Bị ong đốt, phải làm gì? ⋆ Hồng Ngọc Hospital
Ong đốt là một tai nạn thường gặp ở trẻ em do hiếu động, nghịch ngợm. Có một số trường hợp bị loại ong vò vẽ đốt với nhiều vết chích trên cơ thể đã gây nên tình trạng rất nguy kịch, có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ.
Xử trí khi bị ong đốt:
Cần gắp ngòi nọc trên da sau khi bị ong chích để giảm nhiễm độc
Vì thế, khi bị ong chích, nếu có thể được, cần lấy bỏ ngòi nọc ong cắm trên da bằng cách dùng một cái nhíp nhỏ để gắp hoặc dùng một vật có bờ sắc để gạt nhẹ ngòi nọc ong.
Rửa sạch vết ong đốt bằng dung dịch thuốc tím từ 0,1 đến 0,2% hoặc nước vôi, nước sạch với xà phòng.
Sau đó đặt một miếng gạc ẩm, lạnh lên chỗ vết đốt. Nếu có sẵn nước đá lạnh, cuốn nước đá vào trong một miếng vải sạch đắp lên chỗ bị ong đốt để làm giảm sưng, đau. Nên tháo nhẫn ở ngón tay, vòng đeo tay ở cổ tay nơi có vết ong đốt để phòng tránh sự chèn ép mạch máu khi có hiện tượng phù nề. Cho nạn nhân nằm nghỉ ngơi nơi thoáng mát và uống nhiều nước.
Nếu nạn nhân có trên 10 vết ong đốt hoặc vết ong đốt ở vùng da đầu không nên bóp nặn vết đốt hay khi nạn nhân có biểu hiện đỏ da, nổi mề đay, triệu chứng ngứa lan rộng toàn thân… cần theo dõi, phát hiện các dấu hiệu dị ứng, nhiễm độc.
Nếu nạn nhân bị đau nhức nhiều, buồn nôn, nôn mửa, hoảng hốt, bồn chồn; bị kích thích, vật vã, tức ngực, khó thở… cần chuyển nạn nhân đến bệnh viện nơi gần nhất.
Khi bị ong đốt, nhất là loại ong vò vẽ đốt với nhiều vết chích trên cơ thể, đặc biệt là đối với trẻ em. Cần sơ cứu, xử trí ban đầu và chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được sự trợ giúp nhằm phòng tránh các nguy cơ hậu quả xấu có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến sức khỏe, kể cả tính mạng.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/