Bệnh viện Trưng Vương- thông tin, chỉ dẫn và đánh giá đầy đủ

QUI TRÌNH KHÁM BỆNH ĐỐI VỚI NGƯỜI BỆNH CÓ THẺ BẢO HIỂM Y TẾ (BHYT)

Bước 1: Lấy số thứ tự: Có hai cách lấy số thứ tự

*Đến trực tiếp tại quầy lấy số. Sáng từ 7 giờ đến 11 giờ, chiều từ 13 giờ đến 16 giờ.

*Hoặc gọi tổng đài 1080 trong vòng 48 giờ để được cấp số thứ tự, hẹn giờ và quầy tiếp nhận.

Bước 2: Tại Quầy tiếp nhận: Gồm các quầy số 16, 17, 18, 19. Quầy số 16 ưu tiên cho các đối tượng theo qui định (người già trên 80 tuổi, phụ nữ có thai trên 6 tháng, người bị thương tật…). Tại đây người bệnh trình thẻ BHYT và giấy tờ tùy thân. Sau kiểm tra hợp lệ và cấp số tiếp nhận, người bệnh được hướng dẫn đến phòng khám bệnh.

Bước 3: Tại Phòng khám bệnh: Phòng khám bệnh được đánh từ số 8 cho đến 27, tùy theo chuyên khoa. Khi đến phòng khám bệnh, ngừơi bệnh nộp sổ khám bệnh nơi nộp sổ của mỗi phòng và chờ gọi tên theo thứ tự.

Bước 4: Chỉ định điều trị bằng thuốc:

*Người bệnh mang sổ khám bệnh và đơn thuốc đến quầy số 13, 14, 15 thanh tóan viện phí để đóng viện phí.

*Nhận lại thẻ BHYT, sổ khám bệnh tại quầy số 16.

*Lãnh thuốc tại các quầy số: 12.

Bước 5.Thực hiện các chỉ định cận lâm sàng: Tùy theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể thực hiện các chỉ định số phòng

Khi có đủ kết quả các chỉ định cận lâm sàng, người bệnh trở lại phòng khám bệnh, bác sĩ xem kết quả cho chỉ định điều trị, và thực hiện bước 4

Bước 6. Chỉ định nhập viện: Trong thời gian chờ hoàn tất hồ sơ nhập viện, người bệnh đóng tiền tạm ứng trước khi nhập viện. Số tiền tạm ứng từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng

Bệnh viện Trưng Vương

Điều kiện để người có thẻ BHYT đến khám bệnh được hưởng quyền lợi BHYT

– Khi đi khám bệnh phải mang theo thẻ BHYT và chứng minh nhân dân (Bản chính) hợp lệ.

– Thông tin cá nhân có trong thẻ BHYT gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính phải đúng với các thông tin cá nhân có trong chứng minh nhân dân và còn thời hạn sử dụng, không được tẩy, xóa, mất chữ.

– Thẻ BHYT phải được đóng dấu của cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi cấp.

– Nếu người bệnh đến khám bệnh không đúng nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu phải có giấy giới thiệu của nơi đăng ký khám bệnh ban đầu. Nếu không có giấy giới thiệu của nơi đăng ký khám bệnh ban đầu, người bệnh được chỉ được hưởng 30% tổng chi phí (phải thanh toán 70% tổng chi phí).

– Trường hợp cấp cứu người bệnh chỉ cần thẻ BHYT hợp lệ và giấy tờ tùy thân hợp lệ là đủ (Không cần giấy giới thiệu của nơi đăng ký BHYT ban đầu).