“Bết bát” vì Covid 19: Doanh nghiệp nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể?
Theo Chỉ thị 16/CT-TTg, những doanh nghiệp sản xuất mặt hàng thiết yếu vẫn được hoạt động. Còn những doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề không thiết yếu không được phép hoạt động, tình hình kinh doanh trở nên “bết bát”. Đứng trước bờ vực thua lỗ, những doanh nghiệp này đang phải cân nhắc nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể.
Phân biệt giải thể và tạm ngừng kinh doanh.
Tiêu chí
Giải thể
Tạm ngừng kinh doanh
Khái niệm
Là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đã chấm dứt tư cách pháp nhân và các quyền, nghĩa vụ liên quan của doanh nghiệp.
(theo khoản 6 Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).
Là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian
ngừng hoạt động nhưng không chấm dứt tư cách pháp nhân.
(theo khoản 1 Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).
Điều kiện
Doanh nghiệp phải bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là các chủ nợ sẽ được thanh toán đầy đủ các khoản nợ theo thứ tự pháp luật quy định.
Chỉ cần nộp thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh trong vòng 03 ngày kể từ bắt đầu tạm ngừng kinh doanh
Thủ tục
– Bước 1: Chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp (nếu có)
– Bước 2: Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp
– Bước 3: Công bố giải thể doanh nghiệp
– Bước 4: Thanh lý tài sản, thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp
– Bước 5: Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng của doanh nghiệp sau khi đã hoàn thành xong nghĩa vụ thanh toán
– Bước 1: Chậm nhất 03 ngày trước ngày tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp nộp hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh lên cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
– Bước 2: Trong vòng 03 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, cơ quang đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và trao giấy xác nhận về việc tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp
Thời gian thực hiện
Ít nhất 180 ngày kể từ ngàng gửi quyết kinh giải thể
03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh
Hậu quả pháp lý
– Chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp, chấm dứt tư cách pháp nhân.
– Mã số thuế của doanh nghiệp.
– Chỉ tạm ngừng kinh doanh trong một thời gian nhất định, cụ thể là 01 năm và có thể tạm ngừng nhiều lần hoặc trở lại kinh doanh trước khi hết thời hạn này.
– Vẫn có tư cách pháp nhân.
– Trong thời gian tạm ngừng không phải đóng thuế, nộp tiền BHXH và thanh toán lương cho người lao động.
Tóm lại, khi có ý định ngừng hoạt động, chủ doanh nghiệp cần nắm rõ những điểm khác biệt chính giữa tạm ngừng kinh doanh và giải thể doanh nghiệp như sau:
– Tạm ngừng kinh doanh chỉ là tình trạng doanh nghiệp ngừng kinh doanh trong một thời gian. Còn giải thể doanh nghiệp là chấm dứt tư cách pháp nhân của doanh nghiệp, trường hợp muốn trở lại hoạt động sau khi giải thể thì phải thành lập doanh nghiệp mới.
– Thủ tục tạm ngừng kinh doanh đơn giản, nhanh gọn. Thủ tục giải thể khá mất thời gian, doanh nghiệp phải hoàn thành xong các nghĩa vụ về thuế, BHXH, tiền lương, các khoản vay mới được phép giải thể.
Xem chi tiết: “Lao đao” vì Covid-19, doanh nghiệp chọn phá sản hay giải thể?
Doanh nghiệp chọn tạm ngừng kinh doanh hay giải thể (Ảnh minh hoạ)
Doanh nghiệp nên chọn tạm ngừng kinh doanh hay giải thể
Hiện nay, dưới ảnh hưởng của dịch bệnh Covid – 19, mặc dù những ngành, nghề thiết yếu vẫn được phép hoạt động nhưng sức tàn phá của nó đối với đa số các doanh nghiệp là không thể tránh khỏi.
Một số doanh nghiệp bị ảnh hưởnh nặng nề dẫn đến tình trạng chủ doanh nghiệp phải quyết định ngừng kinh doanh, tuy nhiên việc lựa chọn hình thức tạm ngừng hoạt đông hay giải thể sẽ phụ thuộc vào tình hình hiện tại của mỗi doanh nghiệp, cụ thể:
– Doanh nghiệp nên lựa chọn tạm ngừng kinh doanh khi:
+ Vẫn đủ khả năng tài chính cho việc phục hồi, trở lại sản xuất, kinh doanh.
+ Có ý định tái cơ cấu công ty, hoạch định lại các chiến lược và mục tiêu kinh doanh.
+ Số lượng lao động ít hoặc không thuê lao động. Sở dĩ, do việc tạm ngừng kinh doanh dài sẽ dẫn đến tình trạng người lao động không có thu nhập rồi xin nghỉ việc , vì vậy những công ty có nhiều lao động nên cân nhắc có nên tạm ngừng kinh doanh hay không?
– Doanh nghiệp nên lựa chọn giải thể doanh nghiệp khi:
+ Tình hình kinh doanh thua lỗ, thiệt hại năng nề do dịch bệnh. Doanh nghiệp nhận thấy không còn khả năng để phục hồi sản xuất, kinh doanh
+ Công ty có nhiều lao động, không còn khả năng thanh toán BHXH, tiền lương cho NLĐ, các chi phí khác trong thời gian dịch bệnh.
Lưu ý: Không nhất thiết vì kết quả kinh doanh “bết bát”, không còn khả năng phục hồi mà doanh nghiệp lựa chọn luôn việc giải thể. Doanh nghiệp có thể thông báo tạm ngừng kinh doanh. Thời gian tạm ngừng kinh doanh là lúc để doanh nghiệp lên phương án khắc phục thiệt hại, cơ cấu lại tổ chức nhằm vượt qua khó khăn do dịch bệnh.
Tóm lại doanh nghiệp không nên vội vàng làm thủ tục giải thể doanh nghiệp trong giai đoạn ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid – 19.
Nếu có thắc mắc liên quan đến vấn đề này, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.