[Bật mí cơ hội nghề nghiệp] Ngành Kinh tế phát triển ra làm gì?

Phát triển kinh tế là một quá trình tăng tiến toàn diện về mọi mặt từ kinh tế, chính trị, xã hội của một quốc gia. Ngành Kinh tế phát triển được hiểu là ngành học hướng dẫn và đào tạo các chương trình về nguyên lý phát triển kinh tế cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Thế nhưng sinh viên tham gia học ngành Kinh tế phát triển ra làm gì? Nếu bạn đang băn khoăn, có nỗi niềm trăn trở về tương lai của ngành học này thì bài viết này chính là đáp án dành riêng cho bạn.

1. Ngành Kinh tế phát triển – tương lai của đất nước 

Ngành Kinh tế phát triển - tương lai của đất nước Ngành Kinh tế phát triển – tương lai của đất nước 

Trong một châm ngôn của Mỹ có nội dung “Đừng đi săn gấu trừ khi bạn biết con gấu trông như thế nào”, có nghĩa là bạn sẽ không biết mình sẽ học được gì nếu như chưa tìm hiểu kỹ. Đúng như cái tên mà ngành học này được đặt, không phải tự nhiên mà các ngành hạnh này được phát triển. Kinh tế phát triển là ngành học có mục tiêu hướng cho các sinh viên cách tiếp cận những vấn đề liên quan đến sự phát triển kinh tế vĩ mô của xã hội từ lĩnh vực y tế, giao dục cho đến nhiều khía cạnh khác thuộc về phúc lợi con người. 

Một quốc gia phát triển là một quốc gia đảm bảo được sự gia tăng về thu nhập, phúc lợi cho đa số người dân tại quốc gia đó. Đấy là một xã hội mà tại đó con người được phép tiếp cận đến các loại tài sản vật chất, có quyền được vui chơi giải trí, xã hội không có sự phân biệt đối xử và có mức công bằng cần thiết. Kinh tế phát triển nói chung chính là phát triển chất lượng cuộc sống về mặt vật chất từ đó còn là quyền được tự do từ chính trị, văn hóa, tri thức… 

Hiện nay, Việt Nam đang là một nước đang phát triển. Xã hội xuất hiện ngành Kinh tế phát triển chính là cách để đào tạo ra nguồn nhân lực trẻ tìm kiếm các phương thức riêng giúp đất nước thúc đẩy nền kinh tế phát triển phù hợp với điều kiện của quốc gia, thích hợp với văn hóa xã hội của đất nước ta, cải thiện tình trạng chưa tiến bộ của đất nước  để tiến bước trong công cuộc sánh ngang với các cường quốc năm châu. 

2. Kiến thức ngành Kinh tế phát triển cho sinh viên

Kiến thức ngành Kinh tế phát triển cho sinh viên Kiến thức ngành Kinh tế phát triển cho sinh viên

Các trường đại học tại Việt Nam về chuyên ngành kinh tế đều có một chương trình đào tạo chung, sinh viên sẽ được cung cấp, bổ sung những kiến thức về kinh tế, kinh tế phát triển, thị trường vi mô, vĩ mô đặc biệt là các kiến thức cơ bản về doanh nghiệp và thị trường. Đây cũng là điểm mạnh, mục tiêu lớn nhất của ngành học. 

Ngoài ra đi sâu hơn vào các kiến thức chuyên ngành thì sinh viên sẽ được cung cấp thêm những kiến thức như phân tích kinh tế vĩ mô, phân tích tài chính, phân tích kinh doanh song song với các kỹ năng như kỹ năng thuyết trình, cách sử dụng phần mềm phân tích dữ liệu thống kê từ cơ bản cho đến chuyên sâu. Để từ đó các em có thể thực hiện các nghiệp vụ như phân tích dữ liệu lớn trong kinh tế và quản lý, Blockchain…, cuối cùng đạt được mục đích tìm ra con đường phát triển bền vững cho đất nước. 

Các kiến thức dành cho sinh viên ngành Phát triển kinh tế sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm cho các em trong tương lai. Sự phát triển cơ hội việc làm sẽ còn mở rộng trên phạm vi ngoài nước. Bởi hiện ra cũng còn rất nhiều nước đang trong trong thời kỳ chậm phát triển, nhu cầu về kinh tế, xã hội còn chưa được cải thiện, đời sống lạc hậu, còn nhiều hạn chế như các nước tại Châu phi, một số nước Châu Á như Lào, Nepal,… Ngành kinh tế phát triển sinh ra để tìm ra con đường phát triển cho quốc gia. Mặc dù cơ hội việc làm trong nước và quốc tế đều có tiềm năng sôi động trong tương lai, thế nhưng ngành Kinh tế phát triển ra làm gì? bạn đã biết chưa? Những thông tin sau đây mới chính là chìa khóa mở cửa cơ hội, giúp bạn xác định được vị trí việc làm trong tương lai.

3. Bạn có biết ngành Kinh tế phát triển ra làm gì? 

“Ngành kinh tế phát triển ra làm gì?” Sẽ không khó để tìm kiếm những vị trí việc làm đang được tuyển dụng liên quan đến ngành Kinh tế phát triển. Bạn hoàn toàn có thể tham khảo một số các vị trí tuyển dụng đang được đăng tin tại Timviec365.vn để có thể tìm hiểu được thêm công việc bạn cần làm, mức lương, chế độ đãi ngộ, môi trường làm việc… 

 Vị trí việc làm dành riêng cho sinh viên ngành Kinh tế phát triển  Vị trí việc làm dành riêng cho sinh viên ngành Kinh tế phát triển 

3.1. Vị trí việc làm dành riêng cho sinh viên ngành Kinh tế phát triển 

Nghiệp vụ có liên quan đến Ngành Kinh tế phát triển mà các vị trí công việc chung cần phải làm đó là:

  • Phân tích thực trạng kinh tế – xã hội của động đồng quốc gia trong và ngoài nước 

  • Tham gia vào các chương trình và dự án phát triển kinh tế 

  • Phân tích và dự báo Kinh tế xã hội 

  • Phát tích mô hình hóa tăng trưởng kinh tế 

  • Thực hiện quản lý quá trình dự báo phát triển, phân tích, thẩm định và chỉ đạo các dự án về phát triển kinh tế

  • Phân tích, tham gia vào các hoạch định và tư vấn thực hiện chính phát triển ở nhiều lĩnh vực. 

  • Tham gia các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, đưa ra các giải pháp, chinh sách phục vụ cho sự phát triển tại các lĩnh vực tài chính công, phát triển bền vững… 

Nhìn nhận từ các nghiệp vụ trên thì Sinh viên Ngành Kinh tế phát triển có thể đảm nhận các vị trí như: 

  • Chuyên viên hoạch định tài chính 

  • Kỹ sư kinh tế xây dựng 

  • Giảng viên tại các trường đại học về ngành Kinh tế phát triển 

Ngoài những vị trí việc làm được nêu cụ thể bên trên thì sinh viên ngành Kinh tế Phát triển có thể tham khảo các vị trí việc làm tại các nơi như: 

  • Các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế – xã hội

  • Các bộ và cơ quan ngang bộ:  Bộ Kế hoạch – đầu tư…

  • Các viện nghiên cứu kinh tế tại các trường đại học 

  • Các tổ chức quốc tế và phi chính phủ về phát triển: Hoạt động tại các dự án phát triển kinh tế, bộ phận nghiên cứu triển khai các dự án phát triển

  • Các doanh nghiệp: Phòng kinh doanh, phòng kế hoạch,phòng marketing… 

  • Các tổ chức tài chính: Bộ phận phát triển sản phẩm, bộ phận quản lý chất lượng, phân tích tài chính… 

  • Tự Startup thành lập kế hoạch khởi nghiệp, mở rộng và phát triển công ty của riêng mình. 

  • Hoạt động giảng dạy và nghiên cứu về kinh tế phát triển tại các trường đại học, cao học… 

3.2. Mức lương đầy hứa hẹn dành cho sinh viên ngành Kinh tế phát triển

Mức lương đầy hứa hẹn dành cho sinh viên ngành Kinh tế phát triển Mức lương đầy hứa hẹn dành cho sinh viên ngành Kinh tế phát triển

Với những vị trí, môi trường làm việc trên thì ngành Kinh tế phát triển được xem là ngành học mang lại mức lương hấp dẫn trong tương lai. Đối với sinh viên mới ra trường ngành Kinh tế phát triển, các bạn sẽ có ít kinh nghiệm trong ngành nghề, vị trí chuyên môn của mình nhưng mức lương vẫn sẽ dao động linh hoạt trong mức từ 5 triệu đến 7 triệu đồng trong một tháng. 

Đến một khoảng thời gian nhất định, có trong tay kinh nghiệm việc làm từ 1 đến 2 năm sau, khi năng lực nghề nghiệp tăng cao thì mức lương sẽ được tăng từ 7 triệu – 10 triệu đồng trên 1 tháng hoặc thậm chí có thể cao hơn tùy vào vị trí công việc. 

4. Thông tin tuyển dụng ngành Kinh tế phát triển 

Để có thể tham gia vào ngành Kinh tế phát triển thì những thông tin sau đây sẽ giúp bạn được phần nào trong quá trình chọn ngành chọn nghề. Đừng vội vàng bỏ qua nhé vì có thể nó sẽ rất hữu ích trong định hướng phát triển bản thân trong tương lai. 

Thông tin tuyển dụng ngành Kinh tế phát triển Thông tin tuyển dụng ngành Kinh tế phát triển 

4.1. Khối thi xét tuyển ngành Kinh tế phát triển 

Ngành Kinh tế phát triển có mã ngành: 7310105

Với các tổ hợp xét tuyển chính gồm: 

  • A00:  Toán, Vật lý, Hóa học 

  • A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh 

  • D01: Toán, Ngữ văn, Tiếng anh 

Ngoài ra một số trường còn chấp nhận các tổ hợp như D07, C01, D90, C04. Bạn có thể tham khảo tại thông tin tuyển sinh của các trường đại học. 

4.2. Trường đại học đào tạo ngành Kinh tế phát triển 

Xét về trường đại học chuyên đào tạo ngành Kinh tế phát triển thì không thể không kể đến các trường đại học sau. Đi đầu là trường Đại học Kinh tế Quốc dân với bề dày trên 60 năm truyền thống, bộ môn Kinh tế phát triển tiến hành xuất bản cuốn giáo trình Kinh tế phát triển và được nhiều trường đại học áp dụng vào trong nhu cầu giảng dạy ngành học. 

Ngoài ra ở miền Bắc còn có các trường như: 

  • Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội 

  • Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên 

  • Học viện Chính sách và Phát triển 

Tại khu vực miền Trung: 

  • Trường Đại học Phạm Văn Đồng 

  • Đại học Đà Nẵng 

4.3. Mức điểm chuẩn đầu vào ngành Kinh tế Phát triển 

Trừ trường hợp các trường đại học có cách tuyển sinh khác, điểm chuẩn theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia đang được dao động từ 13 đến 22,3 điểm. Đối với đa số trường đại học thì điểm chuẩn sẽ rơi vào mức 18,5 điểm. 

5. Bạn cần kỹ năng gì để mở rộng cơ hội việc làm tương lai 

Để có thể tìm việc công việc phù hợp với bản thân trong ngành Kinh tế phát triển thì bạn không thể thiếu các kỹ năng như sau, những kỹ năng này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển từ thu nhập cho đến môi trường làm việc tạo điều kiện cho sự cạnh tranh công việc với các ứng viên khác. 

Bạn cần kỹ năng gì để mở rộng cơ hội việc làm tương lai Bạn cần kỹ năng gì để mở rộng cơ hội việc làm tương lai 

  • Kỹ  năng ngôn ngữ học: Đừng bao giờ bỏ qua kỹ năng này bởi vì trong thời đại hội nhập với quốc tế, kinh tế phát triển không chỉ là phát triển trong nước mà còn cần phải học hỏi thêm kinh nghiệm của các nước phát triển để đưa ra các đường lối đúng đắn. Nó còn phục vụ trong quá trình tham gia vào các vị trí việc làm tại các tổ chức quốc tế và phi chính phủ. 

  • Có khả năng làm việc động lập, chịu áp lực công việc về thời gian và khối lượng làm việc: Nếu bạn tham gia vào việc nghiên cứu về sự phát triển kinh tế thì yếu tố này là vô cùng quan trọng. 

  • Có trách nhiệm trong công việc, Đam mê nghiên cứu, khám phá kiến thức mới 

  • Có khả năng đàm phán thuyết phục 

  • Kiên trì và nhẫn nại… 

Những kỹ năng trên đây cũng sẽ giúp bạn có thể định hướng, xác định rằng bản thân có phù hợp với ngành Phát triển kinh tế hay không, từ đó xác định được hướng đi trong việc tìm ngành tìm nghề. 

Mong rằng những thông tin mà Timviec365.vn cung cấp sẽ giúp bạn lý giải được phần nào những thắc mắc cơ bản về “Ngành Kinh tế phát triển”, giúp bạn giải đáp câu hỏi  “Ngành kinh tế phát triển ra làm gì”. Để từ đó giúp bạn có thể xác định được hướng đi cho mình, giúp bạn trong việc chọn đúng ngành đúng nghề phục vụ cho sự phát triển của bản thân trong tương lai.

Chia sẻ: