[Bật mí] Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường ra làm gì?
Việc Làm Môi Trường
1. Tổng quan về Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Quyết định chọn một ngành học vừa đáp ứng về mong muốn của bản thân, vừa thỏa mãn năng lực sở hữu không hề dễ dàng đối với các bạn trẻ đang đối mặt với kỳ tuyển sinh Đại học cận kề. Bên cạnh việc tìm hiểu nhu cầu việc làm đối với ngành học đó, các sĩ tử còn phải đắn đo về cơ sở giáo dục cũng như những kiến thức cụ thể nào có thể tiếp cận được. Nói như vậy để thấy rằng, việc tìm hiểu thật kỹ bản chất và nội dung đào tạo của Quản lý Tài nguyên và Môi trường là rất cần thiết cho những ai mong muốn theo đuổi nó!
1.1. Khái niệm Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Khái niệm về ngành
Nghe Quản lý Tài nguyên và Môi trường thì có vẻ khá dễ hiểu, nhưng sự thật đó là một ngành học như thế nào? Quản lý Tài nguyên và Môi trường đề cập đến một ngành khoa học trang bị những kiến thức nền tảng và chuyên sâu về công tác quản lý các loại hình tài nguyên thiên nhiên và kiểm soát nhiều vấn đề liên quan đến môi trường. Ngành học nhằm cung cấp cho các sinh viên những tri thức đặc biệt về các giải pháp liên quan đến việc sử dụng và khai thác các loại tài nguyên một cách hợp lý và bền vững nhất. Vận dụng các kiến thức để phân tích, đánh giá thực nghiệm và xử lý những vấn đề liên quan đến môi trường. Thực hiện nhuần nhuyễn các công tác quản lý, quy hoạch và bảo vệ môi trường.
Tóm lại, Quản lý Tài nguyên và Môi trường là ngành học mang lại cho sinh viên những kiến thức cơ sở về công tác giám sát, quản lý tài nguyên và giám sát, quản lý môi trường. Khi tham gia vào ngành học này, người học sẽ được cung cấp những kiến thức chuyên sâu về các loại hình tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên năng lượng, khoáng sản, nước và đất, tài nguyên rừng, tài nguyên không khí và đa dạng sinh học. Bên cạnh đó, sinh viên cũng được tiếp cận với các kiến thức về cách quản lý ô nhiễm môi trường, các luật lệ, quy định về môi trường, quy hoạch môi trường, công nghệ xử lý chất thải và đánh giá, nhìn nhận về các tác động liên quan đến môi trường,…
Xem thêm: Danh sách việc làm quản lý điều hành mới nhất
1.2. Học Quản lý Tài nguyên và Môi trường sinh viên được gì?
Sinh viên được học những gì?
Nếu theo đuổi ngành học này, sinh viên sẽ được đào tạo và giảng dạy các tri thức mang tính cơ sở, biết cách vận dụng những thuật toán, kiến thức về kinh tế, xã hội, chính trị, khoa học tự nhiên, nhân văn trong công tác quản lý tài nguyên và môi trường. Được tiếp cận với phương pháp phân tích tầm ảnh hưởng của các quy định về luật, các chính sách, cơ chế của Nhà nước trong lĩnh vực này; Người học cũng sẽ biết cách đánh giá, nhìn nhận về công tác quản lý cụ thể nhằm hướng đến thúc đẩy mục tiêu bền vững trong phát triển. Cách xây dựng kế hoạch, thực hiện quy hoạch với việc sử dụng tài nguyên và môi trường nhằm hỗ trợ, phục vụ và đáp ứng các yêu cầu phát triển của đất nước.
Mục tiêu của ngành là đảm bảo cho sinh viên được trang bị các kỹ năng mềm phổ biến nhằm hỗ trợ tối đa cho nghề nghiệp sau khi ra trường. Một số kỹ năng thông dụng như: kỹ năng đánh giá, kỹ năng phân tích, kỹ năng lập kế hoạch, giao tiếp,… Bên cạnh các kỹ năng chính yếu này, người học cũng sẽ được cung cấp các kỹ thuật về việc sử dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật, máy móc và trang thiết bị hiện đại để hỗ trợ tối đa trong công tác quản lý tài nguyên môi trường. Một số nghiệp vụ hỗ trợ trong quá trình làm việc như: tổng hợp thông tin và xử lý, phân tích điều tra,… với mục đích giải quyết tối ưu các vấn đề trong công tác này. Cuối cùng là giúp sinh viên thành thạo các nghiệp vụ về pháp lý, hành chính, tư vấn,… liên quan đến lĩnh vực quản lý tài nguyên môi trường.
Đọc thêm: Ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên ra làm gì tại tương lai
2. Chương trình đào tạo ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo chi tiết là việc cần thiết các sĩ tử nên tìm hiểu và quan tâm. Đối với các cơ sở giáo dục khác nhau, chương trình đào tạo của ngành sẽ không giống nhau. Vì vậy, để không bị bỡ ngỡ sau khi đã nhập học vào trường, hãy khám phá trước những gì bạn sẽ được học khi tham gia vào ngành học này, tại một cơ sở đào tạo nhất định nhé.
Tựu chung, sinh viên Quản lý Tài nguyên và Môi trường sẽ được tiếp cận với nhiều kiến thức chuyên ngành, đồng thời được thực hành học thuật với các chương trình nghiên cứu khoa học (NCKH). Trong quá trình học tập, người học sẽ được chủ động đăng ký hoặc tham gia vào các đề tài, dự án về NCKH các cấp. Hoạt động NCKH không chỉ giúp người học vận dụng được những lý thuyết trên các bài giảng đã được học vào thực tiễn, mà còn phần tạo tiếp cận được ban đầu với môi trường công việc, để tự tin tham gia vào nhiều hoạt động nghề nghiệp sau khi ra trường. Bạn đọc có thể tham khảo chương trình đào tạo chuyên ngành này tại Đại học Khoa học – Đại học Huế nhé!
Các môn học chính
+ Kiến thức đại cương: Triết học – Mác Lênin 1 và 2, Tư tưởng HCM, Đường lối ĐCS, Tin học đại cương, Đại số tuyến tính và hình học giải tích, Xác suất thống kê, Hóa học phân tích, Vật lý đại cương 1 và 2, Sinh học đại cương, Phép tính vi tích phân hàm một biến, Thực hành khóa học phân tích, Thực hành vật lý đại cương, Hóa học đại cương, Pháp luật VN đại cương, Logic học, Xã hội học, Tiếng Anh B1, GDTC và GDQP.
+ Kiến thức cơ sở ngành: Cơ sở địa lý tự nhiên, Địa mạo đại cương, Cơ sở khoa học môi trường, Thủy văn đại cương, Hệ thống thông tin địa lý, Phân tích môi trường, Cơ sở và phân vùng cảnh quan, Tài nguyên – môi trường VN và chiến lược phát triển bền vững, Địa chất đại cương, Bản đồ đại cương, Khí tượng – Khí hậu đại cương, Cơ sở và địa lý thổ nhưỡng, Quan trắc môi trường, Thực tập phân tích môi trường, Đánh giá tổng hợp tài nguyên, Biến đổi khí hậu và tai biến thiên nhiên,…
+ Kiến thức ngành: Kinh tế môi trường, Quy hoạch bảo vệ môi trường, Niên luận, Quản lý và bảo vệ nguồn nước, Quản lý tài nguyên rừng và đa dạng sinh học, Quản lý tài nguyên và môi trường du lịch, Sử dụng hợp lý TNTN và bảo vệ MT, Đánh giá tác động MT, GIS và viễn thám, Quản lý và xử lý chất thải rắn, Quản lý TN và bảo vệ môi trường đất, Kiểm soát và xử lý khí thải, Quản lý TNKS và năng lượng.
+ Thực tập – Kiến tập
+ Báo cáo tốt nghiệp và Bảo vệ Khóa luận tốt nghiệp
Ngành Quản lý thông tin ra làm gì
3. Định hướng việc làm cho những ai học Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Định hướng việc làm
Với vô vàn những tri thức được tiếp cận trong quá trình học tập, sinh viên học Quản lý Tài nguyên và Môi trường sau khi ra trường, hoàn toàn có đủ chuyên môn năng lực để công tác ở các lĩnh vực việc làm cụ thể như sau:
+ Thứ nhất, làm công chức, cán bộ, chuyên viên tại các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Nhà nước từ TW đến địa phương về hoạt động Quản lý Tài nguyên và Môi trường. Chẳng hạn như: Bộ KH và CN, Sở KH và CN, Bộ TN và MT, Sở TN và MT, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sở Nông nghiệp và PTNT, các ban phòng liên quan đến công tác QLTN và MT.
+ Thứ hai, sử dụng các kiến thức chuyên môn và quá trình nghiên cứu học thuật để tham gia giảng dạy ở những cơ sở giáo dục các cấp.
+ Thứ ba, làm chuyên viên trong các tổ chức chính phủ, NGOs, các tổ chức quốc tế, các đơn vị doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tư vấn hoặc hoạt động trực tiếp trong lĩnh vực sử dụng, khai thác và bảo vệ nguồn TN và MT. Làm việc trong các trung tâm, cơ sở cung cấp dịch vụ về tư vấn trong xây dựng quy hoạch, xây dựng kế hoạch sử dụng rừng, đất, môi trường và các tài nguyên khác,…
+ Thứ tư, làm chuyên viên ứng dụng, nghiên cứu và phát triển các đề tài, dự án vào các vấn đề đang gặp phải ở thực tiễn trong phạm trù lĩnh vực quản lý TN và MT tại các trung tâm, cơ quan, viện nghiên cứu của các cơ sở trường Đại học hoặc trực thuộc các bộ, ban ngành.
+ Thứ năm, chủ động mở các cơ sở sản xuất kinh doanh, làm chủ công ty cung cấp các dịch vụ về tư vấn các vấn đề, phạm trù trong lĩnh vực Quản lý TN và MT.
Những vị trí điển hình cho ngành này có thể là: Kỹ sư Quản lý môi trường, Kỹ sư Công nghệ môi trường, Kỹ sư Quản lý tài nguyên rừng, Kỹ sư Kỹ thuật môi trường, Kỹ sư Quản lý MT và du lịch sinh thái, Kỹ sư KH môi trường,…
4. Học Quản lý Tài nguyên và Môi trường ở đâu? Cần những gì?
Chúng ta vừa cùng nhau phân tích những đặc điểm, nội dung học tập cũng như cơ hội việc làm cho ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường. Vậy bạn có thể tham gia ngành học này ở đâu? Cùng xem xét những thông tin hữu ích dưới đây nhé!
4.1. Các cơ sở đào tạo ngành
Các cơ sở đào tạo ngành
Là ngành quan trọng trong phát triển xã hội, Quản lý Tài nguyên và Môi trường được đào tạo ở rất nhiều trường ĐH công lập và tư thục khắp cả nước. Cụ thể là:
+ Khu vực miền Bắc: ĐH Tài nguyên và Môi trường, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Hạ Long, ĐH Nông lâm Thái Nguyên, ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Phân hiệu ĐH Thái Nguyên tại Lào Cai, ĐH Nông lâm Bắc Giang.
+ Khu vực miền Trung: ĐH Duy Tân, ĐH Khoa học Huế, Phân hiệu ĐH Nông lâm TP HCM tại Gia Lai, ĐH Sư phạm Đà Nẵng, ĐH Vinh, ĐH Quy Nhơn, ĐH Quảng Bình.
+ Khu vực miền Nam: ĐH Hoa Sen, ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM, ĐH Thủ Dầu Một, ĐH Tài nguyên và Môi trường TPHCM, ĐH Cần Thơ, ĐH Nguyễn Tất Thành, ĐH Tây Đô, ĐH An Giang.
4.2. Tổ hợp môn xét tuyển của ngành
Tổ hợp môn xét tuyển của ngành
Quản lý Tài nguyên và Môi trường xét tuyển các khối thi cơ bản như sau:
-
Khối A00: Toán – Hóa – Lý
-
Khối A01: Toán – Anh – Lý
-
Khối B00: Toán – Sinh – Hóa
-
Khối C01: Toán – Lý – Anh
-
Khối C02: Toán – Hóa – Văn
-
Khối C14: Văn – GDCD – Toán
-
Khối D01: Văn – Anh – Toán
-
KHối D07: Toán – Hóa – Anh
-
Khối D08: Toán – Anh – Sinh
-
Khối D12: Anh – Văn – Hóa
-
Khối D14: Văn – Anh – Sử
-
Khối D15: Văn – Anh – Địa
-
Khối D84: Toán – GDCD – Anh
-
Khối D90: KHTN – Anh – Toán
Điểm chuẩn trung bình qua từng năm: 13 – 22 điểm
4.3. Các tố chất phù hợp với ngành
Các tố chất phù hợp với ngành
Bạn có phù hợp với Quản lý Tài nguyên và Môi trường hay không?
-
Đạo đức và phẩm chất tốt
-
Có thái độ và nhận thức đúng đắn về những vấn đề tài nguyên, môi trường
-
Tính kỷ luật và tự giác cao
-
Sáng tạo, nhiệt huyết, năng động
-
Am hiểu chuyên môn, thành thạo nghiệp vụ
-
Có trách nhiệm cao với công việc
-
Chịu được tần suất làm việc nhanh, áp lực cao
-
Sức khỏe tốt
Trên đây là những thông tin đã được vieclam88.vn chia sẻ với bạn trước những dự định chọn ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường!