Báo cáo nghiên cứu khoa học:

Ngày đăng: 23/07/2014, 13:21

Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 1B-2008 45 xác định đúng chủ đề truyện kiều – MộT điều kiện cần thiết để hiểu đầy đủ hơn về hình tợng tác giả ngUYễN DU lê văn mí (a) Tóm tắt. Bài báo này đi sâu tìm hiểu ý thức của Nguyễn Du trong việc hoán cải chủ đề Kim Vân Kiều truyện thành chủ đề mới trong Truyện Kiều. Chúng tôi xem việc hoán cải đó nh một trong những yếu tố thể hiện chân dung của Nguyễn Du trong Truyện Kiều. 1. Truyện Kiều đợc thế giới nhìn nhận là sản phẩm tinh thần độc đáo của Nguyễn Du, từ lâu đã trở thành một đối tợng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, trớc hết là khoa học văn học. Nhiều ngời đã so sánh Truyện Kiều với Kim Vân Kiều truyện, và những so sánh đó đã cung cấp thêm căn cứ đáng tin cậy để chúng ta thẩm định giá trị của một kiệt tác. Truyện Kiều ra đời sau Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân khoảng 160 năm. Quan hệ của Truyện Kiều với Kim Vân Kiều truyện rõ ràng là mối quan hệ một chiều. Nếu không có Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân thì chắc gì Nguyễn Du có đợc nguồn cảm hứng và chất liệu để sáng tạo ra áng thơ trác tuyệt làm say đắm lòng ngời nh Truyện Kiều? Thời gian gần đây, có một vài ý kiến cho rằng: nhờ sự nổi tiếng của Truyện Kiều ở Việt Nam mà ngời ta mới biết đến Kim Vân Kiều truyện ở Trung Quốc. ý kiến đó chỉ là một cách lập luận và cần đợc kiểm chứng lại. Thực ra, Nguyễn Du đã phải làm rất nhiều việc mới có đợc kiệt tác Truyện Kiều nh ngày hôm nay. Ông đã mợn cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, nhng phải thổi hồn vào nhân vật. Thay đổi chủ đề, nhng phải gắn vào đó một t tởng mới. Chuyển đổi thể loại, ngôn ngữ và kết cấu, nhng phải làm cho nó phù hợp với đời sống tâm hồn dân tộc Nghĩa là Nguyễn Du gần nh đã sáng tác lại thành một tác phẩm mới. Quan trọng hơn cả là ông đã đặt vào đó nhãn quan nghệ thuật của một ngời trải nghiệm trong cõi nhân gian và đặt mình vào vị trí một ngời đứng giữa giông tố cuộc đời để mô tả và lí giải những biến cố trong thời đại của mình. Đó thực sự là những yếu tố thiết yếu cần đợc quan tâm nghiên cứu, khảo sát, một khi ta muốn tìm hiểu tính đa chiều, phức tạp của hình tợng tác giả trong Truyện Kiều. Trong quá trình nghiên cứu, tổng hợp các nguồn dẫn liệu có liên quan về Truyện Kiều, chúng tôi nhận thấy vấn đề Nguyễn Du hoán cải chủ đề của Kim Vân Kiều truyện thành chủ đề mới trong Truyện Kiều là vấn đề ít đợc tìm hiểu dới góc độ của phạm trù hình tợng tác giả. Việc hoán cải đó theo suy nghĩ của chúng tôi là một phơng diện để Nguyễn Du thể hiện mình trong tác phẩm. Vì vậy, vấn đề Nguyễn Du hoán cải chủ đề của Kim Vân Kiều truyện thành chủ đề mới trong Truyện Kiều phải chăng cũng chính là một góc nhìn về chân dung của một nhà văn? Nhận bài ngày 21 / 02 /200 8 . Sửa chữa xong 31 / 3 /200 8 . lê văn mí xác định đúng hình tợng tác giả ngUYễN DU, Tr. 45-56 46 Cụm từ hoán cải chủ đề đợc chúng tôi sử dụng trong bài viết này là của lí luận văn học. Hoán cải là thay đổi, là làm mới lại một vấn đề đã cũ, đã quen thuộc, không còn phù hợp với cá nhân mình và thời đại mình. Việc Nguyễn Du làm thay đổi chủ đề của Kim Vân Kiều truyện trong Truyện Kiều là một hành động đầy tính ý thức, khiến Truyện Kiều không phải là một sự phiên dịch, hay mô phỏng thuần túy của Kim Vân Kiều truyện. Tất nhiên, khi làm việc đó, thi hào Nguyễn Du đã phải nỗ lực vợt qua những áp lực của nguyên tác, trong đó có áp lực chọn chủ đề cho tác phẩm. Chủ đề vì thế đợc xem nh chìa khóa mở ra chân trời sáng tạo nghệ thuật trong Truyện Kiều. Hành động hoán cải chủ đề Kim Vân Kiều truyện cho thấy Nguyễn Du có ý thức của một nhà văn, một nhà t tởng, Nhng cơ bản vẫn là bản lĩnh nghệ thuật, là tài năng khám phá cái mới, cái độc đáo của một con ngời. Tất cả chúng đã chi phối những việc làm cụ thể của Nguyễn Du khi ông sáng tạo ra Truyện Kiều. Nghĩa là ông phải đặt vào đó một cách nhìn mới và một kiểu t duy nghệ thuật khác hơn so với Thanh Tâm Tài Nhân. Phải chăng, việc hoán cải chủ đề Kim Vân Kiều truyện thành chủ đề mới trong Truyện Kiều thực chất là sự thể nghiệm chủ quan, khi nhu cầu phát triển của một thể loại văn học đợc đặt ra trong ý thức sáng tạo của chủ thể trớc những đòi hỏi cấp thiết của thời đại? 2. TheoTừ điển thuật ngữ văn học, chủ đề là vấn đề cơ bản, vấn đề trung tâm đợc tác giả nêu lên, đặt ra qua nội dung cụ thể của tác phẩm văn học [3, 61]. Chủ đề là yếu tố hạt nhân của một văn bản nghệ thuật, cho dù đó chỉ là một văn bản ngắn. Đây chính là lí do tại sao trong sáng tác và nghiên cứu văn học, dù đứng ở góc độ nào thì nhà văn, nhà nghiên cứu cũng đặc biệt quan tâm đến chủ đề t tởng của tác phẩm. Bởi, chủ đề là cơ sở để cho họ định tính, định lợng, và định danh nội dung t tởng cho một tác phẩm văn học. Không có chủ đề thì tác phẩm văn học sẽ không có đợc đôi chân để đi đến những mục tiêu chung trong đời sống con ngời. Thật ra, khi đọc tác phẩm văn học dù thích hay không, ngời ta cũng vẫn muốn biết đợc chủ đề của nó là gì? Không tìm hiểu chủ đề của tác phẩm khi thởng thức thì khác nào tìm hiểu về một ngời mình yêu mà không quan tâm đến tình cảm, thái độ, phẩm chất của ngời đó. Tìm hiểu chủ đề chính là tìm hiểu ý thức và thái độ của nhà văn về con ngời. Khi sáng tác văn học, nhà văn không thể dửng dng trớc những câu hỏi của cuộc đời đang vây quanh mình và luôn đặt ra cho mình những câu trả lời bằng chính cái vốn sống riêng của mình. Những gì mà nhà văn dùng để thuyết minh cho t duy, tình cảm, tâm lí và thái độ của mình chính là chủ đề của tác phẩm vậy. M. Gorki đã mô tả lại sự ra đời và phát triển của chủ đề trong con ngời nhà văn nh sau: Chủ đề là cái t tởng manh nha trong kinh nghiệm của tác giả, do cuộc sống gợi lên, làm tổ trong kho ấn tợng của anh ta, nhng cha định hình và đòi hỏi thể hiện thành hình tợng, thức tỉnh nhà văn, kêu gọi anh ta lao động để tạo dựng hình thức cho nó [10, 262]. Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 1B-2008 47 Có thể nói, chủ đề là một dạng tồn tại của ý thức cá nhân, đợc tích tụ từ quá trình lao động, tìm kiếm, khám phá các giá trị đời sống của nhà văn. Nó lớn dần lên từ khả năng quan sát và thâm nhập vào cuộc sống của cá nhân anh ta. Khi định hình, chủ đề có sức tác động sâu rộng vào t tởng, tình cảm của nhà văn, làm hình thành trong nhà văn ý đồ sáng tác. Chủ đề do đó luôn mang đậm dấu ấn chủ quan của ngời sáng tạo ra nó. Bởi không ai ngoài cá nhân nhà văn là ngời có quyền cho nó một hình thức, một cấu trúc thẩm mĩ và một t tởng riêng biệt. Vì thế có ý kiến cho rằng: Chủ đề thể hiện bản sắc t duy, chiều sâu t tởng, khả năng thâm nhập vào bản chất của đời sống [3, 62]. Mặt khác,Chủ đề còn đợc xem là phạm vi quan tâm chủ quan của nhà văn đối với thế giới, là hằng số tâm lí của nhà văn, gắn với quan niệm thế giới của tác giả [3, 62]. Chính điều này đã làm cho chúng tôi quan tâm đến việc tìm hiểu chủ đề trong một tác phẩm và ý thức của ngời thay đổi chúng trong một tác phẩm cụ thể, đó là trờng hợp của Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Những kiệt tác văn chơng vĩ đại xa nay luôn hàm chứa chủ đề rộng lớn, có sức khái quát cao về đời sống xã hội và con ngời. Bi kịch Hămlét của Sếcxpia đâu phải chỉ dừng lại ở phạm vi báo thù cha, mà nó còn vơn tới sự nhận thức về một xã hội tồi tệ, xấu xa. Hămlét còn thức tỉnh ở con ngời ý thức đấu tranh chống lại thế giới đen tối ấy. Tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung không chỉ dừng lại ở việc miêu tả cuộc đấu tranh phức tạp của các tập đoàn phong kiến thời Tam quốc, mà còn vạch trần bản chất tàn bạo, giả dối của giai cấp thống trị, phản ánh chân thực cuộc sống li loạn, bi thơng của nhân dân Trung Quốc và ớc mơ của họ về một cuộc sống thái bình, thịnh trị. Truyện Kiều của Nguyễn Du đợc biểu dơng là một kiệt tác văn chơng đâu chỉ vì phát hiện ra cái quy luật tài – mệnh hay thân – mệnh khắc nghiệt, dờng nh không thay đổi trong xã hội phong kiến Việt Nam thế kỉ XVIII. Đó còn là tiếng nói lên án các thế lực hữu hình và siêu hình đang bao vây lấy con ngời. Truyện Kiều còn là lời ngợi ca khát vọng tự do của tình yêu, là ớc mơ công lí bay cao, là tiếng nói hiểu đời của một con ngời. Nó đã vợt lên trên giới hạn của chủ đề tài tử giai nhân, tình và khổ hay tài mệnh tơng đố của Thanh Tâm Tài Nhân trong Kim Vân Kiều truyện. Cho nên chủ đề trở thành một yếu tố quan trọng thể hiện đặc điểm tâm hồn của chủ thể trong một tác phẩm văn học cụ thể. Nghiên cứu về hình tợng tác giả trong tác phẩm văn học, tất nhiên phải bắt đầu từ việc nghiên cứu chủ đề của tác phẩm ấy. Giữa chủ thể và chủ đề có quan hệ chặt chẽ với nhau, vì rằng giá trị của cái này sẽ là sự quy định giá trị cho cái kia. Quan hệ hữu cơ ấy đòi hỏi ngời kiến tạo ra nó phải có một chiều sâu t tởng: Chủ đề tác phẩm nói lên chiều sâu t tởng, khả năng nắm bắt nhạy bén của nhà văn đối với những vấn đề của cuộc sống. Vì vậy từ những đề tài cụ thể, rất bình thờng, tác giả có thể nêu lên những chủ đề mang ý nghĩa khái quát to lớn, sâu sắc. Cùng với t tởng, chủ đề tạo ra tầm vóc của tác phẩm [3, 62]. Chính vì thế, không ít ngời căn cứ vào chủ đề để nhận thức gơng mặt, tâm hồn một con ngời bên trong tác phẩm. Vậy thì tầm vóc và vị trí con ngời của Nguyễn Du trong Truyện Kiều, chắc chắn cũng không nằm ngoài yếu tố chủ đề do ông tạo ra. Tìm hiểu việc hoán cải lê văn mí xác định đúng hình tợng tác giả ngUYễN DU, Tr. 45-56 48 chủ đề của Nguyễn Du trong Truyện Kiều cũng chính để làm rõ một chân dung con ngời trong tác phẩm. Xung quanh vấn đề chủ đề của Truyện Kiều, cho đến nay đã có nhiều quan điểm nhìn nhận khác nhau. Trớc hết xin nói tới quan điểm xem chủ đề của Truyện Kiều là Tài mệnh tơng đố. Đào Duy Anh cho rằng t tởng Tài mệnh tơng đố là nòng cốt tinh thần cho toàn truyện mà mỗi một chơng, mỗi một tình tiết, mỗi một đoạn chỉ là để chứng minh cho nó mà thôi [1, 128]. Còn Phan Ngọc trong công trình Tìm hiểu phong cách của Nguyễn Du trong Truyện Kiều đã dành riêng gần nh trọn vẹn chơng II để bàn luận về chủ đề và t tởng của Truyện Kiều. Ông quả quyết khẳng định tài mệnh tơng đố là t tởng của Truyện Kiều, nhng lại xem đó là một sáng tạo của Nguyễn Du: Cho đến nay, ai cũng cho rằng chủ đề t tởng của Nguyễn Du là thuyết tài mệnh tơng đố. Nó đợc nhắc đi nhắc lại 16 lần trong tác phẩm () ai cũng cho rằng đây là một sáo ngữ, không có gì mới mẻ (). Chúng tôi sẽ chứng minh lý thuyết này là của Nguyễn Du không phải vay mợn [9, 29]. Nhà s Nhất Hạnh, trong Truyện Kiều dới cái nhìn thiền quán, cũng cho rằng Tài mệnh tơng đố là chủ đề của Truyện Kiều: Bắt đầu Truyện Kiều, tác giả nêu lên t tởng tài mệnh tơng đố, tài năng và số mệnh đố kỵ nhau [6, 5] Về quan điểm xem chủ đề của Truyện Kiều không phải là Tài mệnh tơng đố, cần phải nhắc tới nhà nghiên cứu Đổng Văn Thành (Trung Quốc). Sau khi đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du, ông đi đến sự khẳng định: Tóm lại, chủ đề đó là mợn cốt truyện tiểu thuyết Trung Quốc để gửi gắm nỗi cảm khái về có tài mà vô mệnh [7, 62]. ý kiến của ông về Nguyễn Du có khi lại hết sức chủ quan và gay gắt: Chủ đề sáng tác của cái lối mợn chén ngời khác để rót bầu tâm sự của mình ấy hoàn toàn nhất trí với việc ông cải biên Truyện Kiều [4, 1551] Nguyễn Văn Dân trong công trình Những vấn đề lí luận của văn học so sánh, thì lại nhìn nhận chủ đề của Truyện Kiều gần giống với ý kiến của Đổng Văn Thành. Ông không xem chủ đề của Truyện Kiều là tài mệnh tơng đố. Ngợc lại, ông gần nh phủ nhận sự sáng tạo của Nguyễn Du trên phơng diện chủ đề và t tởng của Truyện Kiều: T tởng tài mệnh tơng đố là t tởng xuyên suốt của Kim Vân Kiều. Và chữ tài ở đây là tài tình, tài sắc, tài hoa của kiếp hồng nhan, chứ không phải là tài thao lợc võ bị của đấng nam nhi t tởng tài tình mệnh bạc là t tởng xuyên suốt của Kim Vân Kiều mà Nguyễn Du chỉ tiếp thu lại mà thôi [7, 131]. Hoàng Ngọc Hiến thì lại nhìn nhận chủ đề của Truyện Kiều theo một cách riêng. Ông cho rằng: Tài mệnh tơng đố không phải là t tởng của Truyện Kiều mà Nguyễn Du nói đến tài mệnh với một thái độ mỉa mai, đứng về chữ tài để đả kích xã hội phong kiến [2, 68]. Cũng theo Hoàng Ngọc Hiến, Nội dung chữ tài đợc mở rộng trong nội dung hình tợng Truyện Kiều. Tài là tài năng và nhan sắc, là tình và đức hạnh, là những gì tốt đẹp nhất ở con ngời. Có thể nói tài là bản chất con ngời, là bản chất loài ngời luôn luôn vơn tới chân, thiện, mỹ. Tài là một giá trị thực tại, do đó nó có thể biểu hiện ở con ngời nàng Kiều nh một nội dung hình tợng [2, 203]. So với nội dung giải thích của Nguyễn Văn Dân, thì lời giải thích của Hoàng Ngọc Hiến có thể Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 1B-2008 49 chấp nhận đợc, nhng nội hàm chữ tài của ông lại mang một hàm nghĩa quá rộng, khiến cho ngời đọc Truyện Kiều khó nắm bắt sự nông sâu. Trong công trình nghiên cứu về Thi pháp Truyện Kiều, Trần Đình Sử cho rằng: Nguyễn Du có tiếp thu của chủ đề tài mệnh tơng đố, nhng đã có sự đổi mới thành thân mệnh tơng đố, một chủ đề xuất hiện trong văn học Việt Nam từ thế kỷ XVIII, làm cho Truyện Kiều trở thành truyện xót thân đau lòng thấm thía nhất [11, 59]. Ông thuyết phục ngời đọc bằng những lí lẽ rất xác thực từ trong văn bản của Truyện Kiều: Xét chủ đề của Nguyễn Du trong tác phẩm thiết nghĩ phải theo dõi cách mở và kết của tác phẩm. Mở đầu bằng tài – mệnh: Trăm năm trong cõi ngời ta Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau rồi kết thúc với sự trăn trở về tâm – tài: Thiện căn ở tại lòng ta Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài thì ta phải thấy Truyện Kiều không chỉ là câu chuyện tài mệnh tơng đố mà còn là câu chuyện về chữ tâm, về mối quan hệ giữa tài và tâm [Truyện Kiều, 109]. Một số nhà nghiên cứu lại chú ý đến các phơng diện khác của Truyện Kiều. Nh việc nghiên cứu tính hiện thực và tính nhân đạo của Truyện Kiều, từ đó đi đến khẳng định chủ đề mới của Truyện Kiều. Tác giả Hoài Thanh đặt chủ đề từ vấn đề Quyền sống con ngời trong Truyện Kiều, còn Đặng Thai Mai thì nói chủ đề trong tinh thần tả thực của Truyện Kiều. Sự mở rộng cách nhìn nhận Truyện Kiều nh vậy cũng là một hớng tiếp cận rất cần thiết hiện nay. Tác giả Nguyễn Hằng Thanh trong công trình Nghệ thuật tái tạo nhân vật Kiều trong Đoạn trờng tân thanh của Nguyễn Du, thì lại tâm đắc với ý kiến của Hoàng Ngọc Hiến và Hoài Thanh về chủ đề của Truyện Kiều. Trên cơ sở phân tích câu thơ trong Truyện Kiều, chị đã đi đến kết luận: Thực ra, chủ đề tài – mệnh trong Đoạn trờng tân thanh đã khá rõ ràng. Song Nguyễn Du không nói tài mệnh tơng đố hay tài dữ mệnh tranh hoặccổ lai tài mệnh lỡng tơng phơng (xa nay tài mệnh ghét nhau) mà nói: Trăm năm trong cõi ngời ta Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau. Hai tiếng khéo là xen vào giữa tài và mệnh thể hiện thái độ của tác giả: Ghi nhận cái luật oái oăm ở cõi ngời ta này, nhng xem đó là vô lí, là không chính đáng [7, 62-63]. Cách phân tích của tác giả Nguyễn Hằng Thanh xem ra đã làm lộ diện thêm một bình diện khác về chủ đề Truyện Kiều. Nhóm tác giả Nguyễn Thạch Giang, Triệu Ngọc Lan, Lô úy Thu trong bài viết Một số nhận xét về Kim Vân Kiều truyện với Đoạn trờng tân thanh, đăng trên Tạp chí Sông Hơng, số 2, 1994 thì cho rằng: Chủ đề hai cuốn truyện tuy có sự giống nhau bề ngoài, nhng thực ra đã khác từ trong căn bản (). Mới nhìn qua ta cũng có cảm tởng nh thế. Nhng thực ra vấn đề lại khác. Mặt giống thì sâu sắc hơn nhiều, mặt khác thì khác từ căn bản (). Nguyễn Du ở Đoạn trờng tân thanh sâu sắc và da diết vô cùng xuất phát từ cuộc đời thực của tác giả: Đoạn bồng nhất phiến tây phong cấp Tất cánh phiêu linh hà xứ quy (Gió tây tới tấp tơi bời Cỏ bồng một ngọn đâu nơi dạt về). [tr. 928] Nhóm tác giả này đã phân tích từ các số liệu thống kê đợc ở hai tác phẩm và đi đến kết luận: Nhng xét cho cùng, cái đè nặng lên ta không phải cái mệnh, cái nghiệp, mà chính là cái lê văn mí xác định đúng hình tợng tác giả ngUYễN DU, Tr. 45-56 50 bạo tàn của thế lực của xã hội phong kiến, vì cuộc sống nội tâm sâu sắc của nhân vật, vì cuộc sống của những tâm hồn có ý thức mạnh mẽ về quyền sống của mình trong xã hội thối nát, trực tiếp đày đọa lên mình. Số mệnh vẫn lùi dần đằng sau bức màn sắt khắc nghiệt của xã hội phong kiến. Đây gần nh là tinh thần chung của sách giáo khoa Ngữ văn 10 phân ban hiện nay. Trong sách Ngữ văn 10 thuộc chơng trình nâng cao (của nhóm tác giả do Trần Đình Sử làm Tổng chủ biên), chủ đề của Truyện Kiều đợc nêu nh sau: Nhà thơ lên án sự tàn nhẫn, bạc ác của các thế lực đen tối mà ông gọi chung bằng cái tên định mệnh [12, 156]. Sách Ngữ văn lớp 10 thuộc chơng trình cơ bản (của nhóm tác giả do Phan Trọng Luận làm Tổng chủ biên) cũng cho rằng: Nhà thơ triết lí với nỗi đau về thân phận bất hạnh của ngời phụ nữ trong xã hội cũ: Đau đớn thay phận đàn bà – Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung [8, 95]. Nh vậy, xung quanh việc nhìn nhận chủ đề của Truyện Kiều đã cho thấy một quá trình khám phá. Chúng tôi rất đồng tình với ý kiến khẳng định sự hoán cải, sáng tạo của Nguyễn Du trong quan niệm tài- mệnh. Đó không phải là sự tiếp thu thuần túy từ chủ đề của Kim Vân Kiều truyện, mà chính là sự tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo thành chủ đề mới. Chủ đề tài mệnh trong Kim Vân Kiều truyện chỉ là chất liệu gợi dẫn để Nguyễn Du hoán cải thành chủ đề tài mệnh trong Truyện Kiều. Giữa chúng có sự khác nhau về chiều sâu t tởng và cấp độ phản ánh đời sống xã hội. Sức sống của Truyện Kiều đã đợc khẳng định qua hơn hai thế kỉ đầy biến động của lịch sử dân tộc, Truyện Kiều đã bám rễ sâu vào đời sống tâm hồn dân tộc, cả trong thời kì chiến tranh cũng nh trong thời kì hòa bình, Truyện Kiều vẫn là một niềm đam mê của đại đa số công chúng. Do đó, chủ đề của Truyện Kiều không phải là một cái gì xa lạ đối với con ngời Việt Nam, nó phải hớng tới những vấn đề chung nhất của chính thời đại đã sản sinh ra nó, kế đến nó phải là lời giải thích, thuyết minh cho những biến cố mang tính quy luật của cuộc sống trong mỗi con ngời Việt Nam. Nghĩa là Nguyễn Du đã phải vợt lên trên cái áp lực của những nguyên tắc ràng buộc của thể loại và các quan niệm nghệ thuật của văn chơng Việt Nam trung đại để hoán cải chủ đề cho Truyện Kiều. Thật ra, vợt qua áp lực ấy không phải là chuyện khó khăn đối với nhà văn. Một số tác giả Việt Nam trung đại đã làm đợc việc này trong các truyện nh Truyện Song Tinh, Ngọc Kiều Lê, Hoa Tiên truyện, nhng đối với việc hoán cải chủ đề Kim Vân Kiều truyện thành chủ đề mới trong Truyện Kiều lại có những chỗ khác biệt và khó khăn hơn. Chủ đề của Đoạn trờng tân thanh có sức khái quát cao không chỉ ở sự phản ánh, mà còn ở tầm t tởng, sự nhạy cảm của một trái tim nhân đạo. Hoán cải thành chủ đề mới cho Truyện Kiều, Nguyễn Du đã đặt vào đó một hơi thở, một nhịp đập con tim và đôi mắt của một con ngời sống giữa cõi nhân gian. Chúng tôi đồng tình với tinh thần nhận định về chủ đề, t tởng Truyện Kiều của các tác giả Nguyễn Thạch Giang, Triệu Ngọc Lan, Lô úy Thu và nhóm tác giả hai bộ sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 phân ban hiện nay. Đó chính là sự đồng cảm, tiếc thơng của Nguyễn Du cho số phận con ngời, là lời lên án đanh thép của Nguyễn Du đối với các thế lực đen tối, là lời ngợi ca của ông về tình yêu tự do cùng với ớc mơ công lí, Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 1B-2008 51 là tiếng nói hiểu đời của một con ngời. Đây chính là những vấn đề cơ bản, vấn đề trung tâm đợc tác giả nêu lên, đặt ra qua nội dung cụ thể của tác phẩm văn học [3, 61]. Vì vậy, việc Nguyễn Du hoán cải chủ đề Kim Vân Kiều truyện là một trong những yếu tố cơ bản tạo thành hình tợng tác giả trong Truyện Kiều. Chúng tôi tiến hành tìm hiểu vấn đề này thông qua việc tìm hiểu ý thức của chủ thể sáng tạo trong việc hoán cải chủ đề của Kim Vân Kiều truyện. 3. Sau đây, chúng tôi xin tập trung bàn tới ý thức của chủ thể sáng tạo về việc hoán cải chủ đề của Kim Vân Kiều truyện thành chủ đề mới trong Truyện Kiều. Theo ý kiến chung của nhiều ngời thì chủ đề của Kim Vân Kiều truyện là tài – mệnh. Nhng Phan Ngọc thì lại cho rằng chủ đề của truyện Kim Vân Kiều không phải là tài mệnh tơng đố mà là tình và khổ. Nhng xét thấy chủ đề của truyện Kim Vân Kiều là tình và khổ thì cha đầy đủ vì nó chỉ là lời đầu tiên trong hồi I và đặc biệt là đoạn mời lăm năm lu lạc của Kiều không thể bao quát hết cả tình và khổ, sự xung đột giữa tình và khổ[7, 60]. Chúng tôi tâm đắc với cách lập luận này của tác giả Nguyễn Hằng Thanh, nhất là vấn đề đợc đặt ra từ kết cấu của tác phẩm: Chủ đề của truyện Kim Vân Kiều còn thiếu sự thống nhất chặt chẽ, có cảm tởng tách biệt vì có sự lắp ghép, chắp nối các sự kiện một cách lỏng lẻo của ba mảng truyện khác nhau. Phải chăng, chủ đề của Truyện Kim Vân Kiều chính là chủ đề của ba mảng truyện ghép lại với nhau? Đó là tình yêu tài tử giai nhân, con ngời trung nghĩa và con ngời kĩ nữ [7, 61]. Điều này đã đợc Trần Đình Sử làm rõ trong Thi pháp Truyện Kiều. Thực sự đó là những vấn đề thú vị trong nghiên cứu so sánh, đối chiếu giữa hai tác phẩm, tiếc rằng đó không phải là chủ ý tìm hiểu của chúng tôi trong chuyên mục này. Công việc chính của chúng tôi là tìm hiểu các biểu hiện của ý thức Nguyễn Du trong việc tiếp thu và cải biến những chủ đề đó trong Truyện Kiều. Thật ra, sự hoán cốt đoạt thai của Nguyễn Du trong Truyện Kiều là đã khá rõ ràng. Tác giả Đào Duy Anh trong Khảo luận về truyện Thúy Kiều đã khẳng định sự sáng tạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều. ô ng đã so sánh khá tỉ mỉ Truyện Kiều với Kim Vân Kiều truyện và cho rằng: Nguyễn Du đã hoán cốt đoạt thai Kim Vân Kiều truyện mà tạo thành tác phẩm hoàn toàn mới. ý kiến đó là sự đánh giá bao quát về toàn bộ hình thức và nội dung của Truyện Kiều, nhng chắc chắn trong lời nhận định chung ấy của tác giả Đào Duy Anh về sự hoán cốt đoạt thai, hoàn toàn mới ấy có cả sự nhìn nhận của ông về chủ đề Truyện Kiều. Học giả Phan Ngọc khi Tìm hiểu phong cách của Nguyễn Du trong Truyện Kiều cũng đã đa ra những nhận định tơng tự. Thế nhng, về sự hoán cải chủ đề trong Truyện Kiều, ông nói đến một cách rõ ràng và cụ thể hơn: Khi viết Truyện Kiều, Nguyễn Du đã thay đổi chủ đề của tác phẩm, chuyển chủ đề từ tình và khổ sang tài và mệnh. ông đã đa t tởng của mình vào, để tổ chức lại toàn bộ câu chuyện, chứ không vay mợn nó ở Thanh Tâm Tài Nhân [9, 32]. Trần Đình Sử trong Thi pháp Truyện Kiều đã nhìn nhận sự việc theo một hớng khác: Chúng tôi cho rằng Nguyễn Du có tiếp thu ảnh hởng của chủ đề tài mệnh tơng đố nhng đã có lê văn mí xác định đúng hình tợng tác giả ngUYễN DU, Tr. 45-56 52 sự đổi mới thành thân mệnh tơng đố [11, 59]. Đáng chú ý nhất là ý kiến của ông khi nhấn mạnh đến ý thức của Nguyễn Du trong việc hoán cải chủ đề Kim Vân Kiều truyện: Nguyễn Du đã chuyển câu chuyện bất hủ của Kim Vân Kiều Truyện thành câu chuyện đoạn trờng, đầy đau đớn, xót xa, bi kịch. Đây là sự thay đổi trọng tâm (hay nét chủ đạo) trong chủ đề. Một số tác giả khác cũng chú ý tới các khía cạnh chủ đề khác gắn với thực tại Việt Nam, nh tâm sự hoài Lê, quyền sống con ngời, tố cáo hiện thực đen tối, quyền sống ngời phụ nữ. Truyện Kiều đã gắn với bối cảnh đời sống tinh thần khác với Trung Quốc [5, 80]. Nh vậy, việc Nguyễn Du đã hoán cải chủ đề của Kim Vân Kiều truyện thành chủ đề mới trong Truyện Kiều là điều chắc chắn, rõ ràng. Chúng tôi xem đó là một việc làm có chủ đích và mang tính ý thức của một cá nhân, là một sự dụng công, dụng ý khéo léo của Nguyễn Du để tạo cho Truyện Kiều có đợc một hình hài và sức sống mới. Thực sự, Thanh Tâm Tài Nhân trong Kim Vân Kiều truyện có sự chắp nối nhiều sự kiện lại với nhau, quan hệ giữa các sự kiện do đó cũng khá lỏng lẻo. Chính vì vậy mà chủ đề của Kim Vân Kiều truyện không có sự nhất quán từ đầu đến cuối. Ông đã thông qua nhân vật của mình trong tác phẩm mà thể hiện chủ đề, chứ không phải từ cảm quan hiện thực, từ vốn sống tạo mà tạo nên chủ đề cho tác phẩm của mình. Thông thờng, tên truyện là phần kết tinh hàm súc nhất của chủ đề. Nó vừa là hình thức bên ngoài, nhng cũng vừa là nội dung t tởng bên trong. Nhng điều này ở Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân lại không có đợc. Bởi Thanh Tâm Tài Nhân đặt tên truyện của mình từ tên nhân vật. Vậy thì Nguyễn Du đã lựa chọn và đặt tên cho tác phẩm của mình là Đoạn trờng tân thanh hẳn phải có một dụng ý chủ quan nào đó của riêng ông. Hơn nữa, chủ đề tài – mệnh trong Kim Vân Kiều truyện và chủ đề tài – mệnh trong Đoạn trờng tân thanh lại đợc sinh ra trong hai xã hội và hai thời đại cách xa nhau, đồng thời cũng không cùng chung một đất nớc. Chắc chắn, quan niệm về tài- mệnh trong hai tác phẩm cũng sẽ không thể nh nhau đợc. Trong sáng tạo nghệ thuật cũng nh trong ý thức sáng tạo của một nhà nho nh Nguyễn Du, lòng tự tôn dân tộc không cho phép ông lấy lại cái của ngời khác để làm tài sản tinh thần cho dân tộc mình và cá nhân mình. Đành rằng, ngời đi sau có thể tiếp thu tinh hoa của ngời đi trớc, nhng không thể dẫm chân lên lối mòn của ngời đi trớc đợc. Trong sáng tạo nghệ thuật, ngời nào dẫm chân lên lối mòn của ngời đi trớc chính là tự thủ tiêu mình. Đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du, ai cũng nhận thấy sự sáng tạo của một thiên tài từ chủ đề cho đến sự thuyết minh nó một cách sâu sắc trong tác phẩm. Rõ ràng, Nguyễn Du đã đa t tởng của mình vào, chứ không vay mợn nó ở Thanh Tâm Tài Nhân [9, 32]. ý thức hoán cải chủ đề của Nguyễn Du trong Truyện Kiều xuất phát từ ý thức dân tộc, từ nhận thức về thời đại và hiện thực xã hội của cá nhân ông. Thế kỉ XVIII là thế kỉ của sự thức tỉnh của ý thức cá nhân, mỗi cá nhân có nhu cầu tự biểu hiện mình trớc cuộc sống. Cho nên mỗi con ngời có nhu cầu bộc lộ cái tôi cá nhân cá thể của mình. Khi đứng trớc những điều trông thấy mà đau đớn lòng, Nguyễn Du đã ý thức nó nh một đối tợng để thể hiện trong tác phẩm của mình. Qua chủ đề mới, Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 1B-2008 53 Nguyễn Du đã ý thức về vai trò xã hội và vai trò văn học của mình trong tác phẩm, một vai trò đợc ngời đọc chờ đợi [3, 149]. Đây chính là dấu hiệu của hình tợng tác giả trong Truyện Kiều. Sự hoán cải chủ đề trong Truyện Kiều phải là kết quả của một quá trình tự nhận thức và ý thức của chủ thể. Nguyễn Du đã ý thức đợc cái lối mòn, cái môtíp tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc nó không phù hợp khi gieo vào đời sống tinh thần của con ngời Việt Nam. Nguyễn Du ý thức về thiên chức của ngời nghệ sĩ, và sâu sắc hơn là ý thức của một ngời hiểu đời, hiểu ngời. Trong văn chơng Việt Nam thời trung đại còn có ai ý thức cao nh Nguyễn Du? Thật kỳ lạ, trên mỗi dòng thơ trong Truyện Kiều ngời ta nh chạm vào bàn tay, khối óc của một Nguyễn Du tài hoa, nh vang lên nhịp đập con tim của một Nguyễn Du tài tử, nhân đạo. Cứ mỗi lần ngợc vào vùng xoáy tự sự, hoặc khi miên man trong cõi tình, ngời ta lại nghe đợc thanh âm của tiếng nói đau đớn, xót xa của Nguyễn Du về cuộc đời. Nếu đó không phải là chỗ sâu sắc trong việc hoán cải chủ đề của Kim Vân Kiều truyện trong chủ đề của Truyện Kiều thì nó là gì? Thật vậy, không phải vì trong Kim Vân Kiều truyện vắng đi những trang tự s, hoặc những trang trữ tình mà ở chỗ thế giới đợc tạo ra từ những trang tự sự và trữ tình ấy thiếu đi cái cách để làm cho ngời ta xúc động và căm giận khi mỗi lần đối diện với hiện thực quanh mình. Nguyễn Du đã đặt mình trong ý thức của công chúng để hoán cải chủ đề sao cho tiếng nói bi thơng của những bi kịch đớn đau kia không còn là của riêng ai. Cho nên việc hoán cải từ cái môtíp của câu chuyện tài tử – giai nhân, tình và khổ thành câu chuyện tài-mệnh, thân- mệnh hay là câu chuyện xót lòng trong Đoạn trờng tân thanh, chính là một cảm quan nghệ thuật mới mẻ và mang tính đột phá của một nhà văn nhân đạo. Chính vì vậy, trong những cảnh huống éo le, trong những cảnh đời dâu bể của con ngời trong Truyện Kiều khiến cho ngời đọc nó phải rơi nớc mắt, thì Kim Vân Kiều truyện lại không có đợc. Đây là một bằng chứng xác thực nhất về sự dụng công, dụng ý của Nguyễn Du trong việc hoán cải chủ đề của Truyện Kiều. Nhìn vào cảnh trao duyên, cảnh Kiều ở lầu xanh, cảnh Kiều gặp Từ Hải và cảnh Kim – Kiều tái hợp trong Truyện Kiều, chúng ta thấy rất rõ ý thức và quan niệm sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Du, nhất là nghệ thuật thể hiện chiều sâu tâm hồn con ngời. Dấu ấn cá nhân của ông in đậm trong cảnh trao duyên chính là quan niệm của ông về con ngời cô đơn. Nhân vật Thúy Kiều đợc ông đặt trong quan niệm thân mệnh tơng đố, nhng đó cũng là cái nhìn mới của Nguyễn Du về con ngời cô đơn, nó sinh ra để đối lập với thuyết tài mệnh tơng đố. Bằng chủ đề ấy, Nguyễn Du đã vạch trần sự đồng lõa của hai thế lực hữu hình và siêu hình trong xã hội phong kiến tàn bạo. Ngay trong hành động vì nghĩa của Thúy Kiều, mà lễ giáo phong kiến biểu dơng, khen ngợi thì ngợc lại Nguyễn Du đã cho thấy nó cũng là một thế lực siêu hình. Bởi nếu không có nó thì cuộc đời của Thúy Kiều cũng sẽ khác đi. Nhng trong cảnh Kiều gặp Từ Hải lại chứa đựng trong đó cái nhìn nhiều chiều của Nguyễn Du về con ngời. Từ Hải chứa đựng khát vọng tự do, Từ Hải là ớc mơ công lí, Từ Hải là khoảnh khắc thăng hoa và nổi loạn của t tởng lê văn mí xác định đúng hình tợng tác giả ngUYễN DU, Tr. 45-56 54 Đằng sau cảnh nh vậy, ngời ta thấy một Nguyễn Du kín đáo, hoài nghi về thuyết siêu hình, ông nhận diện rõ chúng mỗi khi biến hóa, mỗi khi tung hoành trong thế giới hữu hình. Phải chăng thiên mệnh, định mệnh và lễ nghĩa đi cùng với nhiều thứ khác nữa trong xã hội phong kiến cũng là những thế lực tàn bạo đang bao quanh con ngời? Ngợc lại, trong cảnh Kim Kiều tái hợp là sự đoàn viên, nhng lại chứa đựng bên trong nó một bi kịch lớn của hạnh phúc con ngời, là lời kết án cuối cùng của Nguyễn Du trớc khi kết thúc một thiên truyện. Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân dờng nh cha có đợc cái nhìn nh thế và cha đặt ra đợc những vấn đề sâu sắc nh thế. Rõ ràng, vai trò của chủ thể trong thiết kế những chi tiết, tình tiết, sự việc nh vậy là vô cùng quan trọng. Nó chứng tỏ một Nguyễn Du đầy quyết tâm trong việc hoán cải chủ đề của Kim Vân Kiều truyện, đi cùng với mục đích làm mới một thể loại tiểu thuyết nh Truyện Kiều. Tuy nhiên, những điều trên lại không xảy ra đối với không ít tác phẩm thơ Nôm nh Truyện Song Tinh của Nguyễn Hữu Hào đầu thế kỉ XVIII và truyện Hoa Tiên của Nguyễn Huy Tự giữa thế kỉ XVIII. Lí giải vấn đề này, Trần Đình Sử cho rằng: Kim Vân Kiều Truyện có chủ đề hồng nhan bạc mệnh, có phong vận bất hữu, nhng chủ yếu có nét mới là ai oán đoạn trờng. Đây là yếu tố mà các tác phẩm tài tử- giai nhân nói trên và cả một số tác phẩm khác nh Ngọc Kiều Lê, Nữ tú tài, Phan Trần đều không có. Chính nó là yếu tố gợi ý để Nguyễn Du sáng tạo Đoạn trờng tân thanh đầy xót thơng đau đớn[5, 81]. Thật ra, ngay trong cái tên truyện là Đoạn trờng tân thanh ngời ta nh chạm vào cái vỏ bọc bên ngoài của chủ đề. Nó chứa đựng một bức thông điệp mới về nỗi xót thơng, đau đớn của Nguyễn Du. Nguyễn Du đặt tên truyện nh vậy chứng tỏ ông đã có cách nhìn riêng so với Thanh Tâm Tài Nhân[11, 37]. Nếu đó không phải là sự cúi sát xuống từng vong linh con ngời và nếu không phải là sự đúc kết từ hiện thực xã hội, từ các hiện tợng của đời sống con ngời thì chắc gì Nguyễn Du đã chắt lọc và hoán cải thành cái tên Đoạn trờng tân thanh – một nhan đề hàm chứa chủ đề mới, có sức khái quát cao nh thế? Đây là một điểm khác biệt trong ý thức chọn tên truyện giữa Thanh Tâm Tài Nhân với Nguyễn Du. Chí ít Nguyễn Du đã vợt khỏi cái môtip đặt tên tác phẩm từ tên của nhân vật, mà chúng ta thờng thấy trong tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa, nh Liễu thị truyện của Hứa Nghiêu Tá, Oanh Oanh truyện của Nguyên Chẩn, Ngọc Kiều Lê của Lý Văn Phức, truyện Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân. Các truyện Nôm Việt Nam nh Tống Trân Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa, Phạm Công Cúc Hoa, Phan Trần phần lớn đều đợc vay mợn từ mô típ đặt tên truyện của Trung Hoa. Việc hoán cải chủ đề của Truyện Kiều tất nhiên không thể không liên quan đến những điều trông thấy của Nguyễn Du trớc một giai đoạn lịch sử đầy biến động trong xã hội phong kiến Việt Nam cuối thời Lê, đầu thời Nguyễn. Hiện thực lịch sử giai đoạn này đã tác động mạnh mẽ đến tâm hồn, trí tuệ, tình cảm của Nguyễn Du cùng với sự trải nghiệm cuộc đời, thời đại mình, dân tộc mình để nhà thơ hiện hữu thành Đoạn trờng tân thanh – một nhan đề đã nói lên t tởng nhân đạo của Nguyễn Du về thân phận con ngời. Cho nên nói chủ đề của Truyện Kiều là […]… [5, 158] Thiết nghĩ, đó là một trong những phơng diện cơ bản để lí giải và nhìn nhận chân dung của Nguyễn Du trong Truyện Kiều 4 Tóm lại, trong bài viết này, chúng tôi tập trung làm rõ khái niệm chủ đề và ý nghĩa của việc tìm hiểu chủ đề trong tác phẩm văn học nói chung Từ đó, chúng tôi đặt ra vấn đề tìm hiểu chủ đề trong Truyện Kiều và việc Nguyễn Du hoán cải chủ đề Kim Vân Kiều truyện, là một trong… hiện hình tợng tác giả trong Truyện Kiều Chúng tôi xem việc hoán cải chủ đề của Kim Vân Kiều truyện là một việc làm đầy sáng tạo và có ý thức của Nguyễn Du: ông đã đặt mình vào ý thức dân tộc, ý thức cá nhân và ý thức công chúng trong chủ đề mới của Truyện Kiều Do đó, hình tợng tác giả trong Truyện Kiều ngoài những yếu tố đợc đề cập đến nh cái nhìn, giọng điệu và sự tự biểu hiện, thì vấn đề hoán cải chủ. .. Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2004 [4] Lê Xuân Lít, 200 năm nghiên cứu bàn luận Truyện Kiều, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005 [5] Nguyễn Đăng Điệp (tuyển chọn), Trần Đình Sử tuyển tập (tập 1), NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005 55 lê văn mí xác định đúng hình tợng tác giả ngUYễN DU, Tr 4 5-5 6 [6] Nhất Hạnh, Thả một bè lau, NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2005 [7] Nguyễn. .. nâng niu họ trong tấm lòng thơng và mang họ đầu thai vào cõi văn chơng của mình Ông đã lí giải những bi kịch cuộc đời con ngời bằng chính cái vị trí và nhân cách ấy Dòng chảy trữ tình về những kiếp ngời vẫn tuần hoàn nh dòng máu trong trái tim Ngời Sự hoán cải chủ đề cho một tác phẩm đã nâng Nguyễn Du thành một thi hào dân tộc! T I LIệU THAM KHảO [1] Đào Duy Anh, Khảo luận về Truyện Thúy Kiều, Quan Hải… đề hoán cải chủ đề trong Truyện Kiều đợc xem nh một phơng diện biểu hiện khác của phạm trù này Việc hoán cải chủ đề trong Truyện Kiều đợc Nguyễn Du thể hiện từ trong cách đặt nhan đề, cách quan niệm và cách thể hiện t tởng của ông Thông qua đó, ngời đọc nhận ra chân dung Nguyễn Du trong Truyện Kiều nh một ngời dân thờng đứng giữa thế gian nh một ngời đứng giữa dông tố cuộc đời Ông là một nhà văn biết… (tổng chủ biên), Lã Nhâm Thìn (chủ biên phần Văn), Bùi Minh Toán (chủ biên phần Tiếng Việt), Lê A (chủ biên phần Làm văn), Nguyễn Thái Hòa, Đỗ Kim Hồi, Nguyễn Xuân Nam, Vũ Dơng Quý, Đặng Đức Siêu, Trần Nho Thìn, Lơng Duy Thứ, Đoàn Thị Thu Vân, Ngữ văn 10 (tập 2), NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006 [9] Phan Ngọc, Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, NXB KHXH, Hà Nội, 1985 [10] Phơng Lựu (chủ biên),… Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 1B-2008 thân mệnh tơng đố là thể hiện cách nhìn từ sự quan tâm của chủ thể sáng tạo đối với cá nhân con ngời Đây là điểm nhìn mới, mang tính đột phá mà Trần Đình Sử nói đến trong Thi pháp Truyện Kiều Ông đặc biệt nhấn mạnh đến sự vận động của ý thức cá nhân Nguyễn Du: Nguyễn Du vợt qua sự ràng buộc của ý thức hệ phong kiến và tôn giáo để vơn tới khẳng định giá trị… Ngọc, Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, NXB KHXH, Hà Nội, 1985 [10] Phơng Lựu (chủ biên), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006 SUMMARY to identify the topic of kieu story accurately – a necessary factor to understand fully nguyen Du’ image This article tried to clarify Nguyen Du’s conciousness in changing topic of Kim Van Kieu Story into the new one in Kieu Story We thought that change . Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 1B-2008 45 xác định đúng chủ đề truyện kiều – MộT điều kiện cần thiết để hiểu đầy đủ hơn về hình tợng tác giả ngUYễN DU lê văn mí. của chủ thể trong một tác phẩm văn học cụ thể. Nghiên cứu về hình tợng tác giả trong tác phẩm văn học, tất nhiên phải bắt đầu từ việc nghiên cứu chủ đề của tác phẩm ấy. Giữa chủ thể và chủ. Tìm hiểu việc hoán cải lê văn mí xác định đúng hình tợng tác giả ngUYễN DU, Tr. 4 5-5 6 48 chủ đề của Nguyễn Du trong Truyện Kiều cũng chính để làm rõ một chân dung con ngời trong tác

– Xem thêm –

Xem thêm: Báo cáo nghiên cứu khoa học: “Xác định đúng chủ đề “Truyện Kiều” – Một điều kiện cần thiết để hiểu đầy đủ hơn về hình tượng tác giả Nguyễn Du” potx, Báo cáo nghiên cứu khoa học: “Xác định đúng chủ đề “Truyện Kiều” – Một điều kiện cần thiết để hiểu đầy đủ hơn về hình tượng tác giả Nguyễn Du” potx,