Bệnh sán lá gan là gì?

Sán lá gan thường kí sinh trong các ống mật và gây bệnh chủ yếu về gan ở các động vật nhai lại như trâu, bò…, ít kí sinh và gây bệnh ở người. Sán có thể di chuyển đến kí sinh ở một số cơ quan khác của chủ thể như phúc mạc, tĩnh mạch hay tổ chức dưới da.

1Bệnh sán lá gan là gì?

Sán lá gan (Tên khoa học: Fasciola) là một bệnh nhiễm ký sinh trùng mạn tính ở đường mật do việc ăn thực phẩm có sán lá gây nhiễm khuẩn hoặc uống nước chưa được đun sôi.
Người nhiễm bệnh thường mệt mỏi, biếng ăn, sốt thất thường, da xanh, đau nhiều khớp, đau cơ, đỏ da, khó thở hoặc có ban dị ứng, mẩn ngứa ngoài da.

Bệnh sán lá gan là gì

2Nguyên nhân gây bệnh sán lá gan

Trong thực tế, người bị nhiễm bệnh có thể do vô tình tiêu thụ thực vật tươi sống nhất định như gan cừu, dê và các loại gia súc.

Sán lá gan ký sinh chủ yếu ở động vật ăn cỏ như trâu, bò, cừu,…thậm chí ở cả chó ,mèo. Đặc biệt, ốc là vật chủ ký sinh của ấu trùng sán lá gan lớn.

Ở môi trường ngoài, trứng sán nở thành ấu trùng lông ký sinh trong ốc rồi phát triển thành ấu trùng đuôi. Ấu trùng đuôi rời khỏi ốc, vào nước và bám vào các loại thực vật sống trong nước để trở thành các nang trùng. Khi người ăn, uống trúng các nang trùng này sẽ bị nhiễm sán.

Đường truyền bệnh sán lá gan chủ yếu là thông qua tiêu thụ thực vật như rau cả xoong, rau diếp nước, bạc hà và mùi tây.

Một khi đã thâm nhập vào cơ thể, sán lá gan cư trú trong ống mật nhỏ ở gan và túi mật. Chúng có thể ký sinh ở đó khoảng 20 – 30 năm gây các bệnh về đường mật cho vật chủ.

Sán lá gan trưởng thành đẻ 2000 – 4000 trứng mỗi ngày và trứng lại được thải qua đường mật và phân của người nhiễm bệnh. Chu kỳ này lặp lại thông qua việc ăn sống các loại cá nước ngọt.

Nguyên nhân gây bệnh sán lá gan

3Triệu chứng của bệnh sán lá gan

Mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh sán lá gan, trong đó lứa tuổi mắc bệnh nhiều nhất là 30 – 40 tuổi và nữ có khả năng mắc bệnh cao hơn từ 2 – 2,5 lần so với nam.

Có 2 loại bệnh sán lá gan là nhiễm sán lá gan lớn và nhiễm sán lá gan nhỏ.

Bệnh nhân nhiễm sán lá gan lớn thường có các triệu chứng như đau vùng hạ sườn phải lan về phía sau hoặc đau vùng thượng vị và mũi ức, tính chất đau có lúc âm ỉ, có lúc dữ dội, cũng có trường hợp không đau bụng. Ngoài ra, bệnh nhân có thể mệt mỏi, có cảm giác đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, có thể sốt hoặc đau khớp, đau cơ và mẩn ngứa…

Bệnh nhân nhiễm sán lá gan nhỏ thường có triệu chứng đau tức vùng gan, rối loạn tiêu hóa (biếng ăn, bụng khó tiêu). Đôi khi bệnh nhân còn có biểu hiện sạm da, vàng da và dấu hiệu gan to hay xơ gan tùy theo mức độ của bệnh.

Khi bị nhiễm sán lá gan lớn, tình trạng áp-xe gan rất dễ chẩn đoán nhầm với ung thư gan. Để chẩn đoán chính xác, nên lưu ý hỏi tiền sử có ăn một số rau chưa nấu chín (rau muống, rau xà lách xoong, ngó sen…) hoặc ăn ốc chưa nấu kỹ hay không? Và có sống ở địa phương có nhiều người bị sán lá gan hay không?

Triệu chứng của bệnh sán lá gan

4Điều trị bệnh sán lá gan

Điều trị sớm, dùng thuốc đặc hiệu và đủ liều, có thể điều trị hỗ trợ khi cần thiết để nâng cao thể trạng cho bệnh nhân.

Hiện nay đã thuốc điều trị đặc hiệu với loại bệnh này. Tuy nhiên, người bệnh không tự mua thuốc để điều trị, cần có chỉ định và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa. Trong trường hợp điều trị nội khoa tiến triển chậm có thể kết hợp điều trị ngoại khoa như chọc hút dịch, mủ áp-xe…

Cần lưu ý những trường hợp chống chỉ định điều trị cho phụ nữ có thai, những người đang bị bệnh cấp tính hoặc suy tim, suy gan, suy thận, bệnh tâm thần…, hoặc cơ địa dị ứng với thuốc cần dùng.

Điều trị bệnh sán lá gan

5Cách phòng tránh bệnh sán lá gan

Để tránh mắc bệnh, chúng ta không nên ăn rau hoặc ốc nấu chưa chín, gan sống từ cừu, dê và gia súc, trái cây và rau quả được trồng gần đồng cỏ chăn thả gia súc.

Ngoài ra, trong trường hợp muốn ăn sống thực vật tươi thì nên rửa thật sạch hoặc ngâm chúng trong dung dịch muối trong 5 đến 10 phút.

Đặc biệt, không nên uống nước chưa đun sôi và luôn rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn.

Cách phòng tránh bệnh sán lá gan

Bệnh sán lá gan là một căn bệnh không nguy hiểm, nhưng việc phòng tránh bệnh là vẫn hơn. Hi vọng với bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này nhé.

An Khang

Hơn 4 năm trước

98
0


Bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh Duy

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới