Bật mí mẹo viết đơn xin việc quản lý nhà hàng gây ấn tượng
Nếu bạn là một ứng viên đang nhắm đến vị trí quản lý nhà hàng thì những chia sẻ sau sẽ giúp bạn có một đơn xin việc quản lý nhà hàng ấn tượng với nhà tuyển dụng. Gây ấn tượng từ bước đầu tiên bằng cách viết đơn xin việc vào nhà hàng sẽ giúp bạn có những cơ hội công việc tuyệt vời đấy.
1. Công việc chính của người quản lý nhà hàng
Công việc của người quản lý nhà hàng
Quản lý nhà hàng là một vị trí quan trọng và thiết yếu trong hoạt động của các nhà hàng. Họ luôn phải chịu trách nhiệm rất nhiều công việc khác nhau như giám sát, điều phối, xử lý mối quan hệ với khách hàng và nhà phân phối,…
Vì vậy để có thể viết đơn xin việc quản lý nhà hàng một cách ấn tượng và cuốn hút, trước hết bạn cần hiểu rõ về công việc của những người ở vị trí này.
Xem thêm: Những điều cần biết khi kinh doanh nhà hàng
Tuy mỗi nhà hàng có quy mô lớn nhỏ và mục tiêu kinh doanh khác nhau, nhưng nhìn chung quản lý nhà hàng đều cần phải đảm nhiệm những công việc sau:
1.1. Quản lý nhân sự:
-
Đề xuất tuyển dụng các vị trí nhân viên
-
Tham gia tuyển chọn đào tạo nhân viên mới
-
Sắp xếp công việc cho nhân viên hàng tuần và điều chỉnh nếu cần thiết
-
Đánh giá kết quả công việc của nhân viên định kỳ
1.2. Quản lý tài chính:
- Theo dõi tình hình doanh thu hàng ngày
- Cùng với kế toán cân đối các hạng mục doanh thu và chi phí
1.3. Quản lý hàng hóa:
-
Trực tiếp theo dõi và ký duyệt mua thực phẩm
-
Kiểm tra và xác nhận lượng hàng hóa xuất kho hàng ngày
-
Xử lý hàng hóa bị hư hỏng
1.4. Điều hành công việc nhà hàng:
-
Theo dõi lượng khách đặt bàn hàng ngày
-
Kiểm tra việc chuẩn bị của nhà bếp và nhân viên phục vụ
-
Cùng bộ phận nhà bếp theo dõi, điều chỉnh thực đơn
-
Điều động nhân viên thực hiện công việc
-
Xây dựng kế hoạch hoạt động theo tuần, tháng cho các bộ phận
-
Tổ chức thực hiện công việc đúng yêu cầu
1.5. Giải quyết sự cố, khiếu nại:
-
Trực tiếp giải quyết các sự cố phát sinh trong quá trình làm việc
-
Theo dõi, phát hiện khiếu nại và xử lý khiếu nại của khách hàng
-
Đánh giá mức độ thỏa mãn của khách hàng
1.6. Xây dựng quy trình quản lý bán hàng
Để quản lý nhà hàng một cách hiệu quả nhất, quy trình quản lý bán hàng là một yếu tố không thể thiếu. Là người chịu trách nhiệm kiểm soát hoạt động nhà hàng, người quản lý cũng là người phải xây dựng quy trình này.
Tuy nhiên để thiết lập được một quy trình cụ thể sẽ tốn khá nhiều thời gian và nguồn lực, vì vậy hiện nay người quản lý thường sử dụng phần mềm quản lý bán hàng nhằm đơn giản hóa việc quản lý.
Xem thêm: Quy trình quản lý đơn hàng và 5 sai lầm phổ biến nhất
2. Cách viết đơn xin việc quản lý nhà hàng ấn tượng
Cách viết đơn xin việc ấn tượng
Với những công việc trên, người quản lý nhà hàng luôn là người chịu trách nhiệm chính cho hoạt động kinh doanh của nhà hàng. Vì vậy, yêu cầu của vị trí này luôn rất cao về chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm cũng như tố chất cần thiết.
Để gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng và tạo được lợi thế so với các ứng viên khác, trước hết bạn cần một đơn xin việc quản lý nhà hàng thật thuyết phục và cuốn hút.
Xem thêm: 5 “quy tắc vàng” cần biết trong QUY TRÌNH PHỤC VỤ NHÀ HÀNG
Khi viết đơn xin việc, đặc biệt với vị trí quan trọng như quản lý, bạn cần lưu ý những điều sau:
2.1 Nên bắt đầu đơn xin việc bằng tóm tắt về bằng cấp
Để khiến đơn xin việc của bạn được nổi bật, phần mở đầu là rất quan trọng. Bạn nên nêu tóm tắt về bằng cấp chuyên môn cũng như bằng cấp về các kỹ năng cần thiết như ngoại ngữ và tin học văn phòng. Phần này bạn cần trình bày cụ thể và rõ ràng về hệ đào tạo, tên trường, tên chứng chỉ và năm hoàn thành.
Lưu ý chuyên ngành bạn học cần phải có sự liên quan đến công việc quản lý nhà hàng, ví dụ như quản trị kinh doanh, quản lý nhà hàng khách sạn,…Điều này sẽ giúp bạn có cơ hội làm nổi bật bản thân trong rất nhiều các ứng viên khác đối với nhà tuyển dụng.
2.2 Liệt kê chi tiết về kinh nghiệm và điểm mạnh nghề nghiệp
Sau phần mở đầu đơn xin việc quản lý nhà hàng, bạn nên liệt kê chi tiết về kinh nghiệm làm việc và mô tả của các công việc đó. Điều này giúp nhà tuyển dụng hiểu được về kỹ năng bạn đã có trong quá trình làm việc trước đây. Chú ý bạn nên nêu những công việc có liên quan đến vị trí quản lý nhà hàng mà bạn đang ứng tuyển.
Bên cạnh đó, hãy nêu thật chi tiết về điểm mạnh nghề nghiệp của bạn. Bằng cách mô tả rõ ràng về những thành tích, những đóng góp đã có ở những công việc trước. Bạn phải liệt kê những công việc đã làm liên quan đến quản lý nhân sự, quản lý tài chính, điều hành công việc nhà hàng,…
Đặc biệt đối với vị trí quản lý nhà hàng có yêu cầu khá cao về kinh nghiệm cũng như kỹ năng, vì vậy việc bạn miêu tả về những ưu điểm này sẽ tạo ấn tượng tốt cho người tuyển dụng.
Xem thêm: 4 kỹ năng cần thiết của nhân viên phục vụ nhà hàng
2.3 Mẫu đơn xin việc nhà hàng trình bày rõ ràng và thu hút
Đơn xin việc nên trình bày rõ ràng và ấn tượng
Khi viết đơn xin việc, một điều bạn không thể bỏ qua là bố cục cũng như cách trình bày đơn vì nó cũng là một điểm khiến nhà tuyển dụng chú ý. Bạn nên sắp xếp mẫu đơn xin việc nhà hàng phải các phần của đơn một cách rõ ràng, cụ thể và cân đối nhất.
Nên lựa chọn kiểu chữ lịch sự, không quá kiểu cách nhằm đảm bảo tính chất quan trọng của đơn xin việc. Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế các khoảng trống không cần thiết trong đơn bằng cách chọn cỡ chữ phù hợp.
Đơn xin việc tốt sẽ giúp bạn bước đầu ghi được những dấu ấn tốt trong mắt nhà tuyển dụng trước khi đến các vòng tuyển dụng sau. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có được một đơn xin việc quản lý nhà hàng ấn tượng và thuyết phục nhất.