Bé 2 tuổi biết làm gì: 7 Lưu ý đừng bỏ qua mẹ ơi!

Bé 2 tuổi biết làm gì là câu hỏi khiến nhiều mẹ băn khoăn. Liệu tốc độ phát triển của các bé có giống nhau hay không? Nếu bé nhà mình chưa làm được như bé khác thì sao? Mẹ tham khảo bài viết dưới đây để được giải đáp nhé!

1. Sự phát triển của bé 2 tuổi

Thời điểm 24 tháng tuổi là một mốc thời gian quan trọng với bé. Ở giai đoạn này, bé 2 tuổi biết làm gì? Sự thật là bé có khả năng suy nghĩ và hành động nhiều hơn những gì mẹ nghĩ đấy. Đây là khoảng thời gian bé bắt đầu hành trình khám phá thế giới xung quanh mình. 2 tuổi là thời điểm bé tiếp xúc với nhiều người mới trong những môi trường mới mẻ hơn. Do vậy, khả năng học hỏi của bé sẽ làm mẹ bất ngờ.

Bé 2 tuổi biết làm nhiều việc hơn mẹ nghĩ đấy!

Xem thêm:

2. Bé 2 tuổi biết làm gì?

2.1. Bé biết tự điều khiển cơ thể thành thạo

Bé 2 tuổi biết làm gì khi cơ thể đã có sự cứng cáp nhất định? Đó là khả năng điều khiển cơ thể của mình thành thạo hơn. Đồng thời, sự phối hợp vận động giữa tay và chân của bé đã dần nhịp nhàng hơn. Điều này được thể hiện qua các hành động như sau:

  • Thay vì đi tay không như trước, bé dùng tay kéo theo đồ chơi ở phía sau.

  • Với các món đồ chơi có kích thước lớn, bé đã đủ khả năng để cầm theo trên người. Hoặc thậm chí bé còn ôm nhiều món đồ chơi cùng một lúc trên tay.

  • Mẹ sẽ bất ngờ khi thấy bé bắt đầu chạy. Hành vi chạy cho thấy đôi chân của bé đã biết phối hợp nhịp nhàng với nhau, đồng thời cơ thể bé giữ thăng bằng tốt hơn.

  • Để với đồ vật ở trên cao, bé kiễng chân lên. Nhờ sự tò mò muốn lấy đồ vật ở ngoài tầm với, chân của bé cứng cáp hơn để kiễng lên và với tay lấy đồ vật.

  • Quả bóng không còn là một thứ “vô tình” lăn đi như trước đối với bé. Bé nhận khi đá quả bóng sẽ làm nó bay đi. Bé bắt đầu hành động này thường xuyên hơn.

  • Bé 2 tuổi biết làm gì khi khả năng leo trèo trở nên tốt hơn? Đó là việc bé leo trèo lên bàn, ghế, cầu thang mà không cần nhờ trợ giúp của mẹ.

  • Ở tuổi này, bé có sự bắt chước hành động của người khác. Bé 2 tuổi có hành động bám lấy tay vịn cầu thang mỗi khi đi lên và xuống để không bị ngã là điều mẹ sẽ bắt đầu nhìn thấy thường xuyên.

2.2. Kỹ năng dùng 2 tay thuần thục hơn

Đôi tay của bé 2 tuổi biết làm gì với đồ chơi hay các công cụ khác nhau? So với thời điểm dưới 24 tháng tuổi, bé đã có sự phát triển nhất định với kỹ năng ở hai tay. Mẹ thấy được điều này qua các hành động sau:

  • Bé chủ động cầm sáp màu hoặc bất kỳ loại bút nào gần tầm tay để tô, vẽ.

  • Bé tò mò về những thứ đựng trong chai lọ, nên sẽ tìm mọi cách để xoay nắp ra và khám phá đồ vật bên trong.

  • Bé sơ sinh chơi đồ chơi có xu hướng xếp đồ vật lên nhau để tạo thành hình tháp. Bé 2 tuổi biết cách xây những khối tháp cao hơn, từ khoảng 4 khối trở lên.

  • Bé 2 tuổi bắt đầu xu hướng xác định tay thuận và không thuận. Bé sẽ cho thấy việc bé quen sử dụng tay nào hơn trong khi chơi đùa và sinh hoạt.

Bé đã biết phối hợp tay và chân nhịp nhàng hơn ở tuổi này

2.3. Con của mẹ đã bắt đầu biết biểu lộ cảm xúc và ngôn ngữ

Có một khoảng thời gian được coi là “đột phá” về ngôn ngữ ở bé sơ sinh. Đó là thời điểm từ 2 tuổi đến 2 tuổi rưỡi. Bé 2 tuổi biết làm gì để phối hợp chân và tay đã làm mẹ bất ngờ, nhưng phản ứng ngôn ngữ của bé trong thời kỳ “đột phá” còn làm mẹ bất ngờ hơn nữa. Bé hiểu hết những gì mẹ nói đấy nhé! Thậm chí bé còn có thể sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt thông tin và bày tỏ cảm xúc. Ví dụ như:

  • Khi nghe mẹ nói về sự vật/con vật/đồ vật nào đó, bé biết chỉ vào tranh ảnh minh họa tương ứng với những gì mẹ nói. 

  • Bé nhận diện tên của mọi người, các vật thể quanh nhà hoặc các bộ phận trên cơ thể. Bé 2 tuổi đã biết phân biệt ông, bà, bố, mẹ và một số người thân khác trong nhà.

  • Từ 18 đến 24 tháng tuổi, bé nói các cụm từ đơn giản như: “bố ơi”, “mẹ ơi”, “con ăn”,…

  • Các câu ngắn từ 2 đến 4 từ đã bắt đầu được bé nói ra như: “đây là cái gì?”, “bóng đâu rồi?”,…

  • Bé biết làm theo những hướng dẫn đơn giản của bố mẹ trong sinh hoạt hàng ngày. 

  • Bé 2 tuổi biết làm gì khi nghe các cuộc trò chuyện hàng ngày giữa bố mẹ? Đó là lặp lại các từ đơn giản xuất hiện trong cuộc trò chuyện như: “đồ chơi”, “ăn”, “đi”, “xe máy”,…

2.4. Bé phát triển nhận thức như thế nào?

Nhận thức của bé dưới 2 tuổi còn non nớt và chưa phát triển nhiều. Bé chỉ biết học hỏi qua những hành động như quan sát, lắng nghe, đụng chạm,… Nhận thức của bé 2 tuổi đã sự phát triển cao hơn, phức tạp hơn và chi tiết hơn. Mẹ sẽ nhìn thấy các hành động sau ở bé 2 tuổi:

  • Không như trước kia, khi bé không tìm thấy một đồ vật nếu nó bị giấu dưới 2 đến 3 lớp đồ khác, nay bé đã có khả năng tìm thấy.

  • Bé biết phân biệt và phân loại đồ đạc theo hình dạng và màu sắc. Bộ đồ chơi xếp hình khối vào trong khuôn chính là cách để mẹ nhận biết bé đã có khả năng này chưa.

  • Bé biết giả bộ. Khi mẹ làm các điệu bộ trên gương mặt như giả mếu, giả khóc, bé biết bắt chước làm theo.

Nhận thức của bé 2 tuổi có sự khác biệt đáng kể

2.5. Trí tưởng tượng

Bé 2 tuổi biết làm gì ngoài việc chỉ nghe các câu chuyện như trước? Sự thực là trí tưởng tượng của bé đã phát triển nhiều hơn mẹ nghĩ rồi đấy. Khi mẹ đọc truyện hay kể chuyện nhập vai, bé vô cùng thích thú. Bé có xu hướng đóng vai các nhân vật như công chúa, hoàng tử, “cô Tấm” và tự tạo ra các tình huống truyện. Bé không đơn thuần chỉ nghe kể chuyện như trước. Trí tưởng tượng của bé đã phát triển đủ để tạo ra những cảm xúc phức tạp hơn như hồi hộp, lo lắng hay sợ hãi.

2.6. Trật tự, quy củ

Trước kia, sau mỗi lần bé chơi, mẹ phải dọn dẹp lại nhà khi bé bày ra nhưng không xếp gọn lại. Mẹ sẽ rất vui khi biết được bé 2 tuổi biết làm gì với đồ chơi sau khi chơi xong. Bé đã có khả năng sắp xếp ngăn nắp và gọn gàng nếu mẹ nhắc nhở và chỉ dẫn.

Những lần đầu tiên, mẹ hãy hướng dẫn bé cách sắp xếp thật cụ thể. Ví dụ, mẹ yêu cầu bé nhặt những đồ nào để vào giỏ đồ chơi trước, những đồ nào để vào sau. Hoặc cách xếp đồ chơi lên giá theo thứ tự từ kích thước cho đến màu sắc cũng là cách hướng dẫn mẹ không nên bỏ qua.Bé 2 tuổi biết làm gì khi nhìn thấy bố mẹ phản ứng với các hành động của con? Bé đã biết phân biệt sự hài lòng với không hài lòng của mẹ khi bé chơi đùa hoặc ăn uống rồi đấy.

Mẹ hãy hướng dẫn bé cách sắp xếp đồ chơi thật gọn gàng

2.7. Cách thể hiện tình cảm xã hội khi bé 2 tuổi

Ở độ tuổi này, bé có những dấu hiệu bất thường trong cảm xúc. Lúc thì bé vui vẻ, lúc lại buồn bã hay giận dỗi. Tâm lý bé 2 tuổi cũng ích kỷ và không thích chia sẻ. Bé bảo vệ đồ chơi hoặc đồ ăn của mình và không muốn chia sẻ với ai. Những dấu hiệu nào cho thấy bé 2 tuổi biết làm gì để thể hiện tình cảm xã hội của mình? Mẹ hãy tham khảo ngay ở bên dưới nào:

  • Bé bắt chước hành động của người lớn: biểu cảm khuôn mặt, cách ăn, cách đi lại, cách nói chuyện,…

  • Bé nhận thức được sự khác biệt của bản thân mình với người khác thông qua sự thắc mắc về trang phục hay hành động của người xung quanh, đặc biệt là các bé khác.

  • Bé có sự hứng thú và nhiệt tình khi có bé khác cùng lứa tuổi ở quanh.

  • Bé thể hiện sự độc lập trong sinh hoạt: tự ăn, tự chọn màu quần áo, muốn giúp mẹ dọn dẹp,…

  • Bắt đầu xuất hiện những hành vi mang tính “thách thức” ở bé: làm trái với chỉ dẫn của bố mẹ, nói “không” khi được yêu cầu làm một việc nào đó,…

  • Sự lo lắng trong tâm lý của bé đôi lúc xuất hiện, tăng lên rồi dần biến mất. Ví dụ bé rất sợ “ông ba bị”, nhất là vào buổi tối, nhưng dần quên đi khi những chuyện khác thu hút sự chú ý của bé.

Không dễ dàng để nắm bắt tâm lý của bé 2 tuổi

2.8. Quyết tâm

Bé 2 tuổi đã biết thể hiện sự khó chịu khi bị ngăn cản làm một việc gì đó như chơi đồ chơi, ăn bánh kẹo, bỏ qua giờ ngủ,… Ngăn bé làm những việc bé muốn là điều rất khó khăn. Bé tỏ ra giận dữ hay làm nũng để mẹ cho bé làm những gì bé muốn. Đôi khi, những biện pháp như phạt bé ngồi một mình, đứng úp mặt vào tường sẽ giúp mẹ trong tình huống này.

Hình phạt có thể khiến cơn giận dữ của bé tăng lên. Nhưng mẹ yên tâm rằng sau những lần bị phạt, tần suất bé khó chịu sẽ được kiểm soát và dần ít đi. Sau khi hết cơn giận, bé vẫn yêu thương bố mẹ như chưa từng có chuyện gì xảy ra.

Đôi khi mẹ cần áp dụng hình phạt để kiểm soát cơn giận của bé

3. Những dấu hiệu cho thấy bé 2 tuổi chậm phát triển

Mỗi bé có một tốc độ phát triển khác nhau, do đó không thể nói chính xác thời điểm bé hoàn thiện một kỹ năng nhất định (chạy, cầm nắm, leo trèo,…). Bé 2 tuổi biết làm gì, bé cần bao nhiêu thời gian để hoàn thành việc đó, những dấu hiệu cho thấy bé đang chậm hơn so với các bé khác là những tiêu chí mẹ cần quan tâm. Nếu thấy bé có bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây, mẹ cần nhận sự tư vấn từ bác sĩ nhi khoa để được giải đáp bé có chậm phát triển hay không:

  • Sau vài tháng biết đi, gót chân của bé vẫn chưa phát triển, bé vẫn đi bằng ngón chân.

  • Khi đã 2 tuổi mà bé vẫn không nói được các câu gồm 2 từ.

  • Đến thời điểm 15 tháng mà bé chưa nhận biết được chức năng của các đồ vật trong nhà: bàn chải, khăn mặt, đĩa, thìa, điện thoại,…

  • Đến cuối 2 tuổi nhưng bé chưa có dấu hiệu bắt chước hành động hay lời nói.

  • Bé không biết làm theo các hướng dẫn đơn giản: con đi dép vào, con ngồi lên ghế đi,…

  • Với một đồ chơi có bánh như ô tô, xe máy, bé không biết đẩy đi.

Mẹ cần theo dõi sát sao các dấu hiệu chậm phát triển của bé

Mẹ không nên quá lo lắng khi bé có các dấu hiệu này. Bé 2 tuổi biết làm gì, vào lúc nào tùy thuộc vào thể trạng mỗi bé. Mẹ cần quan sát vào theo dõi từng ngày xem quá trình phát triển của bé 2 tuổi. Nếu qua thời gian khoảng 1-2 tháng mà không có tiến triển, lúc này mẹ nên đưa bé tới bệnh viện để nhận tư vấn từ bác sĩ.

Xem thêm:

4. Những lưu ý khi chăm sóc bé 2 tuổi

Bé 2 tuổi hiếu động và bắt đầu nghịch ngợm, nên mẹ cần để ý và trông chừng bé sát sao. Để đảm bảo an toàn cho bé, mẹ lưu ý những điều sau nhé:

  • Để ngừa đuối nước, mẹ không được để con ở gần khu vực nước sâu như ao, hồ, sông, bể nước,…

  • Cho bé ngồi khi ăn chứ không vừa ăn vừa chạy nhảy, đồng thời nhai kỹ thức ăn để tránh bị nghẹn.

  • Thường xuyên kiểm tra đồ chơi vận động để tránh các sự cố hỏng hóc, làm bé té ngã. Ví dụ: xe nôi có bị lỏng bánh không, xích đu ngoài hiên nhà có chắc chắn không,…

  • Nhiều bé bị kẹp ngón tay vào các ngăn tủ vì hiếu động, tò mò. Cách tốt nhất là mẹ lắp khóa tủ lại để tránh việc bé đóng mở ngăn tủ.

  • Mẹ cần cất hết các đồ vật nhỏ ra khỏi tầm tay của bé để tránh bé cho vào miệng và nuốt phải (pin, cúc áo, thuốc, hóa chất,…).

  • Khi bé vẽ hoặc tô màu, mẹ ngồi bên cạnh và nhắc bé không được cho bút hoặc sáp màu vào miệng, tránh trường hợp bé bị ngộ độc.

  • Mẹ tránh cầm đồ uống đang nóng khi bé ngồi cạnh hoặc bé ngồi lên đùi. Bé vô ý cử động mạnh và đột ngột sẽ làm mẹ đổ nước nóng ra người bé, dẫn đến nguy cơ bỏng.

Mẹ đừng quên những lưu ý khi chăm sóc bé 2 tuổi

Bé 2 tuổi biết làm gì phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng phát triển của mỗi bé. Điều quan trọng là mẹ cần quan sát tiến trình phát triển này xem có bất kỳ dấu hiệu khác thường nào không để đưa bé đi thăm khám kịp thời. Đồng thời, các lưu ý khi chăm sóc bé 2 tuổi cũng cần được mẹ ghi nhớ để tránh gây nguy hiểm cho bé. Chúc mẹ và bé bước qua thời kỳ 2 tuổi an toàn và đầy ý nghĩa!

Nguồn tham khảo:

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/nam-phat-trien-thu-hai-cua-con-ban/

https://hellobacsi.com/nuoi-day-con/giup-be-2-tuoi-phat-trien-ngon-ngu-mot-cach-than-sau/

https://www.webmd.com/parenting/guide/child-at-2-milestones#1