Bật mí 7 kiểu nuôi dạy con cái. Bạn đang là cha mẹ kiểu nào?

Sự nuôi dưỡng và dạy dỗ của cha mẹ vô cùng quan trọng với trẻ. Mỗi bậc phụ huynh sẽ có những cách bảo ban con cái khác nhau. Vậy bạn đang là cha mẹ kiểu nào? Để tìm câu trả lời cho câu hỏi đó, dưới đây là một số phong cách nuôi dạy con cái thường sử dụng phổ biến mà AVAKids tổng hợp được, cùng xem nhé!

Bạn đang là cha mẹ kiểu nào? Nguồn từ thetimes

Bạn đang là cha mẹ kiểu nào? Nguồn từ thetimes

1Kiểu nuôi dạy con có am hiểu tường tận, có thẩm quyền 

Nhiều chuyên gia về phát triển ở trẻ cho rằng nuôi dạy con cái theo hình thức này hiệu quả. Vì cha mẹ theo phong cách này thường:

  • Thiết lập các quy tắc và ranh giới rõ ràng, nhất quán cho các hành động và thói quen của trẻ. 
  • Đặt sự kỳ vọng phù hợp với năng lực của trẻ.
  • Lắng nghe ý kiến đóng góp từ trẻ.
  • Sẵn sàng đón nhận những phản hồi tích cực.

Ưu điểm 

Với kiểu nuôi dạy con cái này, cha mẹ đã góp phần tạo ra một môi trường nhiều tình yêu thương, cùng đồng hành và hỗ trợ trẻ. Giúp cho trẻ phát triển về sức khỏe tinh thần. Theo nghiên cứu được công bố vào năm 2012, trẻ được nuôi dưỡng bởi cha mẹ theo hình thức này có mức độ tự trọng và chất lượng sống cao hơn so với những đứa trẻ được nuôi bởi cha mẹ theo kiểu độc đoán hoặc dễ dãi.

Ngoài ra, Bộ Y tế và dịch vụ nhân sinh (HHS) còn lưu ý rằng trẻ có cha mẹ theo kiểu có am hiểu tường tận, có thẩm quyền sẽ ít khả năng:

  • Sử dụng các chất kích thích.
  • Có những hành vi bạo lực.

Nhược điểm 

Mặc dù hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng hình thức nuôi dạy con cái có am hiểu tường tận, có thẩm quyền tạo ra kết quả lành mạnh cho trẻ. Nhưng kiểu nuôi dạy này đòi hỏi sự kiên nhẫn và nỗ lực nhiều từ các bậc phụ huynh để lắng nghe và chia sẻ với con của mình. Ngoài ra, các quy tắc đôi khi phải được điều chỉnh, làm cho các bậc phụ huynh và trẻ gặp khó khăn khi thay đổi. 

2Kiểu nuôi dạy con độc đoán 

Cha mẹ nuôi dạy con theo kiểu độc đoán. Nguồn từ agtgenetics

Cha mẹ nuôi dạy con theo kiểu độc đoán. Nguồn từ agtgenetics

Các bậc phụ huynh khi nuôi dạy con theo kiểu độc đoán thường có những đặc điểm sau: 

  • Đặt ra các quy tắc nghiêm ngặt và bắt buộc trẻ phải tuân theo.
  • Có những biện pháp trừng phạt nếu trẻ làm sai (đôi khi rất nghiêm khắc).
  • Đặt kỳ vọng cao và mong đợi là trẻ sẽ thực hiện được nó.
  • Ít khi lắng nghe và quan tâm đến cảm xúc của trẻ.

Ưu điểm 

Nhiều bậc phụ huynh cho rằng nuôi dạy con cái theo kiểu độc đoán sẽ giúp trẻ nghe lời và ngoan ngoãn, đây chính là một điều tốt. Ngoài ra, cha mẹ dạy con theo kiểu này còn giúp con cái của họ biết được ranh giới của mình, từ đó tập trung vào phát triển bản thân để cải thiện thành tích tốt hơn.

Nhược điểm 

Tuy nhiên kiểu nuôi dạy con độc đoán lại có một số nhược điểm. Theo nghiên cứu năm 2012 của đại học New Hampshire về những đứa trẻ được nuôi dạy bởi cha mẹ độc tài thường: 

  • Có xu hướng đối đầu, cãi lời cha mẹ.
  • Có nhiều khả năng tham gia vào các hành vi phạm pháp như hút thuốc, bảo lực, dùng các chất kích thích…

Những đứa trẻ được lớn lên trọng sự dạy dỗ của những cha mẹ độc đoán thường cảm thấy bị ràng buộc và khó chịu, vì không được tự do thể hiện tích cách của chính mình. Điều đó dẫn đến tình trạng trẻ sẽ nổi loạn vào một thời điểm nào đó làm cho mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái có thể bị xung đột.

Bài viết liên quan: Tại sao ba mẹ không nên la mắng con và những biện pháp dạy con hiệu quả

3Kiểu nuôi dạy con gần gũi, gắn bó

Đây là kiểu nuôi dạy con cái theo bản năng tự nhiên của các bậc cha mẹ. Kiểu nuôi dạy này, cha mẹ sẽ luôn đáp ứng những nhu cầu và tạo cho trẻ một môi trường phát triển an toàn.

Cha mẹ nuôi dạy con theo kiểu gần gũi, gắn bó. Nguồn từ theasianparent

Cha mẹ nuôi dạy con theo kiểu gần gũi, gắn bó. Nguồn từ theasianparent

Ưu điểm 

Mặc dù kiểu nuôi dạy con này có vẻ trực quan, tuy nhiên theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2010 trên APAPsychNET báo cáo rằng những đứa trẻ tiếp xúc với cách nuôi dạy này của cha mẹ sẽ có những đặc điểm sau:

  • Thích sống độc lập 
  • Thích nghi với cuộc sống rất tốt
  • Ít bị căng thẳng
  • Dễ đồng cảm
  • Có thể kiểm soát cảm xúc

Nhược điểm 

Việc nuôi dạy con cái theo kiểu này, đòi hỏi các bậc phụ huynh phải cần nhiều thời gian. Một điều mà cha mẹ cần nên hết sức lưu ý khi cho trẻ sơ sinh ngủ chung với mình, thường sẽ có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) và điều này không được các chuyên gia khuyến khích.

4Kiểu nuôi dạy con cái dễ dãi

Các bậc cha mẹ theo kiểu nuôi dạy con cái dễ dãi thường đi ngược lại với cách nuôi dạy con truyền thống ở chỗ các bậc phụ huynh cho phép trẻ tự điều chỉnh bản thân. Với kiểu nuôi dạy này, cha mẹ thường: 

  • Không đặt ra các ranh giới hoặc giới hạn nghiêm ngặt cho trẻ.
  • Không phải lúc nào cũng cố gắng kiểm soát trẻ.
  • Sẽ đưa ra một vài nguyên tắc (nếu cần).
  • Cho phép trẻ đưa ra nhiều quyết định của riêng chúng. 

Cha mẹ nuôi dạy con cái theo kiểu dễ dãi. Nguồn từ cdn

Cha mẹ nuôi dạy con cái theo kiểu dễ dãi. Nguồn từ cdn

Ưu điểm 

Cha mẹ theo phong cách dễ dãi thường sẽ dành tình yêu thương và nuôi dưỡng trẻ. Vì thế, họ mong muốn trẻ sẽ được tự do phát triển, rèn luyện tính cách độc lập và quyết đoán. Mặc dù đây không phải là phong cách mà hầu hết các chuyên gia khuyến khích. 

Nhược điểm 

Khi cha mẹ nuôi dạy trẻ theo phong cách dễ dãi thường làm cho trẻ gặp nhiều khó khăn và thử thách hơn. Vì không có sự định hướng và hỗ trợ nhiều từ cha mẹ. Thêm vào đó, một nghiên cứu năm 2016 cho thấy việc nuôi dạy con cái theo kiểu này có thể làm cho trẻ vô kỷ luật và không kiểm soát được hành vi của mình

Bài viết liên quan: Tạo lập tính kỷ luật cho con bạn

5Nuôi dạy con cái trong phạm vi tự do 

Với kiểu nuôi dạy này, cha mẹ sẽ cho phép con cái mắc sai lầm và chấp nhận những rủi ro khi thực hiện những việc trẻ muốn làm. Sau đó cha mẹ sẽ nới lỏng vùng kiểm soát trẻ. Đồng thời, các bậc phụ huynh sẽ đưa ra những quy tắc và hậu quả khi trẻ không tuân theo. 

Cha mẹ nuôi dạy con cái trong phạm vi tự do. Nguồn từ theasianparent

Cha mẹ nuôi dạy con cái trong phạm vi tự do. Nguồn từ theasianparent

Ưu điểm 

Các bậc cha mẹ nuôi dạy con cái trong phạm vi tự do sẽ trao cho trẻ quyền được kiểm soát và chịu trách nhiệm với những gì trẻ làm. Điều này làm cho trẻ cảm thấy: 

  • Tự do được làm những điều mình muốn làm, cảm giác bớt nhàm chán khi bị cha mẹ quản lý.
  • Có nhiều khả năng ra quyết định hơn và tự chủ với quyết định của chính mình.

Nhược điểm 

Với kiểu phong cách này, cha mẹ thoải mái cho trẻ quyền tự do quyết định, đôi khi có thể làm cho trẻ có thể bị thương hay gặp nguy hiểm khi không có ai giám sát, đối diện với những khó khăn và thử thách. Đối với một số quốc gia, phụ huynh theo kiểu phong cách này có thể bị buộc tội bỏ bê và không chăm sóc con cái.

6Kiểu cha mẹ trực thăng 

Cha mẹ theo kiểu trực thăng sẽ can thiệp nhiều vào cuộc sống của trẻ từ bạn bè, bữa ăn hằng ngày cho đến những thời gian rảnh của con. Phụ huynh trực thăng thường: 

  • Cố gắng kiểm soát nhiều tình huống trong cuộc sống của trẻ..
  • Thường không tin tưởng vào khả năng xử lý tình huống của con cái.
  • Liên tục đưa ra lời khuyên và hướng dẫn cho trẻ.
  • Thường hay giải quyết vấn đề giúp con.

Tuy nhiên, động cơ để cha mẹ hành động như vậy đều xuất phát từ tình yêu và sự quan tâm. Các bậc phụ huynh trực thăng mong muốn những gì tốt nhất cho con và không muốn những sai lầm ảnh hưởng đến tương lai của chúng. 

Cha mẹ trực thăng. Nguồn từ theasianparent

Cha mẹ trực thăng. Nguồn từ theasianparent

Ưu điểm 

Trong khi nhiều chuyên gia khuyên nên thận trọng khi nuôi dạy con cái theo kiểu của cha mẹ trực thăng vì sẽ dễ khiến trẻ cảm thấy bị phụ thuộc và ngột ngạt. Tuy nhiên trên thực tế, nguồn Research Trusted trích dẫn một nghiên cứu năm 2016 xem xét về cha mẹ trực thăng cho thấy những đứa trẻ có phụ huynh theo phong cách này thường chấp nhận những rủi ro, sai lầm và giải quyết nó rất tốt.

Nhược điểm

Theo các nhà tâm lý học tại Đại học Indiana về những đứa trẻ có cha mẹ trực thăng có nhiều khả năng: 

  • Thiếu tự tin và lòng tự trọng. 
  • Mức độ lo lắng và trầm cảm hơn người trưởng thành.
  • Sợ thất bại.
  • Trở thành người giải quyết vấn đề kém.

7Kiểu nuôi dạy con cái không được giải quyết/bỏ bê 

Với kiểu này, cha mẹ thường sẽ thờ ơ với việc nuôi dạy trẻ. Một số trường hợp nằm ngoài tầm kiểm soát, tuy nhiên cha mẹ nuôi dạy con cái kiểu này thường: 

  • Không quan tâm về nhu cầu về thể chất và tinh thần của trẻ, ngoại trừ những điều cơ bản. 
  • Ít thể hiện tình cảm và yêu thương với con cái 
  • Bắt trẻ làm những việc nặng trước tuổi 

Kiểu nuôi dạy con cái bỏ bê. Nguồn từ theasianparent

Kiểu nuôi dạy con cái bỏ bê. Nguồn từ theasianparent

Theo nghiên cứu từ năm 2009 cho thấy rằng các bậc phụ huynh theo kiểu nuôi dạy con cái bỏ bê này, thường bị cha mẹ của chính họ bạo hành thể chất thời thơ ấu cao gấp 5 lần và bị bỏ rơi hơn 1.4 lần. Vì thế, cha mẹ chọn cách nuôi dạy con cái theo kiểu này thường sẽ có một số lý do hay hoàn cảnh ngăn cản họ hình thành mối liên kết với con của chính họ.

Ưu điểm 

Phong cách nuôi dạy con cái theo kiểu bỏ bê không có điểm tích cực. Vì ở nhiều góc độ khác nhau cho thấy rằng kết quả cha mẹ mang lại cho con cái của họ là rất ít hoặc không có.

Nhược điểm 

Theo nghiên cứu được công bố vào năm 2019 trên Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Trẻ em, những đứa trẻ lớn lên với kiểu nuôi dạy này của cha mẹ thường sẽ:

  • Khó kiểm soát được cảm xúc
  • Có khả năng bị trầm cảm
  • Gặp khó khăn trong các mối quan hệ xã hội
  • Chống đối với xã hội, tham gia các hoạt động quậy phá, đánh nhau…

Trên đây là 7 phong cách nuôi dạy con cái, ngoài ra còn rất nhiều phong cách khác. Dù là cha mẹ chọn phong cách nào thì mục đích cuối cùng cũng đều mong muốn mang đến những điều tốt nhất cho con cái. Tuy nhiên, theo nghiên cứu cho thấy rằng trẻ sẽ ảnh hưởng và phát triển tốt nếu cha mẹ vượt qua ranh giới giữa việc nuôi dưỡng nhưng không quá kiểm soát.

Không có kiểu nuôi dạy con cái nào của cha mẹ là đúng hay sai, vì điều này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, điều quan trọng nhất là cha mẹ hãy mềm dẻo và linh hoạt thay đổi. Thông qua bài viết này AVAKids hy vọng các bậc phụ huynh đã tìm được những kiến thức bổ ích cho mình về nuôi dạy con cái.

Thanh Lam tổng hợp từ Healthline

1. Miller PM, et al. (2012). The benefits of attachment parenting for infants and children: A behavioral developmental view. DOI: 10.1037/h100514

2. Parenting to prevent childhood alcohol use. (n.d.). niaaa.nih.gov/publications/brochures-andfact-sheets/parenting-prevent-childhood-alcohol-use

3. Trinkner R, et all. (2012). Don’t trust anyone over 30: Parental legitimacy as a mediator between parenting style and changes in delinquent behavior over time. DOI: 10.1016/j.adolescence.2011.05.003

4. Zahedani ZZ, et al. (2016). The influence of parenting style on academic achievement and career path. Ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4927255/

5. Niaraki FR, et al. (2012). The impact of authoritative, permissive and authoritarian behavior of parents on self-concept, psychological health and life quality. Psfs.semanticscholar.org/f1cf/b19c25271233726248a662b8766cd8341404.pdf

6. Parenting styles and healthy parent-child relationships. (2019). Hhs.gov/ash/oah/adolescent-development/healthy-relationships/parents-child/parenting-styles/index.html

7. “Helicopter parents” stir up anxiety, depression. (n.d.). newsinfo.iu.edu/web/page/normal/6073.html

8. Kim J. (2009). Type-specific intergenerational transmission of neglectful and physically abusive parenting behaviors among young parents. DOI: 10.1016/j.childyouth.2009.02.002

9. King KA, et, al. (2016). Authoritarian parenting and youth depression: Results from a national study. DOI: 10.1080/10852352.2016.1132870

10. Kuppens S, et al. (2019). Parenting styles: A closer look at a well-known concept. DOI: 10.1007%2Fs 10826-018-1242-x

11. Maralani AF, et, al. (2019). The predictive role of maternal parenting and stress on pupils’ bullying involvement. DOI: 10.1177/0886260516672053

12. Barton AL, et al. (2016). Permissive parenting and mental health in college students: Mediating effects of academic entitlement. DOI: 10.1080/07448481.2015.1060597

13. Garcia ML, et al. (2019). Engaging intergenerational Hispanics/Latinos to examine factors influencing childhood obesity using the PRECEDE-PROCEED model. DOI: 10.1007/s10995-018-02696-y

14. Howenstein J, et. (2015). Correlating parenting styles with child behavior and caries. Ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/25685975

15. Trautner T. (2017). Authoritative parenting style. Canr.msu.edu/news/authoritative_parenting_style