Bất ngờ với nhiều phong tục trong ngày Tết Đoan Ngọ


Ngày Tết Đoan Ngọ là lúc nên hái lá thuốc vì đây là thời khắc dược tính trong các loại cây cỏ đạt đến mức cao nhất; ngày này cũng là lúc giết sâu bọ hiệu quả nhất; gội đầu hoặc xông nước lá thơm giúp cơ thể thải độc, tinh thần thư thái…

Bất ngờ với nhiều phong tục trong ngày Tết Đoan Ngọ - 1

Theo quan niệm xưa, ăn bánh gio (bánh ú tro) để giết sâu bọ. Ảnh: VE

Tết Đoan Ngọ là tết cổ truyền của Việt Nam và một số quốc gia Đông Á, diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Ngày Tết Đoan Ngọ trong các triều đại phong kiến, trong cung đình và dân gian có những nghi thức và phong tục khác nhau.

Tục “giết sâu bọ” Tết Đoan Ngọ: Theo quan niệm xưa , trong bộ phận tiêu hóa của con người thường có sâu bọ ( giun, sán ký sinh ). Loài sâu bọ này nếu không trừ đi sẽ sinh sản ngày một nhiều hơn và gây tai hại cho con người, nhưng giết sâu bọ không phải là chuyên dễ dàng và không phải vào bất cứ thời gian nào. Chỉ đến ngày mồng 5 tháng 5 lũ sâu bọ mới ngoi lên, đây là cơ hội quan trọng để giết bỏ chúng. Mọi người ăn rượu nếp, hoa quả , bánh gio (bánh ú tro) để giết sâu bọ, tăng cường sức khỏe .

Phong tục hái lá thảo dược làm thuốc: Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên ưu đãi cho nước ta nhiều loài cỏ cây hoa trái, mỗi loài có tác dụng chữa bệnh riêng. Vào giờ ngọ (11h-13h) ngày 5 tháng 5 là thời khắc dược tính trong các loại cây cỏ đạt đến mức cao nhất. Vì vậy, người dân thường đi hái các loại cây cỏ về băm nhỏ, phơi khô làm thuốc và trà, bảo quản cẩn thận để gia đình dùng cho cả năm.

Tục đeo bùa ngũ sắc: Vào dịp tết Đoan Ngọ, người lớn thường đeo cho các em nhỏ chùm bùa ngũ sắc (bùa tua, bùa túi) hoặc túi vải hình vuông đựng hạt mùi khô ở ngực, buộc chỉ ngũ sắc ở cổ tay và cổ chân. Dân gian tin rằng, chỉ ngũ sắc ứng với màu ngũ hành giúp trừ tà; bột hùng hoàng có tác dụng xua đuổi rắn, rết; hạt mùi kỵ gió; trái cây ngụ ý giết sâu bọ.

Bất ngờ với nhiều phong tục trong ngày Tết Đoan Ngọ - 2

Tết Đoan Ngọ, các loại lá và xương rồng được bán khá nhiều ngoài chợ. Ảnh: TP

Tục treo lá ngải, cây xương rồng: Ngày Đoan Ngọ dân gian lấy ngải treo trước cửa nhà tránh đau ốm và trừ tà. Tùy theo năm cầm tinh con gì mà ngải được kết thành hình con giáp năm đó, chẳng hạn năm Sửu kết hình con trâu, năm Hợi kết hình con heo… Một số vùng thay treo ngải bằng nhánh xương rồng, lá liễu… hoặc đặt chậu xương rồng trong nhà. Thường ở chợ bán khá nhiều, giá 15 ngàn đồng/bó đủ loại lá, xương rồng.

Tục gội đầu, xông nước lá thơm: Chống lại cái nóng oi bức của giờ ngọ (ngày hè), mọi người già, trẻ thường đun các loại lá như bưởi, mùi, tía tô, kinh giới, sả, tre… để tắm, xông phòng bệnh cảm mạo. Đặc biệt, phụ nữ còn gội đầu, mong muốn có một mái tóc đen, mượt, dài. Đây là một phương pháp chữa bệnh của người xưa, giúp cơ thể thải độc, tinh thần thư thái, phấn trấn.

Tục nhuộm móng tay, móng chân: Vào buổi tối hôm trước mùng 5, phụ nữ và trẻ em thường đi lấy lá móng về nhuộm móng tay và chân. Lá móng được giã nhỏ, thêm 1 vài giọt chanh, trộn đều rồi đắp vào móng tay và móng chân, trừ ngón trỏ (ngón thần chỉ); dùng lá vông hoặc lá mướp bọc lại, dây rơm buộc cố định để qua đêm; sáng hôm sau mở ra, các móng đều có màu đỏ tươi.

Tục xâu lỗ tai cho bé gái: Xâu lỗ đeo khuyên tai là một tục có từ thời nguyên thủy, phổ biến ở mọi tộc người. Xuất phát từ nhiều quan niệm khác nhau như là một tín vật để làm đẹp, chữa bệnh, đánh dấu sự trưởng thành hay cầu mong sức khỏe. Theo thời gian, tục này chỉ chú trọng dành cho các bé gái. Tuy nhiên, cần đảm bảo vô trùng, sát khuẩn. Hiện nay, ít người làm mà chủ yếu đưa vào bệnh viện để xâu lỗ tai.

Chúc Tết – Sêu Tết: Tết Đoan Ngọ là dịp thăm hỏi người thân như ông bà cha mẹ đến những người mang ơn thầy giáo, thầy thuốc… Đặc biệt, tết Đoan Ngọ xưa có lệ những chàng trai đã hỏi vợ nhưng chưa cưới phải đi sêu nhà bố mẹ vợ tương lai. Vật phẩm mang đi Tết là vài chục con chim ngói, đôi ngỗng, gạo nếp, đậu xanh, đậu đen, đường đen và hoa quả…

Tục gội đầu, xông nước lá thơm: Chống lại cái nóng oi bức của giờ ngọ (ngày hè), mọi người già, trẻ thường đun các loại lá như bưởi, mùi, tía tô, kinh giới, sả, tre… để tắm, xông phòng bệnh cảm mạo. Đặc biệt, phụ nữ còn gội đầu, mong muốn có một mái tóc đen, mượt, dài. Đây là một phương pháp chữa bệnh của người xưa, giúp cơ thể thải độc, tinh thần thư thái, phấn trấn.

Các tên gọi khác nhau của Tết Đoan Ngọ

1. Đoan Ngọ: Đoan nghĩa là bắt đầu, ngọ là chỉ giờ ngọ từ lúc 11h – 13h tức thời khắc nắng nhất trong năm. Đoan Ngọ nghĩa là ngày mở đầu chuỗi ngày nóng nhất trong năm.

2. Đoan Dương: Đoan nghĩa là bắt đầu, dương nghĩa là mặt trời là khí dương. Đoan Dương nghĩa là lúc bắt đầu khí dương đang thịnh

3. Đoan Ngũ: Ngày trước người Việt Nam xứ kinh kỳ gọi ngày mồng 1 tháng 5 là ngày Đoan Nhất, ngày mồng hai là Đoan Nhị cho đến ngày mùng 5 là Đoan Ngũ.

4. Tết nửa năm: Theo lịch cổ của Việt Nam, tháng 5 là thời điểm giữa năm nên Tết ngày mùng 5 tháng 5 còn gọi là Tết nửa năm .

5. Tết “giết sâu bọ”: Vào sáng sớm ngày Tết , khi vừa ngủ dậy, người dân có tục ăn uống các thức ăn để nhằm giết sâu bọ trong người nên thường gọi là Tết giết sâu bọ .

Đến Chợ Lớn thưởng thức bánh bá trạng ngày Tết Đoan Ngọ
Đến Chợ Lớn thưởng thức bánh bá trạng ngày Tết Đoan Ngọ

Người Hoa ở Chợ Lớn đón Tết nửa năm bằng bánh bá trạng, hay còn gọi tên dễ thương là bánh ú. Mọi câu chuyện của…