Bí quyết câu Cá Chép bằng Ngô – Đồ Câu Tâm Nhàn
Rất nhiều lần trong quá trình đi câu ta gặp phải một tình trạng hết sức khó hiểu, đó là cần thủ lão làng dùng ngô làm mồi câu thì thường câu được cá lớn, có khi lên đến hàng chục ký, còn cần thủ mới tay nghề còn non thì thường không câu được gì mặc dù cũng dùng ngô để câu. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì, biện pháp khắc phục ra sao? Thực ra đây là do phương pháp và kĩ năng của bạn chưa đúng. Nếu bạn không biết cách khắc phục thì chắc chắn tình trạng này sẽ tiếp diễn dài dài.
Có 6 nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:
- Thứ nhất, điểm câu mà bạn lựa chọn không phải là khu vực nước tĩnh, hơn nữa bên dưới nước không hề có chướng ngại vật. ở những nơi thế này cá chép không có cách nào tập trung lại với nhau. Khi câu cá chép bạn cần nhớ rõ hai điều sau. Thứ nhất, bên dưới nước phải có nhiều đá và có nhiều kết cấu mương rãnh để thuận tiện cho cá chép ẩn nấp mới được, cho nên chúng tôi thường hay khuyến khích các cần thủ đi câu cá chép ở những nơi có địa hình phức tạp, mương rãnh và đá nhiều. Thứ hai đó là bên dưới nước phải có nhiều sinh vật thủy sinh là thức ăn tự nhiên của cá chép như cá con, tôm tép hoặc những con ốc nhỏ… . Cho nên khi đi câu cá chép bằng ngô ta nên chọn địa hình như thế này để câu được nhiều cá hơn, nhằm tránh lãng phí mồi câu.
- Thứ hai, mồi câu lẫn mồi đánh ổ đều là ngô thì cá chép rất khó để phân biệt một cách chính xác. Bởi vì nếu mồi câu và mồi đánh ổ đều y như nhau thì cá chép sẽ coi hai loại mồi này là một. Mà lượng mồi đánh ổ lại nhiều nên sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả câu cá. Cho nên khi đi câu cá chép, tuỳ theo thời tiết, nếu là mùa đông khi cá không có hứng thú ăn mồi thì việc dùng mồi cũng cần có những bí quyết riêng như sau: Thứ nhất, nếu bạn dùng ngô làm mồi đánh ổ và mồi câu thì nếu cá không ham ăn mồi bạn có thể đổi thành những loại có mùi tanh đậm như gói câu chép Vô Song Hua … để thay thế ngô làm mồi câu. Sự ngọ nguậy và vật vã của con mồi có thể kích thích ham muốn ăn mồi của cá chép. Điểm thứ hai đó là vào mùa đông nhu cầu ăn mồi động vật của cá chép sẽ cao hơn nhiều so với mồi thực vật cho nên lúc này ta sử dụng mồi câu có vị tanh sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Đối với mùa hè, chúng ta sử dụng các gói mồi câu có vị tanh ít đi, tăng vị thơm. Một số sản phẩm chép Hua như, Chép Đen Hua, Chép Cam Hua đều phối rất tốt, ngoài ra có thể thêm các vị khác.
- Thứ ba khi đi câu cá chép ta chọn vị trí đánh ổ không đúng, không theo nguyên tắc “ổ gần mồi xa” để câu. Có lẽ rất nhiều người chưa từng nghe đến khái niệm này, thực ra điều này rất đơn giản, đó là khi đi câu bạn nên rải mồi đánh ổ gần bờ 1 chút, còn mồi câu thì cách bờ xa một chút, như vậy khi mồi đánh ổ thu hút được cá bơi vào điểm câu rồi thì có thể dẫn dụ cá bơi đến gần bờ 1 chút, lúc này mồi câu sẽ dễ dàng xuất hiện bên cạnh cá chép. Còn nếu mồi đánh ổ của bạn rải vào vị trí chính giữa còn mồi câu lại rải sát bờ thì cá lớn sẽ tập trung ăn mồi đánh ổ tại chỗ nước sâu giữa hồ mà lại rất ít ăn mồi câu sát bờ, vì vậy ta cần chú ý đến vị trí rải mồi đánh ổ và mồi câu sao cho hợp lý.
- Thứ tư, tuỳ theo thời tiết mà tầng nước và độ sâu hoạt động của cá chép có sự thay đổi nhất định, mà những cần thủ mới chưa có kinh nghiệm thường không để ý đến vấn đề này để điều chỉnh dẫn đến tình trạng thường xuyên tìm không đúng tầng cá. Rất nhiều cần thủ mắc cùng 1sai lầm, đó là mặc định rằng cá chép là loài cá tầng đáy nên lúc nào cũng câu đáy. Thực tế không hẳn như vậy. Cá chép cũng có khi ngoi lên trên, hoặc bơi đến những chỗ nước cạn để tìm thức ăn. Khi nhiệt độ vẫn còn cao cá chép sẽ đến những chỗ dốc nhẹ có độ sâu khoảng 1-2m để kiếm ăn. Nhiệt độ càng cao cá chép sẽ càng ham thích ăn mồi. Thêm nữa là vào những ngày trời mù không có gió, lúc này khi đi câu cá chép bạn có thể hạ phao xuống dưới một tí để mồi câu hơi lơ lửng một tí, như vậy bạn áp dụng phương pháp câu lửng hay câu cách đáy sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Ở đây tôi muốn nhấn mạnh với các bạn một điều rằng, dù cho là cá ở tầng đáy đôi khi cá vẫn sẽ ngoi lên trên để hoạt động hoặc tìm kiếm thức ăn.
- Thứ năm, vào mùa đông, nước lạnh, nếu bạn dùng ngô đánh ổ thì có khả năng thời gian làm ổ sẽ khá lâu, cho nên ta cần chuẩn bị pha trộn thêm mồi đánh ổ mới để phòng trường hợp mồi đánh ổ bị dùng hết. Vậy khi câu cá chép bằng ngô vào mùa đông ta nên pha trộn mồi đánh ổ như thế nào cho đúng? Chúng ta có thể thực hiện theo nguyên tắc “5-5”, có nghĩa là 5 phần ngô, 5 phần mồi đánh ổ sương mù hóa nhanh. Vậy mồi đánh ổ sương mù hóa nhanh bao gồm những loại nào? Một số loại phụ gia để tăng sương mù như bông mịn, bông tuyết. Hua đều có những sản phẩm này chất lượng hàng đầu. Ngoài ra sử dụng cùng với tỉ lệ các gói mồi câu nhất định sau khi trộn đều chúng ta lấy ra làm mồi đánh ổ cũng có thể tăng cường khả năng dụ cá một cách rõ rệt.
- Thứ sáu, khi đi câu gặp phải khu vực có nhiều cá con, cá tạp, ta thường thấy có tình trạng có tín hiệu phao nhưng không hề câu trúng cá. Trong trường hợp này nếu sử dụng ngô làm mồi câu và áp dụng phương pháp câu Đài thì sẽ rất khó khăn. Cho nên bạn có thể thử áp dụng phương pháp câu phản đáy mới. Thực ra phương pháp này vô cùng đơn giản, chỉ cần thêm 1 chì neo, chì xuyên tâm vào giữa đường thẻo, sau đó trên viên mồi móc trên lưỡi câu ta làm thành một móc đáy và 1 móc treo, trên móc treo ta chỉ cần quấn một miếng xốp để lưỡi câu nổi lên trên là được. Và sau đó trên móc đáy và móc treo này ta lại móc thêm một vài hạt ngô là có thể bắt đầu câu được rồi. Ưu điểm của phương pháp câu phản đáy này là có thể làm cho cá nhỏ đi ăn mồi có tính sương mù hóa nhanh ở dưới ổ xả, còn cá chép thì lại ăn những hạt ngô móc trên lưỡi câu.
Bài viết này chúng ta nói về 6 cách mà các cần thủ lão làng áp dụng khi câu cá chép bằng ngô để câu cá. Hi vọng thông qua bài viết này có thể giúp cho các bạn khi câu cá chép vào mùa đông có thể thay đổi thói quen của mình, từ đó mang lại hiệu quả cao hơn. Chúc các bạn đi câu vui vẻ và thu hoạch được thật nhiều cá!