Bay leaf là lá gì? | LAS Việt Nam
Bay leaf là lá gì?
Bay leaf là lá nguyệt quế, cây có nguồn gốc từ các nước Tiểu Á và phát triển mạnh ở vùng Địa Trung Hải. Đặc biệt là Hy Lạp cổ đại và La Mã. Nhiều người thắc mắc bay leaf là lá gì? Bay leaf (Lá nguyệt quế) được coi như một biểu tượng của quyền lực và sự nổi tiếng, nó được kết thành vòng đeo quanh cổ các vị vua, anh hùng hoặc các vận động viên chiến thắng.
Nguồn gốc
Các loại lá nguyệt quế khác được sử dụng trên khắp thế giới, bao gồm nguyệt quế Tây Ấn Độ và nguyệt quế Indonesia. Có một số loại lá nguyệt quế có độc. Đặc biệt là nguyệt quế anh đào và nguyệt quế núi. Nhưng những loại này không được bán như một loại thảo mộc.
Bay leaf có lịch sử lâu đời, có nguồn gốc là một biểu tượng trang trí của danh dự và thành công. Và được sử dụng nhiều bởi các hoàng đế La Mã và Hy Lạp, cũng như các vận động viên Olympic, học giả, anh hùng và nhà thơ. Điển hình trong đó là phần thưởng cho việc đạt được bằng cử nhân là vòng nguyệt quế.
Lá nguyệt quế tươi và lá nguyệt quế khô
Lá nguyệt quế tươi thường có màu xanh bóng ở mặt trên với màu xanh nhạt hơn ở mặt dưới. Khi lá khô, màu sắc trở nên tối hơn ở cả hai mặt. Hương vị cũng trở nên đậm hơn. Lá nguyệt quế tươi thường đắt hơn nhiều và không để được lâu như lá nguyệt quế khô.
Lá nguyệt quế (bay leaf) có hương vị như thế nào?
Đến nay nhiều đầu bếp tin rằng lá nguyệt quế không đóng góp chút hương vị nào. Trong khi những người khác lại cho rằng loại thảo mộc này làm tăng thêm hương vị sâu sắc tinh tế. Vì vậy, không giống như các loại gia vị đậm như thì là, quế… Lá nguyệt quế chỉ như là một “diễn viên phụ” để tạo thêm vị nhẹ nhàng cho các món ăn.
Nấu ăn với lá nguyệt quế
Bởi vì lá không trở nên mềm khi được nấu chín. Nên chúng thường được thêm vào khi nước sốt đun sôi. Lá có những đầu nhọn có thể cắt vào miệng. làm bị nghẹn hay gây nghẹt thở, thậm chí có thể gây tổn thương đến đường tiêu hóa. Vậy nên khi chế biến xong bạn hãy lấy ra trước khi món ăn được phục vụ. Nếu sử dụng lá nguyệt quế tươi, hãy thêm một nửa lượng được yêu cầu (tương đương nửa lá).
Một vài mẹo nhỏ sử dụng lá bay leaves trong cuộc sống hàng ngày
Dùng để xua đuôi các loài gây hại thông thường
Bạn có thể để một ít lá khô trên giá của tủ đựng thức ăn. Để xung quanh hộp đựng thực phẩm của bạn để xua đuổi kiến, gián, chuột, ruồi, mọt và các sinh vật không mong muốn khác. Hương thơm mạnh mẽ không chỉ làm cho lá nguyệt quế trở thành một loại gia vị linh hoạt, mà còn khiến chúng trở thành loại thuốc xua đuổi tự nhiên tốt đối với các loài gây hại nhỏ.
Làm trà lá nguyệt quế như một chất bổ sung cho sức khỏe
Nhiều nền văn hóa trên thế giới đã sử dụng lá nguyệt quế để chống lại bệnh tật trong hàng nghìn năm. Để tự mình thử công dụng của bay leaves, hãy thử ngâm 3-5 lá nguyệt quế với 470ml nước nóng trong khoảng 20 phút. Sau đó có thể cho thêm thanh quế hoặc chanh vào để thưởng thức.
Những món ăn và trà nguyệt quế được cho là có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa. Cùng với đó là giảm đầy hơi, thúc đẩy hô hấp. Đồng thời, làm dịu cơn đau và thậm chí cải thiện các triệu chứng tiểu đường.
Luộc hoặc hấp thực phẩm với lá nguyệt quế để tăng hương vị tự nhiên của chúng
Hãy thử thêm 2-3 lá vào nước bạn dùng để nấu các món như hải sản hay dùng để luộc các loại rau, củ. Nó sẽ giúp tạo ra hương thơm hấp dẫn mà không hề lấn át các hương vị của những thực phẩm khác.
Bạn có thể thoải mái sử dụng lá nguyệt quế cùng với bất kỳ gia vị nào khác để luộc hay hấp. Chẳng hạn như chanh, tỏi, gừng, giấm, dầu o live hay những loại thảo mộc khác.
Lưu ý khi sử dụng lá nguyệt quế
- Một chiếc lá bay leaf duy nhất là đã đủ cho món ăn của bạn thêm phần đậm đà. Tốt nhất, bạn không nên thêm nhiều hơn 2 lá vào bất cứ thứ gì bạn đang nấu. Nếu lạm dụng, nó có thể dễ dàng lấn át hương vị chính của món ăn.
- Bạn hãy nhớ kĩ số lượng lá mà bạn đã thêm vào. Hãy đảm bảo rằng bạn đã bỏ hết chúng ra ngoài trước khi thưởng thức món ăn. Mặc dù loại thảo mộc này là chất bổ sung hương vị cho món ăn của bạn. Nhưng bản thân nó lại không mấy ngon miệng. Đây cũng là lý do vì sao bạn nên sử dụng toàn bộ lá thay vì thái nhỏ chúng ra.
- Ngoài ra, không giống như nhiều loại thảo mộc khác, lá nguyệt quế vẫn còn độ cứng ngay cả sau khi tiếp xúc với nhiệt độ cao nhiều giờ. Vì lý do này, chúng cũng có thể gây nguy cơ bị nghẹn hoặc gây ra vết xước nếu vô tình nuốt phải.