Bé 9 tháng biết làm gì và cách chăm sóc bé khỏe, thông minh
Nội Dung Chính
1. Khám phá sự phát triển của bé 9 tháng tuổi
Ở giai đoạn 9 tháng tuổi, bé gái có thể nặng từ 6,6-10,4kg và cao khoảng 65,3 – 75cm. Trong khi trọng lượng của bé trai chừng 7,2 – 10,9kg và chiều cao có thể đạt từ 67,7 – 72cm.
Lúc này, sự háo hức khám phá thế giới xung quanh của con càng thể hiện rõ rệt hơn. Mẹ có thể thấy con bò, trườn, lăn lộn, đứng dậy để với lấy đồ vật ở xung quanh mình. Đồng thời, con còn nhận biết được người thân hoặc đồ vật ở khoảng cách xa, từ đó cố gắng di chuyển về phía trước.
Không chỉ bị thu hút bởi những gì bản thân nhìn thấy và chạm được, con còn chú ý đến những tiếng động hoặc âm thanh lạ và tìm hiểu xem chúng phát ra từ đâu.
Trẻ 9 tháng tuổi chậm mọc răng có sao không?
Theo lịch mọc răng sữa, trong thời gian từ tháng thứ 9 tới tháng thứ 13, các bé sẽ có 4 chiếc răng cửa hàm trên. Nếu đã bước sang tháng tuổi thứ 9 mà bé vẫn chưa mọc răng nào thì đây là trường hợp mọc răng quá muộn, mẹ cần cho bé đến khám răng xem có bất thường gì không.
Ngoài ra, để kích thích nướu răng trẻ phát triển, mẹ nên kết hợp song song cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết và cho bé tập nhai thức ăn thô.
2. Bé 9 tháng biết làm gì? Các cột mốc phát triển về vận động, giao tiếp, nhận thức và cảm xúc
Sau đây là những cột mốc phát triển của bé 9 tháng tuổi mẹ cần lưu ý:
2.1. Sự phát triển về kỹ năng vận động của trẻ 9 tháng tuổi
Bé 9 tháng tuổi đã biết tận dụng các vật dụng xung quanh để đứng hoặc bò lên. Đồng thời, con cũng có thể bò thành thạo hơn, thậm chí một số bé còn tự “sáng tạo” ra những kiểu bò độc đáo như bò lùi, bò bằng một chân,…
Không chỉ vậy, trẻ còn có thể tự ngồi vững và cầm nắm, lấy đồ ăn hoặc bóp chúng rồi ném lung tung khắp nhà. Ngoài ra, mẹ còn có thể bắt gặp những khoảnh khắc đáng yêu của con khi vẫy tay chào tạm biệt người thân, vừa bò vừa cầm đồ chơi bằng một tay, thay đổi liên tục từ bò sang ngồi xuống,…
2.2. Kỹ năng giao tiếp
Vậy bé 9 tháng biết làm gì nữa? Mẹ sẽ thích thú với những âm thanh bập bẹ “bababababa” hay “mamamama” của con, vì lúc này trẻ đã có khả năng kết hợp nguyên âm và phụ âm. Con cũng rất thích nhìn miệng của người nói và bắt chước ê a theo. Đồng thời, bé còn có thể chỉ hoặc ra hiệu để cha mẹ biết món đồ mà con yêu thích. Đặc biệt, bé 9 tháng tuổi đã biết bắt chước các hành động của người lớn mà con nhìn thấy.
2.3. Sự phát triển về nhận thức
Cùng với sự tò mò với thế giới xung quanh, khả năng nhận thức của con cũng không ngừng phát triển. Bé bắt đầu hiểu các mệnh lệnh đơn giản như vỗ tay theo giai điệu bài hát hay phát ra những âm thanh mẹ yêu cầu. Với thế giới đồ vật xung quanh, con có thể ghi nhớ vị trí món đồ cụ thể, hoặc linh hoạt di chuyển chúng từ tay này sang tay kia, thậm chí là đưa vào miệng để khám phá mùi vị.
Ngoài ra, khả năng bắt chước của con cũng phát triển mạnh mẽ trong độ tuổi này, con sẽ ghi nhớ và làm theo những hành động đã nhìn thấy trước đó. Đồng thời, con cũng nhận biết rõ hơn về khẩu vị của bản thân, nên sẽ thể hiện sự yêu thích hoặc không thích với một món ăn bất kì.
2.4. Bất ngờ những thay đổi về cảm xúc
Khi nhận thức được mở rộng hơn, trẻ cũng biết bày tỏ và phân biệt cảm xúc rõ ràng hơn. Nhưng vì còn quá non nớt nên cảm xúc của con cũng dễ thay đổi khi gặp tình huống không như mong muốn. Chẳng hạn như bé sẽ cảm thấy vui vẻ khi được cha mẹ hoặc người thường xuyên gần gũi bên cạnh bồng bế. Nhưng khi mọi người rời đi hoặc có sự xuất hiện của người lạ, con sẽ khóc và có phản ứng la hét vì lo sợ, căng thẳng. Đặc biệt, trẻ có thể quấy khóc, khó chịu nếu cha mẹ làm gì không đúng ý của con.
3. Chăm sóc trẻ 9 tháng tuổi như thế nào đúng cách?
Bên cạnh tìm hiểu bé 9 tháng biết làm gì, mẹ cũng cần lưu ý chăm sóc con đúng cách giúp trẻ phát triển ổn định và toàn diện:
3.1. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho trẻ
Bước vào độ tuổi 9 tháng, nhu cầu trẻ cần là 750 – 900 calo mỗi ngày, trong đó, khoảng 400 – 500 calo đến từ sữa mẹ (tương đương 720 ml sữa). Do đó, trường hợp mẹ ít sữa hoặc không có sữa thì sử dụng sữa công thức là lựa chọn thay thế phù hợp. Đặc biệt, mẹ nên ưu tiên chọn sữa vị thanh nhạt tự nhiên, gần gũi để bé dễ làm quen; đạm sữa nhỏ, mềm giúp dễ tiêu hóa và hấp thu.
Điển hình là Friso Gold – dòng sữa dinh dưỡng được nhiều mẹ ưa chuộng và tin chọn rộng rãi.
Friso Gold được sản xuất theo quy trình xử lý nhiệt một lần (từ sữa tươi thành sữa bột) giữ trọn vẹn hơn 90% phân tử đạm sữa mềm, nhỏ, tự nhiên. Nhờ đó hệ tiêu hóa non nớt của trẻ dễ dàng tiếp thu, giúp đi phân khuôn tốt, hạn chế tình trạng táo bón.
Hơn nữa, công thức sữa Friso Gold còn bổ sung chất xơ GOS và 5 loại Nucleotides hỗ trợ “đội quân” lợi khuẩn hoạt động tích cực. Qua đó tăng cường sức khỏe đường ruột, giúp bé yêu có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hấp thu nhanh các dưỡng chất có trong sữa, giảm hẳn các vấn đề về tiêu hóa.
Không chỉ vậy, Friso Gold còn là thức uống khoái khẩu của nhiều trẻ nhờ vị thanh nhạt, dễ uống, hợp vị, kích thích trẻ uống ngon và nhiều ngay từ lần đầu nếm thử.
Khám phá thêm về dòng sản phẩm Friso Gold tại https://www.friso.com.vn/friso-gold
Ngoài uống sữa, mẹ có thể nấu cháo, bột hoặc món hầm – nhừ để kích thích vị giác của bé. Đồng thời, mẹ cần tham khảo một số thực phẩm trẻ 9 tháng tuổi có thể ăn như: trái cây và rau xay nhuyễn, rau hấp cắn vụn, trái cây mềm (như chuối, bơ xoài,…), mì ống nấu chín mềm, gà xé sợi, sữa chua, cháo yến mạch,…
Tuy nhiên, mẹ cần ghi nhớ, hệ tiêu hóa của bé 9 tháng tuổi vẫn chưa sẵn sàng để tiếp nhận một số loại thực phẩm. Chẳng hạn, từ 1 tuổi trở lên, cơ thể bé mới thích ứng được với độc tố của vi khuẩn Clostridium Botulinum có trong mật ong nên mẹ cần để mật ong tránh xa khi bé mới chỉ 9 tháng tuổi.
Một số thực phẩm khác cũng không phù hợp với trẻ 9 tháng tuổi có thể kể đến như bơ đậu phộng, trái cây chua, các loại thức ăn nhiều chất béo,…
>> Tìm hiểu thêm: Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi khỏe mạnh, đủ chất
3.2. Bảo đảm giấc ngủ của bé 9 tháng
9 tháng tuổi là giai đoạn con vận động và vui chơi nhiều nên ban đêm sẽ hay giật mình tỉnh giấc. Đồng thời, vì bé đang học các kĩ năng mới như đi, đứng, bò, trườn nên thay vì nằm yên để ngủ con sẽ tập luyện mà quên giờ giấc. Vì thế mẹ cần chú ý cho bé đi ngủ đúng giờ, đúng cữ. Để trẻ ngủ ngon và không quấy khóc, mẹ có thể áp dụng một số “mẹo” sau đây:
• Tạo cho con không gian ngủ yên tĩnh, an toàn.
• Đảm bảo con đã no bụng trước khi ngủ.
• Tập cho con thói quen ngủ bằng cách nhận biết sáng – tối.
• Giúp trẻ cảm thấy thư giãn trước khi ngủ bằng cách tắm và thay quần áo sạch sẽ cho con, đọc truyện cho bé nghe, mở đèn mờ,…
• Hạn chế thời gian ngủ ngày của con trong khoảng 1-2 tiếng.
3.3. Tăng cường các hoạt động tương tác và chơi đùa
Phụ huynh nên giao tiếp với trẻ bằng nhiều hình thức khác nhau như đọc sách cho con nghe, kể chuyện, hát cùng trẻ, trò chuyện về những việc đã làm trong ngày,… Đặc biệt không thể thiếu các hoạt động tương tác như chỉ vào đồ vật rồi dạy trẻ nói theo tên của chúng, giúp con nhận biết màu sắc, gọi tên đồ vật, con vật trong sách… Ngoài ra, nếu trong nhà có thành viên sử dụng lưu loát ngoại ngữ thì nên thường xuyên cho trẻ tiếp xúc để phát triển kỹ năng ngôn ngữ.
3.4. Theo dõi để đảm bảo an toàn cho bé
Trẻ 9 tháng đã biết làm rất nhiều hành động (cầm, nắm, bắt…) và tò mò về thế giới xung quanh. Vì thế mẹ cần:
• Tránh để dây điện treo lủng lẳng trên nền nhà – khu vực trẻ có thể bò tới.
• Đảm bảo môi trường sống của con không có thuốc lá hoặc ác chất gây nghiện.
• Sử dụng cổng chắn cầu thang, rào chắn quanh hồ bơi để phòng tránh trẻ bị té.
• Đảm bảo không để nước sôi, các nút vặn của bếp lò không nằm trong khu vực trẻ có thể với chạm tới.
• Cất các vật dụng sắt nhọn khỏi tầm với của bé.
• Đảm bảo kệ sách, bàn ghế, tivi, đồ nặng trong nhà không có khả năng đổ ngã vào người trẻ.
• Nên bọc các cạnh bàn, ổ điện để tránh trẻ va chạm gây tổn thương.
• Trang bị máy báo khói trong nhà và thường xuyên thay pin.
• Ghi nhớ số điện thoại của cơ quan kiểm soát chất độc trong khu vực.
3.5. Đưa trẻ đi tiêm chủng
Mẹ cần cập nhật lịch tiêm chủng đầy đủ vì trẻ 9 tháng tuổi cần được thực hiện nhiều mũi tiêm phòng để ngăn chặn các bệnh lý nguy hiểm. Theo đó, trẻ 9 tháng tuổi sẽ được tiêm các mũi: vắc phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu B+C, vắc xin phòng bệnh sởi, vắc xin phòng bệnh thủy đậu và vắc xin phòng viêm não Nhật Bản (*).
* Lưu ý: Các mũi tiêm chỉ mang tính chất tham khảo. Mẹ hãy liên hệ bác sĩ hoặc trạm y tế gần nhất để được hướng dẫn tiêm phòng cho trẻ chính xác nhất.
3.6. Các lưu ý khác
Các lưu ý sau cũng cần được ghi nhớ để mẹ có thêm kinh nghiệm nuôi trẻ 9 tháng tuổi tốt hơn:
• Vệ sinh đồ chơi: Với tính tò mò, con có xu hướng đưa bất cứ món đồ nào vào trong miệng. Do đó, mẹ nên thường xuyên vệ sinh đồ chơi của con sạch sẽ. Lưu ý, không cho con chơi những món đồ quá nhỏ hoặc sắt nhọn.
• Hạn chế cáu gắt với trẻ khi con cầm, ném đồ ăn văng ra sàn nhà: Vì khi nhìn thấy cha mẹ giận dữ con sẽ càng hoảng sợ và la hét nhiều hơn. Thay vì vậy, mẹ nên nhẹ nhàng vỗ về, dạy bảo con.
• Hỗ trợ con tập đi: Để con cảm thấy an tâm hơn trong hành trình tập đi, phụ huynh hãy trở thành “tay vịn” để con bám chắc trong từng bước đi. Ngoài ra, mẹ không nên để con phụ thuộc vào xe đi vì sẽ tạo cho con thói quen di chuyển bằng mũi chân và ngón chân, thay vì cả bàn chân.
Biết được bé 9 tháng biết làm gì có phải càng khiến mẹ thêm thích thú mong đợi con khôn lớn không? Để hạnh phúc ngắm nhìn con yêu phát triển khỏe mạnh từng ngày, ngoài chế độ dinh dưỡng đầy đủ, mẹ đừng quên kết hợp cho con uống sữa Friso giúp trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, phát triển vững vàng từ bên trong nhé!