Bảo lãnh cha mẹ của Công dân Mỹ diện IR5
Bảo lãnh cha mẹ diện IR5 là một hình thức bảo lãnh diện thân nhân trực hệ giúp đoàn tụ gia đình. Diện con bảo lãnh cha mẹ nói riêng hay bảo lãnh thân nhân trực hệ nói chung không hạn chế số lượng Visa phân bổ mỗi năm.
Với ưu điểm trên, bảo lãnh cha mẹ định cư Mỹ là một giải pháp tối ưu được Công dân Mỹ lựa chọn để bảo lãnh bố mẹ sang Mỹ đoàn tụ gia đình.
Với mục đích là giúp các bạn hiểu rõ hơn về diện bảo lãnh này; chúng tôi sẽ tập trung giải đáp các vấn đề cơ bản như sau: Con bảo lãnh cha mẹ sang Mỹ là diện gì? Điều kiện bảo lãnh cha mẹ sang Mỹ theo IR5? Hồ sơ bảo lãnh đi mỹ diện IR5? Thời gian và thủ tục bảo lãnh như thế nào? cùng nhiều vấn đề liên quan khác.
Nội Dung Chính
Con bảo lãnh cha mẹ sang Mỹ là diện gì
Con bảo lãnh cha mẹ là diện gì
Bảo lãnh cha mẹ đi Mỹ thường gọi tắt là bảo lãnh diện IR5. Đây là một chương trình để con quốc tịch Mỹ bảo lãnh cha mẹ sang Mỹ sinh sống.
Người bảo lãnh phải từ 21 tuổi trở lên. Đồng thời, họ cũng phải chứng minh mối quan hệ hợp pháp với Người được bảo lãnh. Ngoài ra, con cái bảo lãnh cha mẹ sang Mỹ cần có khả năng tài chính để hỗ trợ cho cha mẹ của mình khi họ đến nước Mỹ định cư. Đây chính là nội dung chính của câu hỏi con bảo lãnh cha mẹ diện gì hay IR5 là diện gì.
Điều kiện bảo lãnh cha mẹ sang Mỹ theo IR5
Trước khi quyết định nộp hồ sơ bảo lãnh diện IR5, đương đơn cần kiểm tra mình có đáp ứng đủ điều kiện của diện bảo lãnh này hay chưa. Vậy điều kiện bảo lãnh theo Visa IR5 là gì?
- Người bảo lãnh phải là Công dân Mỹ. Lưu ý: không tồn tại trường hợp Thường trú nhân bảo lãnh cha mẹ;
- Người bảo lãnh phải từ 21 tuổi trở lên;
- Người bảo lãnh sinh sống và có địa chỉ trường trú tại Mỹ;
- Cha mẹ được bảo lãnh là người nước ngoài;
- Người bảo lãnh và Người được bảo lãnh phải chứng minh mối quan hệ gia đình với nhau;
- Người bảo lãnh phải chứng minh khả năng tài chính.
Hồ sơ lãnh đi Mỹ diện IR5
Tương tự các diện bảo lãnh người thân khác đoàn tụ gia đình, hồ sơ bảo lãnh cha mẹ đi Mỹ sẽ có các giấy tờ cơ bản sau:
- Đơn I-130, Đơn bảo lãnh thân nhân ngoại kiều. Nếu cha mẹ được bảo lãnh diện IR5 hiện đang ở Mỹ thì có thể nộp đơn I-485 cùng lúc với Đơn I-130. Đơn I-485 là Đơn đăng ký tình trạng thường trú hoặc thay đổi tình trạng;
- Bằng chứng Người bảo lãnh là Công dân Mỹ. Ví dụ: Passport, Giấy khai sinh, Chứng nhận nhập tịch hoặc Giấy chứng nhận công dân…;
- Bằng chứng về việc thay đổi tên của Người bảo lãnh hoặc Người được bảo lãnh (nếu có).
Ngoài ra, tùy thuộc vào đặc điểm của đối tượng được bảo lãnh, hồ sơ bảo lãnh cha mẹ cần thêm các tài liệu đặc thù. Điển hình một số trường hợp sau:
- Người được bảo lãnh là người cha sống ngoài nước Mỹ. Vui lòng cung cấp Giấy chứng nhận kết hôn;
- Người được bảo lãnh là bố/mẹ kế. Vui lòng cung cấp:
– Giấy chứng nhận kết hôn của họ thể hiện họ đã kết hôn trước sinh nhật 18 tuổi của Người bảo lãnh; và
– Quyết định ly hôn hoặc Giấy chứng tử thể hiện hôn nhân trước đó của bố/mẹ ruột hoặc bố/mẹ kết đã chấm dứt hợp pháp. - Người được bảo lãnh là bố mẹ nuôi. Vui lòng cung cấp:
– Giấy chứng nhận con nuôi thể hiện việc nhận nuôi diễn ra trước sinh nhật 16 tuổi của Người bảo lãnh; và
– Tờ tường trình về thời gian và địa điểm mà Người bảo lãnh đã ở cùng với Người được bảo lãnh. - Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Con bảo lãnh cha mẹ sang Mỹ mất bao lâu
Con có quốc tịch bảo lãnh cha mẹ bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Các yếu tố khách quan như: số lượng hồ sơ nộp vào nhiều hay ít, các sự kiện bất khả kháng. Hoặc các yếu tố chủ quan: tiến độ xử lý hồ sơ của cơ quan di trú Mỹ và đặc biệt là tính đầy đủ và chính xác của hồ sơ.
Thời gian bảo lãnh cha mẹ định cư Mỹ đối với hồ sơ xử lý tại Trung tâm dịch vụ Texas là từ 7.5 đến 9.5 tháng. Số liệu trên được công bố trên website của Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (“USCIS“). Số liệu này thay đổi liên tục và không cố định.
Thủ tục bảo lãnh cha mẹ định cư Mỹ
Thủ tục bảo lãnh cha mẹ sang Mỹ gồm các bước sau:
- Kiểm tra điều kiện
Luật sư kiểm tra việc đáp ứng các điều kiện con bảo lãnh cha mẹ đi Mỹ
- Nộp hồ sơ bảo lãnh
Luật sư tư vấn, hỗ trợ Khách hàng chuẩn bị đầy đủ tất cả các tài liệu cần thiết. Sau đó, nộp hồ sơ hoàn chỉnh đến USCIS.
- Phỏng vấn
Sau khi hồ sơ được chấp thuận, Khách hàng có thể ngay lập tức nộp đơn phỏng vấn lấy Visa IR5 tại Lãnh sự quán. Vì bảo lãnh diện IR5 không bị giới hạn số lượng Visa được phân bổ mỗi năm.
Nếu đang ở Mỹ thì Người được bảo lãnh có thể thực hiện thủ tục thay đổi tình trạng. - Cấp Visa
Viên chức lãnh sự cấp Visa IR5 cho Người được bảo lãnh nếu xét thấy đủ điều kiện. Visa IR5 thường có thời hạn sáu (06) tháng.
- Nhập cảnh vào Mỹ
Người được bảo lãnh thực hiện nhập cảnh vào Mỹ để nhận Thẻ xanh.
Một số vấn đề cần lưu ý của diện con bảo lãnh cha mẹ theo Visa IR5 là gì
Cam kết bảo trợ tài chính trong phỏng vấn Visa IR5 là gì
Cam kết bảo trợ tài chính hay Đơn I-864 là một tài liệu quan trọng. Tài liệu này cần chuẩn bị ở giai đoạn phỏng vấn diện con bảo lãnh cha mẹ.
Đơn I-864 là một thỏa thuận có hiệu lực pháp lý giữa Người bảo lãnh và Người được bảo lãnh. Người bảo lãnh đồng ý sử dụng nguồn tài chính của mình để hỗ trợ cho Người được bảo lãnh. Trách nhiệm của Người bảo lãnh thường kéo dài đến khi Người được bảo lãnh trở thành Công dân Mỹ, hoặc đạt được bốn mươi (40) quý làm việc (thông thường là mười (10) năm).
Người bảo lãnh phải thể hiện thu nhập hàng năm bằng hoặc lớn hơn 125% chuẩn nghèo ở Mỹ. Chuẩn này được áp dụng với quy mô hộ gia đình tương ứng của Người bảo lãnh. Nếu Người bảo lãnh không đáp ứng điều kiện thì có thể thay thế bằng các phương thức khác.
Giấy phép làm việc
Bố mẹ được bảo lãnh không cần nộp hồ sơ xin Giấy phép làm việc khi nhập cảnh bằng Visa định cư IR5. Nếu họ hiện đang ở ngoài Mỹ, họ sẽ có dấu tem thường trú trên Passport khi họ đến Mỹ. Dấu tem này cho phép họ có thể làm việc tại Hoa Kỳ cho đến khi nhận Thẻ xanh.
Nếu bố mẹ được bảo lãnh hiện đang ở Mỹ và đã nộp Đơn I-485, họ có thể xin Giấy phép làm việc khi hồ sơ bảo lãnh của họ đang trong quá trình xử lý.
Trường hợp Người được bảo lãnh có con nhỏ phụ thuộc
Nếu bố mẹ được bảo lãnh diện IR5 có con nhỏ phụ thuộc (tức anh chị em của Công dân Mỹ), thì con nhỏ không thể đi theo cùng hồ sơ. Công dân Mỹ có thể bảo lãnh họ bằng những hồ sơ riêng biệt. Bảo lãnh anh chị em là bảo lãnh ưu tiên gia đình thứ tư (diện F4). Người được bảo lãnh cũng có thể bảo lãnh cho con nhỏ phụ thuộc sau khi đã nhận Thẻ xanh.
Trường hợp bố mẹ không muốn sinh sống tại Mỹ trong cả năm
Nhiều người cho rằng khi đã có Thẻ xanh thì bố mẹ có thể ra vào Mỹ dễ dàng hơn và không bị giới hạn thời gian ở nước ngoài. Tuy nhiên, suy nghĩ này không phù hợp với luật bảo lãnh cha mẹ sang Mỹ hay Luật Di trú. Theo đó, luật lại yêu cầu người có Thẻ xanh phải duy trì tình trạng thường trú tại Mỹ.
Duy trì tình trạng thường trú nhằm tránh vấn đề “Từ bỏ ý định định cư”. Các chuyên gia đưa ra lời khuyên rằng Người có Thẻ xanh không nên ở ngoài Mỹ quá sáu (06) tháng.
Nếu Người có Thẻ xanh ở ngoài Mỹ quá sáu (06) tháng nhưng ít hơn một (01) năm thì như thế nào? Theo đó, họ có thể bị đặt thêm các câu hỏi khi họ quay trở lại Mỹ. Thậm chí, họ có thể bị cấm nhập cảnh vào Mỹ.
Nếu Người có Thẻ xanh dự định ở ngoài Mỹ hơn một (01) năm thì họ có thể nhờ Luật sư xin Giấy phép tái nhập cảnh. Việc này cần được thực hiện trước khi họ rời Mỹ. Do đó, trước khi có ý định rời Mỹ, Người có Thẻ xanh cần tham khảo tư vấn từ Luật sư của mình.
Một số chi phí bảo lãnh bố mẹ sang Mỹ diện IR5
Ước tính chi phí Nhà nước của diện con bảo lãnh cha mẹ trong năm 2019 gồm:
- Phí nộp Đơn I-130: 535 USD;
- Phí xử lý đơn xin cấp Visa IR5: 325 USD;
- Phí xử lý Đơn I-864, Đơn bảo trợ tài chính: 120 USD;
- Phí khám sức khỏe: 240 USD;
- Lệ phí sinh trắc học: 85 USD;
- Phí cấp Thẻ xanh: 220 USD.
Trên thực tế, để hoàn thành hồ sơ còn phát sinh nhiều chi phí khác. Ví dụ: phí Luật sư, phí dịch thuật, công chứng, trích lục hồ sơ, đi lại…
Dịch vụ của SKT Law
SKT là hãng luật quốc tế với đội ngũ Luật sư và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm. Bằng kinh nghiệm và sự chuyên nghiệp của mình, chúng tôi sẽ giúp Khách hàng nhanh chóng đạt được ước mơ định cư tại Mỹ của mình.
Để biết thêm về SKT cũng như về chương trình, Khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi trực tiếp qua website hoặc tại văn phòng SKT Law Việt Nam.