Bị ‘hành kinh’ vào ngày mùng 1 Tết có sao không? – GUU.vn

Những ngày đầu năm của Tết Nguyên Đán có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và ảnh hưởng tới tài lộc trong cả một năm. Ngày mùng 1 Tết càng suôn sẻ thì năm mới sẽ càng thuận buồm xuôi gió và gặp nhiều may mắn. Tuy nhiên, nhiều chị em lại không may có kinh đúng vào mùng 1 tết.

Bị hành kinh vào ngày mùng 1 Tết có sao không?

Với tâm lý cho rằng mùng 1 tết có kinh nguyệt báo hiệu một năm kém may mắn, không phải chuyện hay nên chị em rất bài thị điều này. Bên cạnh đó, chị em cho rằng mùng 1 bị chảy máu là không sạch sẽ và cần phải kiêng kỵ đi đến chùa hay lễ lạt đầu năm.

Tuy nhiên, khi suy xét kỹ càng, hành kinh là một hiện tượng sinh lý rất tự nhiên của cơ thể nên chúng ta không thể điều khiển được theo ý muốn của bản thân. Do đó, dù là mùng 1 đầu tháng hay bất cứ ngày nào gặp đèn đỏ cũng không sao cả.

Bị 'hành kinh' vào ngày mùng 1 Tết có sao không?

Dù là mùng 1 đầu tháng hay bất cứ ngày nào gặp đèn đỏ cũng không sao cả

Chị em không cần phải lo lắng vì từ xưa đến nay theo quan niệm của ông cha ta hoàn toàn không hề đề cập đến vấn đề mùng 1 Tết bị hành kinh sẽ gây ảnh hưởng tốt hay xấu gì cả.

Chỉ có một chút vấn đề khi hành kinh trong ngày Tết đó là chị em sẽ có tâm trạng bực dọc, không vui. Chị em không được thoải mái để mặc được những bộ quần áo đẹp đã được chuẩn bị sẵn. Bên cạnh đó, chị em sẽ hay bị đau bụng, đau lưng, đau người nên không thể thoải mái vận động như ý muốn. Như vậy chị em chỉ cần biết cách kiểm soát kinh nguyệt và giữ tâm lý thoải mái là không sao cả.

Bị hành kinh vào ngày mồng 1 Tết nên kiêng gì?

Trong những ngày Tết, chị em sẽ phải đi lại nhiều để chúc Tết và tụ họp với bạn bè. Chị em nên lưu ý tránh vận động mạnh vì sẽ dẫn đến việc chảy máu nhiều hơn, hay bị đau bụng, đau lưng hơn.

Bị 'hành kinh' vào ngày mùng 1 Tết có sao không?

Bị hành kinh vào ngày mồng 1 Tết nên tránh vận động mạnh, vệ sinh sạch sẽ và có cách ăn uống phù hợp

Hạn chế dùng thức ăn mặn hoặc cay, thức uống có chất kích thích như rượu, bia, nước ngọt có ga vì sẽ tác động xấu đến đến độ dài ngắn của chu kỳ.

Nên uống nhiều nước và ăn nhiều hoa quả, bổ sung dưỡng chất kịp thời để tránh tình trạng mất máu, mất nước nhiều và giữ sức khỏe tốt nhất trong những ngày đầu năm.

Chú ý vệ sinh sạch sẽ để tránh nhiễm trùng, bẩn. Đều đặn 4 tiếng vệ sinh thay băng một lần.

Bị 'hành kinh' vào ngày mùng 1 Tết có sao không?

Quan niệm bị hành kinh vào ngày mùng 1 Tết kiêng kị đi lễ chùa là hoàn toàn sai lầm

Trong những ngày ngày, chị em được dặn là kiêng đi đền chùa hay kiêng thắp hương bàn thờ. Điều này xuất phát từ quan niệm cho rằng cơ thể chị em không sạch sẽ, một phần lí do nữa là do quỷ thần cấp thấp kỵ máu tanh nên sẽ nổi giận, trách phạt. Đây chỉ là tam sao thất bản và lâu dần thành điều kiêng kị đi lễ chùa ngày Tết.

Quan niệm kiêng kị đi lễ chùa ngày mùng 1 Tết là hoàn toàn sai lầm. Theo lời dạy của Phật thì chúng sinh đều bình đẳng. Vì đây chỉ là hiện tượng tự nhiên nên chúng ta không cần quá dè dặt. Chỉ cần thành kính đứng trước ban Phật thì ắt sẽ được chứng tâm.

Có nên dùng thuốc điều hòa kinh nguyệt để để điều chỉnh không cho rơi vào ngày Tết không?

Lời khuyên ở đây là không nên dùng thuốc mà cứ để thuận theo tự nhiên. Dùng thuốc sẽ gây tác động thay đổi lượng hóc môn trong cơ thể, có thể gây rối loạn chu kỳ của những tháng tiếp sau đó. Ngoài ra, chị em sẽ có thể bị phù nề, ứ nước, bực dọc không vui kéo dài.

Bị 'hành kinh' vào ngày mùng 1 Tết có sao không?

Chỉ cần chị em chuẩn bị sẵn sàng tâm lý và chú ý bổ sung dưỡng chất là có thể vô tư đón Tết Nguyên đán

Tóm lại, chị em không cần quá lo lắng Bị hành kinh vào ngày mùng 1 Tết có sao không. Chỉ cần chị em chuẩn bị sẵn sàng tâm lý và chú ý bổ sung dưỡng chất là có thể vô tư đón Tết Nguyên đán thật vui vẻ.

La Đặng