Bật mí cách trị vết thương trên mặt không để lại sẹo đúng cách
Cách trị vết thương trên mặt không để lại sẹo như thế nào cho đúng cách là chủ đề đang được nhiều bạn đọc quan tâm. Để hiểu rõ hơn về cách điều trị sẹo phù hợp, mời bạn đọc cùng theo dõi hết nội dung bài viết sau đây.
Nội Dung Chính
Sẹo do vết thương ảnh hưởng như thế nào?
Khi các hệ thống mô xơ phát triển quá mức, khiến cho kích thước của sẹo sẽ lớn hơn phạm vi của vết thương, chỉ cần một vết xước nhỏ, do côn trùng cắn rất hay vết kim tiêm cũng dễ dàng hình thành một khối sẹo khá lớn.
Sẹo do vết thương ảnh hưởng như thế nào?
Thông thường vùng da sẹo do vết thương có vỏ bọc cứng, bề mặt nhẵn hoặc thô ráp, sẹo có thể chuyển màu màu đỏ sang màu nâu sẫm. Phần lớn, những vết sẹo bình thường sẽ không gây ra triệu chứng nguy hiểm gì. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng như: da trở nên nhạy cảm hơn, da bị kéo căng, ngứa ngáy và khó chịu, đôi khi đau rát khi bị tác động trực tiếp vào vết sẹo.
Sẹo do vết thương sẽ không thể tự biến mất hay nhỏ đi, vì lúc này vết sẹo đã hình thành do sự tăng sinh collagen quá mức diễn ra quá trình liền sẹo. Khi hình thành sẹo đồng nghĩa là những tổn thương của da đã được phục hồi hoàn toàn. Ngoài ra, sẹo còn gây mất thẩm mỹ cũng như tâm lý của người bệnh.
Vì sao cần chăm sóc vết thương ngay từ đầu?
Thời điểm tốt nhất để chăm sóc vết thương cũng như điều trị sẹo là lúc vết thương vừa khô và bắt đầu kéo da non, nhằm tận dụng khả năng sản xuất collagen trong cơ thể để giúp phục hồi lại các vết thương.
Vì sao cần chăm sóc vết thương ngay từ đầu?
Nếu vết thương không được chăm sóc và điều trị sớm dễ hình thành sẹo, khi đó cấu trúc da xung quanh sẹo đã ổn định nên việc loại bỏ sẹo sẽ không còn dễ dàng. Chính vì thế, cần chăm sóc vết thương càng sớm càng tốt.
Các tế bào nguyên sợi collagen dễ phát triển và tăng sinh mô ở người trẻ tuổi khoảng từ 15 – 35, bắt đầu 35 tuổi trở đi chuỗi collagen sinh trưởng kém hơn, làn da bắt đầu lão hóa, vì thế cho kết quả điều trị trở nên chậm hơn. Chính vì thế, khi bị thương ở da các chuyên gia đều khuyên cần chữa trị càng sớm càng tốt trước khi chúng hình thành sẹo.
Cách chăm sóc vết thương trên mặt không để lại sẹo
Khi bị các vết thương ngoài da, bạn không nên thờ ơ trong việc chăm sóc. Nếu vết thương nhẹ có thể sẽ lâu lành và để lại sẹo, còn nếu nặng sẽ dẫn đến nhiễm trùng, hoại tử. Vì thế bạn cần thực hiện nhưng cách chăm sóc sau đây:
Rửa sạch vết thương
Điều trước tiên, bạn cần thực hiện để vết thương nhanh lành, không để lại sẹo đó là rửa sạch vết thương với Chlorhexidine pha loãng tầm 5/10.000, thuốc tím pha loãng 1/10.000 hoặc dung dịch nước muối sinh lý 0.9%, Povidine.
Rửa sạch vết thương.
Không nên sử dụng thuốc tím, dung dịch alcool hoặc chlorhexidine đậm đặc để rửa trực tiếp vết thương, vì các hoạt chất này có thể làm tổn thương các tế bào đang lành, các vết thương sẽ trở nên khó lành và để lại sẹo.
Băng bó vết thương cẩn thận
Sau khi làm sạch vết thương, bạn cần sử dụng băng gạc y tế để băng lại, có thể sử dụng băng dạng xịt tạo thành lớp màng polyesteramide bao phủ lên vùng da bị thương giúp ngăn ngừa nhiễm trùng tại khu vực đang điều trị, không nên băng quá chặt.
Trong trường hợp, vết thương đang trong tình trạng chảy dịch mủ, bạn cần thường xuyên thay băng 2-3 lần/ngày. Trước khi thay băng, bạn nên rửa vết thương với nước muối sinh lý, hạn chế rửa vết thương bằng oxy già hay thuốc tím vì những sản phẩm này có thể gây tổn thương tế bào lành hoặc làm vết thương lâu lành hơn. Sau khi rửa sạch bằng nước muối, bạn loại bỏ dịch mủ và làm khô vết thương bằng bông y tế, khăn sạch trước khi băng.
Bổ sung đủ vitamin, kẽm, đạm.
Cần bổ sung đủ dinh dưỡng trong quá trình chăm sóc vết thương. Những loại thực phẩm chứa nhiều đạm, các loại vitamin, kẽm trong chế độ ăn uống hằng ngày, bởi nếu cơ thể hấp thụ quá ít đạm, vitamin, kẽm,… quá trình loại bỏ các chất thải khỏi vết thương, tái tạo da mới sẽ bị chậm lại, vết thương lâu lành, hình thành sẹo.
Bổ sung đủ vitamin, kẽm, đạm.
Theo các Chuyên gia đầu ngành, những loại thực phẩm giàu đạm, vitamin, kẽm có chứa nhiều trong trứng, thịt nạc, sữa, lá gan, cá, các loại đậu, rau xanh đậm, trái cây tươi chín mọng,…
Không bóc vảy khi vết thương đang lành
Trong giai đoạn vết thương đang làm lành cho đến giai đoạn đóng vảy, bạn không được cạy, bóc vảy khiến cho vết thương bị chảy máu. Thậm chí làm cho vết thương trở nên nặng hơn và có nguy cơ cao để lại sẹo xấu. Bạn nên để vảy tự bong sẽ giúp tránh được việc để lại sẹo sau này.
Sử dụng thuốc liền sẹo đúng cách
Trường hợp bạn muốn sử dụng thuốc liền sẹo, nên lựa chọn những sản phẩm từ các cửa hãng uy tín, chất lượng được nhiều người đánh giá cao về chất lượng như: Kem trị sẹo scar esthetique, contractubex, dermatix, hiruscar,…
Không nên mua sản phẩm không biết rõ nguồn gốc, xuất xứ. Tuyệt đối không tự ý đắp hay sử dụng những loại lá thuốc, bài thuốc dân gian truyền miệng nào vì có thể làm cho vết thương không lành, lâu liền sẹo, dẫn đến các biến chứng guy hiểm cho sức khỏe.
Sẹo trên mặt do vết thương gây ra có tự lành không?
Khi da bị tổn thương, các collagen và elastin có tác dụng tạo độ căng mịn và đàn hồi của da bị đứt gãy và không thể tự liền lại được, từ đó hình thành nên sẹo lõm. Các vết sẹo lõm trên mặt sẽ nằm sâu dưới da, nên khi nhìn sẽ thấy thấp hơn so với bề mặt da xung quanh.
Sẹo trên mặt do vết thương có tự lành không? Câu trả lời là không. Theo ý kiến từ các chuyên gia cho biết, sẹo được xem là dạng tổn thương vĩnh viễn và cấu trúc đã hoàn thiện từ sâu bên trong da. Cách giúp bạn điều trị dứt điểm là phải cắt hoàn toàn chân sẹo ở dưới da. Chỉ khi các chân sẹo bị đứt gãy. Các sợi tế bào của chúng bị xơ hóa dần vì không được nuôi dưỡng từ máu và các dưỡng chất khác.
Cách trị vết thương trên mặt không để lại sẹo
Sau đây, bài viết xin chia sẻ những cách trị sẹo do vết thương hiệu quả từ các phương pháp chuyên khoa được các chuyên gia hàng đầu khuyên dùng, cụ thể như sau:
Bóc tách đáy sẹo do vết thương
Phương pháp nhằm cắt đứt các chân sẹo nằm dưới bề mặt da. Sau khi thực hiện xâm lấn cắt mô xơ, lượng máu sẽ tràn vào vết cắt giúp làm đầy sẹo nhanh chóng chỉ trong thời gian ngắn. Lúc này, quá trình tái cấu trúc vùng da được cải thiện rõ rệt.
Bóc tách đáy sẹo do vết thương.
Phương pháp giúp tăng sinh mạch máu và sản sinh collagen làm sẹo đầy lên nhanh chóng. Sau một thời gian, vùng da đã ổn định bác sĩ sẽ biết được hiệu quả cải thiện được khoảng bao nhiêu phần trăm.
Điều trị sẹo do vết thương bằng tia laser
Hiện nay, công nghệ laser tốt nhất trong việc điều trị sẹo đó là Laser Fractional CO2, đây kỹ thuật không xâm lấn mà chỉ tác động nhờ ánh sáng nhiệt năng laser. Các tia laser với tần số phù hợp sẽ đốt bỏ tế bào xơ hóa hình thành nên sẹo, giúp làm mỏng và xóa mờ sẹo dựa trên quá trình cải thiện collagen tại vị trí có sẹo. Đồng thời giúp kích thích tăng sinh chuỗi collagen và elastin phát triển mạnh hơn, mang đến cho bạn một làn da căng khỏe, mịn màng và trẻ hóa hơn.
Bên cạnh đó, ngoài việc loại bỏ sẹo do vết thương, laser còn có chức năng hỗ trợ xử lý các vấn đề như giảm ngứa do sẹo; cải thiện những vấn đề về da như sắc tố, nám tàn nhang, rãnh nhăn mà không làm ảnh hưởng tới những da xung quanh.
Kỹ thuật điều trị sẹo bằng tia laser mang lại hiệu quả đáng kể đối với các loại sẹo rỗ, sẹo do vết thương, sẹo lõm,… Liệu trình điều trị không mất quá nhiều thời gian so với các phương pháp điều trị sẹo khác, tuy nhiên kết quả mang lại cao hơn gấp 5-10 lần so với điều trị thông thường như dùng kem trị sẹo rỗ, thuốc bôi,…. So với thủ thuật lăn kim trị sẹo rỗ thì dùng tia laser ít gây đau và không gây ra tổn thương da hơn. Đặc biệt, laser hoàn toàn không gây chảy máu khi điều trị và được xem là một trong số các phương pháp trị sẹo tốt nhất hiện nay với tác dụng làm mờ và đầy sẹo 90% được nhiều tín đồ làm đẹp tin dùng.
Phương pháp chấm sẹo TCA
Chấm TCA hay gọi cách khác là kỹ thuật TCA Cross, một trong những phương pháp được sử dụng điều trị sẹo rỗ, sẹo lõm rất hiệu quả. Để tiến hành điều trị, các bác sĩ sẽ dùng dung dịch Trichloroacetic Acid (TCA) sau đó dùng dụng cụ chuyên biệt và chấm trực tiếp lên vết sẹo. Trong thời gian điều trị, bác sĩ sẽ theo dõi và điều chỉnh nồng độ phù hợp từ 50 – 100% tùy thuộc vào tổn thương của sẹo.
Phương pháp này nhằm mục đích phá hủy các nền sẹo, kích thích sự phát triển của các tế bào mô sợi, từ đó giúp lấp đầy bề mặt vết sẹo hiệu quả. Sau khi điều trị, vết sẹo sẽ nhanh chóng được khép lại.
Phương pháp chấm sẹo TCA tái tạo da.
Việc điều trị bằng phương pháp chấm TCA không chỉ cải thiện các vết sẹo, làm đồng đều màu da đồng thời giúp làn da của bạn trở nên trẻ hóa, căng bóng và đàn hồi nhanh chóng.
Điều trị sẹo do vết thương với phương pháp lăn kim
Phương pháp lăn kim trị sẹo được sử dụng bởi các đầu kim siêu nhỏ tác động trực tiếp vào vùng da sẹo, tạo những tổn thương giả trên da, đẩy nhanh quá trình tự lành thương nhờ tăng sinh collagen, elastin mạnh mẽ của cơ thể giúp sẹo rỗ mau đầy lên. Các vết thương nhanh chóng trở thành đường dẫn, giúp đưa dưỡng chất vào sâu trong da (serum, tế bào gốc,…) dễ dàng thẩm thấu và phát huy công dụng.
Hiện nay, trong ngành thẩm mỹ da liễu vẫn chưa có phương pháp nào trị sẹo rỗ hết 100%, tuy nhiên bạn có thể cải thiện sẹo từ 50% – 80% nếu lựa chọn đúng phương pháp và địa chỉ điều trị uy tín, đảm bảo an toàn.
Ưu điểm của phương pháp này:
- Thủ thuật lăn kim điều trị sẹo đạt hiệu quả cao.
- Chi phí tương đối thấp, phù hợp cho nhiều đối tượng muốn điều trị bằng phương pháp này.
- Quy trình ann toàn và không mất nhiều thời gian nghỉ dưỡng.
- Cải thiện nhanh chóng các vấn đề về da như: sẹo rỗ, sẹo do tổn thương, thâm do mụn, làm sáng da, làm đều màu da, giảm nhăn và trẻ hóa da.
Lưu ý khi chăm sóc và trị vết thương trên mặt không để lại sẹo
Sau đây, bài viết sẽ cung cấp cho bạn những điều cần lưu ý khi chăm sóc và điều trị vết thương trên mặt mà không để lại sẹo nhằm giúp da nhanh chóng phục hồi sau điều trị, cụ thể như:
Lưu ý khi chăm sóc và trị vết thương trên mặt không để lại sẹo.
-
Nên vệ sinh, làm sạch vết thương bằng những dung dịch sát khuẩn do bác sĩ hướng dẫn. Sau khi vết thương đã bắt đầu kéo da non, bạn nên dùng nghệ tươi hoặc kem trị sẹo để bôi lên nơi cần điều trị cho phù hợp, điều này phải được bác sĩ chỉ định.
-
Đối với những vết thương thuộc mức độ nặng, bạn nên thường xuyên đi kiểm tra định kỳ và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để tình trạng sẹo sẽ được giải quyết nhanh chóng, an toàn và đảm bảo đạt hiệu quả.
-
Không sử dụng các loại thực phẩm dễ gây kích ứng, hình thành sẹo xấu như: thịt gà, xôi nếp, trứng, tôm, rau muống,…
-
Khi đi ra ngoài, bạn cần che chắn kỹ lưỡng, tránh để sẹo tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời gây cản trở quá trình điều trị.
Tại TP. HCM phòng khám da liễu Doctor Scar chuyên điều trị sẹo rỗ, sẹo lõm đầu tiên và duy nhất. Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa da liễu chuyên môn cao trực tiếp thăm khám và điều trị cho từng khách hàng. Đến nay, đã có hơn 50.000 khách hàng điều trị khỏi và phản hồi tích cực bởi sự hài lòng tuyệt đối.
Để được tư vấn trực tiếp hoặc gặp trợ lý Bác sĩ, Quý khách vui lòng gọi Hotline theo số: 097 652 8080 hoặc bấm vào nút ĐĂNG KÝ BÁC SĨ TƯ VẤN.