Bí quyết cho bé ăn dặm đúng cách mới nhất – Home Care

Ở mỗi giai đoạn trong cuộc đời, trẻ con cần được bổ sung lượng thức ăn, dinh dưỡng khác nhau, phù hợp cho thể trạng phát triển tốt nhất. Khi còn trong bụng tiếp thu dinh dưỡng từ mẹ, những tháng đầu đời thì phát triển bằng nguồn sữa.

Nhưng từ tháng thứ 6 trở đi, con cần được bổ sung thêm ăn dặm để quen với việc ăn uống và đồng thời, bổ sung trực tiếp các nhóm chất thiết yếu đấy mẹ ạ! Mẹ đã đảm bảo mình cho con ăn dặm đúng cách chưa? Nếu chưa, cùng Home Care theo dõi bài viết này nhé!

Để cho con ăn dặm ngoan ngoãn, đúng cách và thực sự có hiệu quả, mẹ đừng bỏ quên những mục quan trọng dưới đây!

1.Canh đúng thời điểm cho bé ăn dặm

Có thể mẹ không biết, nhưng việc quyết định khi nào cho bé ăn dặm có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thói quen ăn uống và sức khỏe của bé. Ăn dặm trễ, cơ thể bé sẽ không được bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết để phát triển.

Ngược lại, ăn quá sớm lại làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con. Vì vậy, chọn đúng thời điểm là bước đầu tiên và quan trọng nhất mẹ cần chú ý nếu muốn cho bé ăn dặm đúng cách.

Mẹ đã có thể tập cho bé ăn dặm vào lúc bé 4-6 tháng tuổi khi bé đã sẵn sàng. Lúc này, dưỡng chất từ sữa mẹ và sữa công thức vốn vẫn cung cấp đủ dưỡng chất và calorie cần thiết cho nhu cầu hàng ngày của bé.

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh phải đến tháng thứ 6 mới có thể tiếp nhận những loại thức ăn thể rắn khác ngoài sữa. Tuy nhiên,dù bé nhà bạn có vẻ rất háu ăn và sẵn sàng thử món ăn dặm lúc 4 tháng tuổi, mẹ vẫn nên cho con bú đến hết 6 tháng đầu.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng mẹ nên bắt đầu giai đoạn cho trẻ ăn dặm khi trẻ được 6 tháng tuổi và kết thúc ở tháng thứ 24.

Từ tháng thứ 6 trở đi sữa mẹ chỉ cung cấp khoảng 450 kcal/ngày trong khi đó trẻ cần tới 700 kcal/ngày cho nhu cầu sinh hoạt cơ bản và sự phát triển của cơ thể.

2.Chọn nhóm thực phẩm tốt cho ăn dặm

cháo ăn dặm cho trẻ

Giống như việc chọn đúng thời điểm, lựa đúng thực phẩm cho bé ăn dặm cũng rất quan trọng. Khi mới bắt đầu, mẹ chỉ nên cho bé ăn những thực phẩm “lành tính” như chuối, lê, táo, cháo… xay nhuyễn, mịn. Đặc biệt, mẹ nên lưu ý danh sách những thực phẩm cần tránh cho trẻ dưới 1 tuổi để không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hệ tiêu hóa của bé. Chẳng hạn, trẻ dưới 1 tuổi không thích hợp sử dụng mật ong vì có nguy cơ ngộ độc, không dùng muối khi nấu đồ ăn dặm để tránh gây “quá tải” hoạt động của thận… Ba mẹ phải rất chú ý các vấn đề này!

3. Liều lượng ăn dặm phù hợp

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, trong thời “sơ khai”, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính và chủ yếu để bé cưng phát triển. Việc ăn dặm trong giai đoạn này chủ yếu tập cho bé quen dần với thức ăn. Vì vậy, mẹ chỉ nên cho bé ăn từ 1-2 buổi mỗi ngày tùy theo nhu cầu.

Khẩu phần ăn mỗi ngày của bé sẽ được tăng dần theo thời gian. Từ 3 muỗng thức ăn mỗi lần, mẹ có thể tăng lên 6-8 muỗng/ lần và tăng thêm 2 bữa phụ mỗi ngày là đảm bảo cho trẻ ăn dặm đúng cách.

4. Cho con ăn dặm đúng kiểu

Bột – Cháo – Cơm là ba giai đoạn ăn dặm quan trọng của trẻ sau khi sinh. Cán đích ở cột mốc nào sớm có nghĩa là bé đã thực sự lớn hơn một chút cả về thể chất lẫn trí tuệ.

Giai đoạn ăn bột: Từ 4-6 tháng tuổi trở đi mẹ có thể cho bé ăn bột dinh dưỡng. Thông thường có hai lựa chọn. Một là mua bột đóng hộp của các thương hiệu sản xuất uy tín, các loại bột khá đa dạng và có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé. Hai là mẹ tự chế biến bột cho bé nhưng cần đảm bảo hợp vệ sinh và đủ dưỡng chất.

Giai đoạn ăn cháo: 9 tháng, bé đã chập chững những bước đi đầu đời. Đây cũng là lúc mẹ nên thay thế bột bằng cháo ăn dặm. Sai lầm phổ biến trong cách nấu cháo chính là chỉ sử dụng nước hầm xương. Mẹ đừng quên rằng nước ngọt của xương không cung cấp đủ dinh dưỡng mà trẻ cần ăn thêm phần thịt. Nên hầm riêng một nồi cháo nhừ. Mỗi bữa ăn của trẻ, nên múc cháo ra và cho thịt, cá, rau củ vào nấu chín từng bữa.

Giai đoạn ăn cơm: Bé đã đủ 20 cái răng là lúc có thể nhai cơm kỹ. Nếu cho con đi học thời điểm 18 tháng tuổi, nhà trường sẽ cho ăn cơm mềm và tập cho trẻ ăn các loại rau, củ bằng cách nấu canh hoặc súp hoặc cho trẻ ăn trái cây thái nhỏ.

5. Nên mua đồ sẵn hay tự nấu cho con?

Không có nghiên cứu khoa học hay bằng chứng xác thực nào phân rõ ranh giới tốt hơn giữa đồ ăn sẵn và đồ tự nấu.

Một gia đình hiện đại không nhất thiết phải dành toàn bộ thời gian để chuẩn bị thức ăn cho con, đặc biệt là người mẹ phải có thời gian để chăm sóc bản thân. Nếu xét về lợi ích cho cả gia đình thì bạn hoàn toàn có thể nuôi bé bằng thức ăn sẵn chất lượng cao, kết hợp với đồ ăn tự nấu.

Cả hai phương án đều được. Mua đồ ăn sẵn cũng giúp bố có thể chăm con tốt hơn khi mẹ có việc ra ngoài nhiều giờ.

Để bữa ăn của bé đúng chuẩn đòi hỏi mẹ phải cố gắng nhớ một vài nguyên tắc quan trọng. Con chính là người thầy giỏi nhất dạy mẹ phải nấu sau cho đúng, cho ngon. Đừng lo lắng, mẹ sẽ tiến bộ từng ngày.

Bên cạnh đó, mẹ có thể tìm hiểu thêm nhiều phương pháp khác như ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm tự chỉ huy sẽ giúp con hấp thu dưỡng chất một cách tối ưu.

Nếu chọn sai thời điểm, mẹ có thể khiến bé cưng chán ghét việc ăn dặm. Theo các chuyên gia, từ 4-6 tháng tuổi là thời điểm thích hợp để mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm.Tuy nhiên, đó chỉ là theo lý thuyết. Thực tế, mỗi bé sẽ có tốc độ phát triển khác nhau và thay vì tự ý quyết định, mẹ nên theo dõi để chắc chắn bé đã sẵn sàng cho một bước tiến mới.

6.Nguyên tắc cho bé ăn dặm lần đầu

Bạn nên bắt đầu cho bé ăn dặm bằng thức ăn gì? Câu trả lời là không có nguyên tắc tuyệt đối nào. Chỉ biết rằng các bác sĩ khuyên không nên bắt đầu bằng thịt. Phần lớn lời khuyên cho rằng nên bắt đầu bằng các món rau hoặc cháo sữa ngũ cốc và không được quên 4 nguyên tắc ăn dặm lần đầu sau:

  • Không hấp tấp vội vàng và tin tuyệt đối vào kinh nghiệm của người quen. Nếu nghi ngờ bất kỳ điều gì nên dừng lại ngay.
  • Không để ý chuyện bé ăn nhiều hay ít. Số lượng không quyết định chất lượng.
  • Không ép bé ăn vì bé sẽ sớm chán ghét chuyện ăn uống.
  • Chỉ cho bé ăn thức ăn mới khi cơ thể khỏe mạnh. Không thử nghiệm khi bé mọc răng, bị cảm, mệt.

Trường hợp sức khỏe bé không đảm bảo (sau tiêm chủng, người nhà hắt hơi sổ mũi với nguy cơ ngày hôm sau bé cũng sẽ bị sổ mũi), tốt nhất là nên đợi thêm một tuần cho tới khi mọi sinh hoạt trở lại bình thường mới bắt đầu cho bé ăn dặm

Lời ngỏ

Trên đây là những bí quyết mẹ nên lưu ý trước khi cho con bắt đầu một kỳ “thực tập” – ăn dặm đúng nghĩa.Chế độ dinh dưỡng, liều lượng phân bổ bữa ăn, các loại thực phẩm, nhóm chất cần thiết, nguyên tắc cho ăn… là những điểm quan trọng mẹ cần chú ý cho con trong thời gian này.

Cuối cùng,chúc các mẹ có một kỳ ăn dặm thành công cùng con, đừng quên tiếp tục theo dõi Home Care để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích cho chăm sóc và nuôi dạy con cái nhé!

XEM THÊM BÀI VIẾT

=> Hướng dẫn xây dựng thực đơn ăn dặm cho trẻ dưới 1 tuổi

=> Bật bí thực đơn ăn dặm cho trẻ dưới 6 tháng tuổi