Bật mí 5 mô hình quản lý nhân sự mà doanh nghiệp cần biết

Ngoài việc định hướng phát triển kinh doanh, lãnh đạo công ty còn có nhiệm vụ xây dựng hệ thống quản lý nhân sự. Việc xây dựng mô hình quản lý nhân sự phù hợp sẽ giúp người lãnh đạo tối ưu được nguồn lực và nâng cao hiệu suất kinh doanh. Theo dõi bài viết để hiểu rõ hơn về các mô hình quản lý đang được áp dụng phổ biến hiện nay. 

Mô hình quản lý nhân sự là gì?

Mô hình quản lý nhân sự được hiểu là hệ thống các quy trình, chính sách, hoạt động liên quan đến việc quản trị nguồn nhân lực. Cụ thể là các hoạt động nhằm thu hút, xây dựng, phát triển, sử dụng và đánh giá lực lượng lao động có phù hợp với yêu cầu công việc của doanh nghiệp hay không. 

Thông thường, mô hình quản lý nhân sự có mối quan hệ chặt chẽ với mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuỳ thuộc vào đặc thù kinh doanh, quy mô mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn mô hình quản lý nhân sự phù hợp nhằm nâng cao hiệu suất công việc.

mo-hinh-quan-ly-nhan-su-la-he-thong-cac-chinh-sach-hoat-dong-ve-quan-tri-nguon-nhan-luc

Mô hình quản lý nhân sự là hệ thống các chính sách, hoạt động về quản trị nguồn nhân lực

Xây dựng được mô hình quản lý nhân sự chuẩn chỉnh, chuyên nghiệp, doanh nghiệp có thể thu hút và giữ chân nhân tài. Đồng thời, tối đa hoá hiệu quả trong quá trình sử dụng nguồn lực nhân sự nhằm đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 

Các mô hình quản lý nhân sự mà doanh nghiệp cần biết

Mô hình nhân quả tiêu chuẩn HRM

Đây là một trong những mô hình quản lý nhân sự nổi tiếng nhất, ra đời vào những năm 90 và 2000. Khi áp dụng mô hình này, doanh nghiệp sẽ thấy rõ chuỗi nhân quả được bắt đầu từ các chiến lược kinh doanh và kết thúc bằng hiệu suất tài chính. Do vậy, mô hình này chỉ thực sự hiệu quả khi nó phù hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và nhân sự cần thực hiện, bám sát kế hoạch đã đề ra. Mô hình HRM chỉ ra rằng chiến lược quản lý nhân sự được hình thành ra sao và tác động của con người ảnh hưởng như thế nào đến tài chính và quy trình nội bộ của doanh nghiệp.  

hrm-la-mot-trong-nhung-mo-hinh-quan-ly-nhan-su-noi-tieng-nhat

HRM là một trong những mô hình quản lý nhân sự nổi tiếng nhất

Mô hình quản trị nhân sự 5PS của Schuler

Mô hình 5PS được xây dựng dựa trên mối quan hệ nội tại giữa các mục tiêu chiến lược và 5 hoạt động nhân sự. Cụ thể, những hoạt động này được hình thành từ: triết lý nguồn nhân lực (philosophy), chương trình (programs), chính sách (policies), hoạt động (practices) và quy trình (process). Thông qua 5 hoạt động này, mô hình 5PS của Schuler sẽ giúp doanh nghiệp xác định được mối tương quan phức tạp giữa các hoạt động nhân sự; từ đó, đáp ứng nhu cầu chiến lược của doanh nghiệp và hình thành, phát triển các hành vi của nhóm hoặc cá nhân. 

Khi áp dụng mô hình 5PS, doanh nghiệp nắm được nhu cầu chiến lược kinh doanh. Đồng thời, các nhà lãnh đạo cần nghiên cứu và phân tích tác động của nhu cầu kinh doanh tới 5 hoạt động quản trị nhân sự. Thông qua mối liên hệ giữa hoạt động quản lý nhân sự và chiến lược kinh doanh sẽ tạo động lực giúp người lao động hoàn thành công việc một cách hiệu quả hơn. 

ung-dung-mo-hinh-5ps-doanh-nghiep-se-nam-duoc-nhu-cau-chien-luoc-kinh-doanh

Ứng dụng mô hình 5PS, doanh nghiệp sẽ nắm được nhu cầu chiến lược kinh doanh

Mô hình Harvard

Đây là mô hình lấy con người làm trung tâm được đề xuất vào năm 1994 bởi Beer, Lawrence, Spector, Mill & Walton. Khi áp dụng mô hình quản trị nhân sự Harvard, nhân sự sẽ phải chịu tác động của 3 yếu tố sau:

  • Chế độ làm việc: gồm có môi trường công sở, văn hóa doanh nghiệp, thời gian làm việc,…

  • Các dòng di chuyển nhân lực: cụ thể là thái độ làm việc của nhân sự sẽ ảnh hưởng đến lộ trình thăng tiến trong công việc.

  • Mức lương: gồm thu nhập chính, chính sách phúc lợi, xã hội, chế độ lương thưởng,…

Ưu điểm nổi bật của mô hình này là đề cao con người, coi nhân sự là nguồn lực chứ không phải là chi phí, thúc đẩy sự sáng tạo và tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong doanh nghiệp. 

mo-hinh-havard-luon-coi-nhan-su-la-nguon-luc-chu-chot

Mô hình Harvard luôn coi nhân sự là nguồn lực chủ chốt

Mô hình Grow

Grow là viết tắt của các từ: Goal (mục tiêu), Reality (thực tế), Options hoặc Obstacles (tùy chọn hoặc trở ngại), Will hoặc Way Forward (sẵn sàng hoặc đường đi). Thông thường, các doanh nghiệp áp dụng mô hình này vào quá trình huấn luyện nhân viên. Mô hình Grow hoạt động dựa trên nguyên lý lãnh đạo xây dựng kế hoạch chiến lược (goal) và nhân viên sẽ quyết định triển khai công việc dựa trên tình hình thực tế (Reality). Tiếp đến, người lãnh đạo sẽ đưa ra quyết định triển khai giải pháp cho những tình huống xấu (Options/Obstacles). Cuối cùng, để làm nên thành công, cần đồng lòng quyết tâm thực hiện các mục tiêu theo đúng như kế hoạch (Will).

Thông qua mô hình Grow, người lãnh đạo sẽ xây dựng được định hướng và lộ trình phù hợp để toàn thể nhân sự của công ty có cơ hội phát triển hơn nữa. 

=> Xem thêm: Chương trình tư vấn huấn luyện Agile cho doanh nghiệp – Agile Coaching

thong-qua-mo-hinh-grow-nha-lanh-dao-se-xay-dung-duoc-dinh-huong-va-lo-trinh-phu-hop-cho-nhan-su

Thông qua mô hình Grow, nhà lãnh đạo sẽ xây dựng được định hướng và lộ trình phù hợp cho nhân sự

Mô hình quản lý kiểu Nhật của William Ouchi (Thuyết Z)

Mô hình quản lý nhân sự này được vận hành bằng cách quản lý theo các cấp, cụ thể:

  • Cấp trên cần nắm được tình hình của cấp dưới: trong đó, nhân viên cần chủ động nắm bắt thông tin, báo cáo tình hình với cấp trên để kịp thời đưa ra hướng giải quyết. 

  • Nhà quản lý cấp cơ sở: là những người có thẩm quyền xử lý các vấn đề ở cấp cơ sở, đồng thời khích lệ nhân viên phát huy tối đa khả năng của mình.

  • Nhà quản lý cấp trung : có nhiệm vụ thông báo tình hình với cấp trên và đề xuất ý kiến, giải pháp của mình. Bên cạnh đó, họ cần quan tâm tới phúc lợi, lương thưởng của nhân viên và cần có cách quản trị công bằng, minh bạch.

mo-hinh-thuyet-z-duoc-van-hanh-bang-cach-quan-ly-theo-cac-cap

Mô hình thuyết Z được vận hành bằng cách quản lý theo các cấp

Nhằm xây dựng và lựa chọn được mô hình quản lý nhân sự phù hợp với đặc thù kinh doanh, văn hoá, quy mô, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể tham gia khóa học NeoManager. Đây là khoá đào tạo dành cho những nhà quản lý đang gặp các vấn đề nhân sự không gắn bó, thiếu sự cam kết, không chủ động trong công việc,… Với 9 học phần, 22 công cụ, kỹ thuật quản lý và 5 trải nghiệm học tập thú vị, NeoManager sẽ giúp người học hiểu rõ những vấn đề còn tồn đọng trong doanh nghiệp. Từ đó, giúp người lãnh đạo tìm kiếm, xây dựng được mô hình quản lý nhân sự tiêu chuẩn, phù hợp với doanh nghiệp. 

=> Xem chi tiết: Chương trình đào tạo quản lý mới – NeoManager

5-trai-nghiem-hoc-tap-cua-khoa-hoc-neomanager

5 trải nghiệm học tập của khóa học NeoManager

Như vậy, qua những thông tin chi tiết trên đây, ắt hẳn bạn đã hiểu rõ về những mô hình quản lý nhân sự đang được các doanh nghiệp ứng dụng phổ biến hiện nay. Không có bất kỳ một mô hình nào là đúng hoặc sai, chỉ có mô hình phù hợp với đặc điểm, quy mô và văn hoá của doanh nghiệp hay không thôi. 

neomanager