiền mới mua về ngắt lá bông để cây tránh kiệt sức chăm sóc cây năm sau mới cho ra bông. Ảnh: S.HÔng Ba Hiền chăm sóc một cây mai vàng mới mua về. Với cây này, ông phải tỉa hết lá và hoa để cây tránh kiệt sức và chăm sóc lại, năm sau mới cho ra hoa. Ảnh: S.H

Đặc biệt, ông Ba Hiền cũng chia sẻ “bí kíp” xử lý trong trường hợp đến ngày 30 Tết mà mai vẫn chưa thể nở kịp. Đối với trường hợp này, theo ông, khoảng 8 giờ sáng ngày 30 Tết, sử dụng bình phun nước lạnh khắp tán cây mai. Đến trưa cùng ngày, chọn lúc trời nắng gắt nhất, pha 1 bình nước ấm theo công thức 2 sôi 1 lạnh (khoảng 70 – 80 độ C) tiếp tục phun đều khắp tán cây mai. Theo kinh nghiệm của ông, phương pháp này sẽ cải thiện được hơn 50% tình trạng hoa nở muộn.

Làng nghề truyền thống mai vàng Phước Định ở xã Bình Hòa Phước (huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long). Nơi đây nổi tiếng là “làng mai cổ” với nhiều cây mai cổ thụ từ vài chục năm đến hàng trăm năm tuổi. Năm 2009, nơi đây được công nhận Làng nghề mai vàng Phước Định.