Bị lừa tiền qua mạng báo ai, tố cáo ở đâu, cách lấy lại tiền đã mất
Bị lừa tiền qua mạng báo ai, tố cáo ở đâu và thủ tục tố cáo khi bị lừa tiền qua mạng là vấn đề rất được nhiều người quan tâm khi bị lừa tiền qua mạng. Để hiểu rõ nên làm gì khi phát hiện có dấu hiệu của hành vi lừa đảo trên mạng, thủ tục trình báo công an và hành vi lừa đảo này sẽ bị xử phạt như thế nào, mời quý bạn đọc tham khảo bài viết Luật L24H dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Bị lừa tiền qua mạng
Nội Dung Chính
Các chiêu lừa đảo tiền qua mạng thực tiễn hiện nay
- Dựa trên thực tiễn có thể tổng hợp một số các chiêu thức lừa đảo tiền qua mạng hiện nay như:
- Sử dụng số điện thoại giả mạo, mạo danh cán bộ cơ quan chức năng như số điện thoại công an, Tòa án,…gọi điện yêu cầu chuyển tiền.
- Thông qua thương mại điện tử như: bán hàng online, lừa đảo trên shopee, lazada… làm cộng tác viên bán hàng, hay order hàng rồi yêu cầu chuyển tiền đặt cọc nhưng không giao hoặc giao hàng giả.
- Hách (hack) tài khoản mạng xã hội như facebook, zalo, messenger… để nhờ chuyển tiền, nhắn tin lừa đảo, kết bạn và hứa hẹn gửi quà rồi yêu cầu chuyển tiền thuế, phí để nhận quà.
- Tấn công mạng để chiếm đoạt tài khoản thông tin, nội dung các giao dịch, giả mạo các trang thông tin điện tử, các dịch vụ trực tuyến internet banking,… nhằm lấy cắp thông tin tài khoản của khách hàng sau đó thực hiện lệnh rút tiền.
>>> Xem thêm: Bị lừa đảo vay tiền online qua app làm sao lấy lại được tiền
Người bị hại nên làm gì khi bị lừa đảo tiền trên mạng
- Cách 1: Phản ánh đến trung tâm xử lý tin giả Việt Nam thông qua hòm thư: [email protected] hoặc truy cập Website: http://tingia.gov.vn hoặc gọi đến số tổng đài 18008108 để được hỗ trợ
- Cách 2: Gọi điện thoại đến đường dây nóng: 0692348560 của cục Cảnh sát hình sự
- Cách 3: Tố cáo hành vi lừa đảo trực tiếp đến cơ quan Công an
>>> Tham khảo thêm về: Cách lấy lại tiền khi bị lừa đảo trên mạng
Thủ tục tố cáo, trình báo công an
Bước 1: Khi phát hiện hành vi lừa đảo thì cần thu thập các bằng chứng rõ ràng, cụ thể nhất thể hiện cho hành vi lừa đảo như nội dung tin nhắn, số điện thoại, tài khoản ngân hàng đã lừa đảo chuyển khoản, hoặc biên lai hay các hình thức đã chuyển tiền khác, thông tin của người lừa đảo như hình ảnh nhận dạng, địa chỉ…
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ tố cáo gồm:
- Đơn tố giác, đơn trình báo công an
- Chứng minh nhân dân/căn cước công dân mã vạch/căn cước công dân gắn chip của bị hại (bản sao công chứng).
- Chứng cứ đã thu thập được
Bước 3: Gửi cho cơ quan công an cấp xã/ cấp huyện nơi người bị hại cư trú, sau đó phối hợp cùng với lực lượng cơ quan để tiến hành cho việc điều tra
Cơ sở pháp lý: Điều 145 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 được hướng dẫn bởi Chương II Thông tư liên tịch số 01/2022/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP-BLĐTBXH, 146 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2021
Đối tượng lừa đảo tiền qua mạng bị xử phạt như thế nào
Xử lý hành chính
Trường hợp chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì người vi phạm có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng với hành vi lừa đảo
Cơ sở pháp lý: điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình
Truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, nếu lừa đảo từ 02 triệu đến dưới 50 triệu hoặc dưới 02 triệu nhưng thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản;
- Gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an ninh;
- Tài sản bị lừa đảo là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
- Đã bị kết án về một trong các tội: cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, cướp giật tài sản, trộm cắp tài sản…chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạt tù từ 2 năm đến 7 năm tù nếu thuộc một trong các trường hợp:
- Phạm tội có tổ chức;
- Có tính chuyên nghiệp;
- Chiếm đoạt tài sản từ 50 đến dưới 200 triệu đồng;
- Tái phạm nguy hiểm;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
3. Phạt tù 7-15 năm tù nếu thuộc một trong các trường hợp:
- Người phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 đến dưới 500 triệu;
- Lợi dụng thiên tai dịch bệnh.
4. Phạt tù từ 12 đến 20 năm tù hoặc tù chung thân nếu thuộc một trong các trường hợp:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên;
- Lợi dụng chiến tranh, khẩn cấp.
Cơ sở pháp lý: Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.
>>> Xem thêm: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Đối tượng lừa đảo tiền qua mạng bị xử phạt như thế nào
Tư vấn thủ tục tố cáo khi bị lừa tiền qua mạng
- Tư vấn, phân tích mức độ hành vi lừa đảo và đưa ra những đề xuất, phương án giải quyết phù hợp cho Khách hàng
- Giúp khách hàng giải đáp thắc mắc như: bị lừa tiền qua mạng tố cáo ở đâu, báo cho ai; thủ tục nộp đơn tố cáo, nhận kết quả giải quyết tố cáo ở đâu, cách liên hệ với cơ quan công an để tố cáo lừa đảo qua mạng, số điện thoại công an, đường dây nóng tố cáo tội phạm…
- Soạn thảo mẫu đơn tố cáo tội phạm đối với hành vi lừa đảo qua mạng đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Trực tiếp tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng để tham gia tranh tụng tại Tòa án.
Tư vấn thủ tục tố cáo khi bị lừa tiền qua mạng
Có thể thấy hành vi lừa đảo tiền trên mạng hiện nay diễn ra khá phổ biến với nhiều chiêu lừa đảo hết sức tinh vi và nguy hiểm. Do đó, nếu trong trường hợp quý khách hàng đang gặp vấn đề bị lừa đảo trên mạng cần được tư vấn thủ tục tố cáo lừa đảo, cách thức thủ tục trình báo công an hay giải đáp các thắc mắc về việc khi bị lừa gạt qua mạng tố cáo ở đâu, thì báo cho ai, có lấy lại được không, lừa đảo bị phạt như thế nào,… vui lòng liên hệ đến luật sư hình sự của chúng tôi qua số hotline 1900.633.716 để được tư vấn luật miễn phí, kịp thời và nhanh chóng nhất. Xin cảm ơn!
☆
☆
☆
☆
☆
Scores: 4.42 (20 votes)
Thank for your voting!