Bé 6 tháng tuổi biết làm gì và bố mẹ nên chăm sóc trẻ thế nào?
Trí não & Nhận thức – 02/04/2020
“Bé 6 tháng tuổi biết làm gì?” là mối quan tâm nhiều bố mẹ. Vậy trong giai đoạn này, bé yêu sẽ có những đổi như nào, bố mẹ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
“Em bé 6 tháng tuổi biết làm gì?” là câu hỏi mà rất nhiều bố mẹ, đặc biệt là những bố mẹ có con lần đầu và con đang trong độ tuổi này. Việc hiểu rõ được các mốc phát triển của con sẽ giúp bố mẹ có một chế độ chăm sóc và nuôi dạy bé phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bố mẹ giải đáp câu hỏi này một cách đầy đủ và chi tiết nhất.
Nội Dung Chính
1. Bé 6 tháng tuổi biết làm gì?
6 tháng tuổi là một mốc phát triển mới của trẻ nhỏ. Bé sẽ dần có sự tăng trưởng rõ rệt và phát triển thêm nhiều kỹ năng mới về: vận động, giao tiếp, đa giác quan cũng như khả năng nhận thức.
1.1. Sự tăng trưởng của bé 6 tháng
Ở giai đoạn 6 tháng tuổi, trọng lượng của bé yêu đã tăng hơn nhiều so với trước. Tuy nhiên, lúc này, bé không còn tăng trưởng nhanh như giai đoạn trước. Trung bình mỗi tháng bé có thể tăng được 28 gram. Bên cạnh đó, chiều cao của bé cũng tăng chậm lại đôi chút: mỗi tháng bé chỉ cao thêm khoảng 1.27 cm.
1.2. Bé 6 tháng tuổi biết làm những gì về mặt giao tiếp?
Khả năng giao tiếp của bé yêu trong giai đoạn này cũng phát triển đáng kể. Bé đã mỉm cười và thậm chí là cười thành tiếng khi được người khác đùa giỡn cùng. Ngoài ra, bé cũng biết bập bẹ những tiếng nói đầu đời như: “ma – ma”, “ba – ba”.
Với những người thân quen, bé cũng có nhiều cảm nhận rõ nét hơn và cảm thấy vui mừng khi nhìn thấy bố mẹ. Cũng chính vì thế, bé cũng bắt đầu biết sợ người lạ và cảm thấy hoang mang với những trường hợp bé chưa từng trải nghiệm.
1.3. Bé sơ sinh 6 tháng tuổi biết làm gì về mặt vận động?
Giai đoạn 6 tháng tuổi cũng là thời điểm khả năng vận động của bé phát triển vượt bậc. Bé có thể tự ngồi lên mặc dù ban đầu, bé có thể cần bố mẹ hỗ trợ đôi chút nhưng dần dần, khi cứng cáp hơn, bé có thể tự ngồi một cách dễ dàng. Không những vậy, bé có thể nằm ngửa, nằm sấp với nhiều tư thế khác nhau. Một số bé ở giai đoạn này có thể biết trườn hoặc chí là bò quanh nhà. Với bé, việc nâng tay cầm nắm hay lấy những món đồ chơi bé thích trở nên vô cùng đơn giản.
1.4. Giác quan
Nếu để ý một chút, bố mẹ sẽ thấy màu mắt của bé thay đổi khá nhiều so với lúc mới sinh ra. Không những vậy, mắt bé có thể nhìn được nhiều màu và vì vậy, bé rất hay để ý những màu sắc nổi bật như: đỏ, vàng, cam,…
>>> Bố mẹ nên đọc thêm:
1.5. Giấc ngủ
Ở giai đoạn 6 tháng tuổi, bé yêu có thể ngủ từ 6-8 tiếng vào buổi đêm. Vì bé đã cứng cáp và biết lật nên các mẹ cũng không cần phải lo lắng quá khi thấy lúc đi ngủ bé nằm sấp mà tỉnh dậy lại nằm ở tư thế khác nhé.
2. Một số lưu ý về mặt dinh dưỡng cho bé 6 tháng tuổi
Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng quốc gia, 6 tháng tuổi là thời điểm thích hợp để bé yêu bắt đầu ăn dặm và làm quen với nhiều loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Tuy nhiên, bố mẹ nên nhớ đây chỉ là giai đoạn làm quen thôi nên chỉ cần cho bé ăn thêm đồ ăn dặm một bữa một ngày. Ngoài ra, bố mẹ cũng cần lựa chọn các loại rau củ quả phù hợp, chế biến sao cho có độ thô phù hợp với bé trong giai đoạn này.
Trong quá trình ăn dặm, bố mẹ nên theo dõi, quan sát quá trình thích nghi của bé mỗi khi được bố mẹ giới thiệu loại thực phẩm mới. Với bé mới ăn dặm, các loại thực phẩm nên được ưu tiên là những loại dễ tiêu hóa. Quy tắc của việc ăn dặm trong giai đoạn này đó là: kiên nhẫn với bé, tăng dần dần về lượng và cho bé ăn lỏng, và lượng ít, từng loại riêng lẻ, sau đó khi bé quen thì có thể tăng dần độ đặc, lượng và làm quen với các hỗn hợp.
Một số loại hoa quả, rau củ các bố mẹ lựa chọn có bé 6 tháng tuổi như: chuối, bơ, lê, kiwi, khoai lang, bí đỏ, đậu cô ve,… Dù chọn loại thực phẩm nào bố mẹ cũng cần đảm bảo độ nhuyễn mịn của thức ăn dặm nhé. Điều này sẽ đảm bảo tốt cho khả năng tiêu hóa của bé yêu trong giai đoạn mới làm quen này.
Ngoài ra, ở thời điểm bé đang mới làm quen đồ ăn dặm, bố mẹ cũng cần lưu ý tránh cho bé ăn những loại thực phẩm khó tiêu như: socola, các loại hải sản khó tiêu hay các loại thực phẩm đóng hộp. Một điều cần lưu ý trong giai đoạn bé mới ăn dặm đó là: tuyệt đối không nêm muối đường và thức ăn cho bé vì dưới 1 tuổi, bé không cần bổ sung thêm các gia vị này. Việc sử dụng các gia vị trên có thể ảnh hưởng đến thận của bé. Trước khi cho bé ăn dặm, các mẹ nên tìm hiểu kỹ hoặc hỏi xin ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ để từ đó, đưa ra được thực đơn phù hợp nhất cho bé.
Trên đây là một vài thông tin liên quan đến việc bé 6 tháng tuổi biết làm gì, cũng như một số lưu ý cơ bản về dinh dưỡng cho bé 6 tháng. Vì giai đoạn 6 tháng con đã bắt đầu chuyển sang một trang mới khi được làm quen với thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Cách chăm sóc bé trong những tháng đầu đời là rất quan trọng, vì vậy hãy lựa chọn những thực phẩm tốt, chất lượng an toàn nhằm đảm bảo cho bé có được một sức khỏe tốt và phát triển toàn diện là điều rất quan trọng mẹ phải lưu tâm.
Vì 6 tháng tuổi là giai đoạn mới khi bé yêu chuyển sang một giai đoạn mới vì bắt đầu ăn dặm thay vì chỉ uống sữa mẹ như trước đây. Chính vì thế, việc chăm sóc bé phù hợp trong giai đoạn này là rất quan trọng. Mong rằng với bài viết này của ODP, bố mẹ đã tìm được câu trả lời cho vấn đề “Bé 6 tháng tuổi biết làm gì?” và biết cách nuôi dưỡng bé phù hợp.