Bao Sái Bàn Thờ Là Gì? Hướng Dẫn Cách Làm Mang Lại May Mắn

Người Việt thường có thói quen lau dọn và bao sái bàn thờ vào dịp cuối năm. Vậy bao sái bàn thờ là gì? Bao sái bàn thờ như thế nào cho đúng để mang lại may mắn. Cùng Mua Bán tìm hiểu nhé!

Bao sái bàn thờ là gì? Hướng dẫn cách thực hiện

Bao sái bàn thờ là gì?

Bao sái bàn thờ theo cách gọi của nhà phật chính là việc vệ sinh bát hương. Đây là công việc quan trọng khi một năm sắp kết thúc. Công việc này cũng có thể được hiểu là vệ sinh chung toàn bộ bàn thờ. Thường được tiến hành vào ngày cúng ông Công, ông Táo tức 23 tháng chạp hằng năm.

Thực tế thì vào các ngày mùng 1 và rằm hằng tháng khi cúng khấn để tưởng nhớ gia tiên mọi người cũng thường tiến hành dọn dẹp bàn thờ. Tuy nhiên bao sái bàn thờ vào dịp cuối năm có ý nghĩa quan trọng hơn rất nhiều. Việc lau dọn, rút tỉa chân nhang để bàn thờ trở nên gọn gàng, khang trang thể hiện lòng thành kính, biết ơn của con cháu với ông bà, tổ tiên.

Bao sái bàn thờ có thể được hiểu là vệ sinh chung toàn bộ bàn thờ

>>> Xem thêm: Cách cúng đất đai trong nhà: Văn Khấn, Bài Cúng Thổ Thần Chi Tiết

Tại sao phải bao sái và rút tỉa chân hương bàn thờ?

Theo phong thuỷ khu vực bàn thờ chính là nơi tích tụ luồng khí trong gia đình. Luồng khí này có ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt đời sống của gia đình. Do đó việc để bát hương với chân nhang quá đầy sẽ ảnh hưởng đến việc lưu chuyển trên bàn thờ gây ảnh hưởng xấu đến vận khí của gia đình.

Vì vậy việc rút tỉa chân hương và lau dọn, sắp xếp lại bàn thờ là vô cùng cần thiết. Ở một số nơi khi đặt bát hương lên bàn thờ thì được xem là vật bất di bất dịch nên khi bao sát gia chủ cần hết sức chú ý và cẩn làm tỉ mỉ, cẩn thận.

Rút tỉa chân hương và lau dọn, sắp xếp lại bàn thờ để không cản trở việc lưu chuyển các luồng khí

Khi bao sái bàn thờ nên dùng nước gì để lau bát nhang là chuẩn nhất?

Theo các chuyên gia phong thuỷ khi bao sái bàn thờ gia chủ có thể sử dụng 3 loại nước dưới đây:

1. Nước ấm

Lấy nước ấm đựng trong thau chậu sạch rồi giặt khăn vắt khô để lau bài vị, đồ thờ và bát nhang. Nếu như cẩn thận hơn gia chủ có thể dùng khăn riêng để lau bát nhang, bài vị, đồ cúng. Chậu nhỏ chứa nước ấm và khăn lau cho bàn thờ cần được cất gọn riêng. Trong quá trình bao sái bàn thờ không dùng khăn rửa mặt, chậu tắm.

2. Nước ngũ vị hương tẩy uế

Gia chủ cần tránh nhầm lẫn giữa nước ngũ vị hương tẩy uế với ngũ vị hương trong nấu ăn. Ngũ vị hương tẩy uế gồm quế, đinh hương, hồi, gỗ vàng, bạch đàn. Nước này còn có tên gọi khác là nước cầu an, nước phú quý. Gia chủ có thể mua loại nước đóng chai sẵn hoặc gói thảo dược về đun sôi lọc nước. 

3. Rượu gừng

Rượu gừng không chỉ có tác dụng với sức khỏe mà còn được dùng làm nước bao sái bàn thờ rất tốt. Rượu và gừng đều có công dụng sát khuẩn, làm sạch đồ thờ và mang lại mùi thơm dịu nhẹ. Nước gừng còn giúp mang lại sinh khí mới cho không gian bàn thờ.

Gia chủ có thể làm một hũ rượu gừng to dùng cả năm, bất cứ khi nào muốn sử dụng đều có sẵn. Nếu như không có rượu ngâm sẵn bạn cũng có thể dùng vài củ gừng tươi, rửa sạch, giã nát ngâm với rượu trắng khoảng 1 tiếng rồi lọc lấy nước để pha cùng nước ấm lau dọn bàn thờ.

Nước ấm kết hợp rượu gừng hoặc nước ngũ vị hương dùng để lau dọn bàn thờ

Cách bao sái bàn thờ và rút tỉa chân hương chuẩn nhất

Để thực hiện bao sái và rút tỉa chân hương chuẩn phong thuỷ gia chủ nên chuẩn bị đầy đủ những điều dưới đây:

Thời gian để bao sái bàn thờ

Theo phong tục tập quán của người Việt thì mỗi năm cứ đến cận tết Nguyên đán sẽ tiến hành bao sái bàn thờ và rút tỉa chân hương. Điều này xuất phát từ quan niệm hạn chế xê dịch bát hương.

Tuy nhiên theo phật giáo thì bàn thờ phải luôn được sạch sẽ. Để trọn vẹn ý nghĩa của sự thờ phụng thì con cháu không nên quá mê tín. Đừng đợi đến cuối năm mới lau dọn bàn thờ vậy thì suốt 364 ngày vô tình khiến cho không gian tôn nghiêm nhất bị dơ bẩn. Vì vậy không nhất thiết phải đợi đến cuối năm mà hằng tháng gia chủ cũng có thể chọn ngày đẹp để thực hiện miễn sao thành tâm là được.

Người thực hiện việc bao sái bàn thờ

Người thực hiện bao sái bàn thờ và rút tỉa chân hương phải là người có tâm, chỉn chu trong việc thờ cúng. Trước khi thực hiện cần tắm rửa sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng.

Chuẩn bị lễ vật khi bao sái bàn thờ

Gia chủ cần chuẩn bị những món sau đối với lễ bao sái bàn thờ:

  • 1 đĩa xôi

  • 1 đĩa hoa trái theo mùa

  • 1 miếng thịt luộc

  • 1 ấm trà và bộ 5 chén nhỏ

  • 3 chén rượu nhỏ

  • 1 chén nước sôi để nguội

  • 2 lọ hoa tươi

  • 3 lễ tiền vàng

Các vật phẩm cần chuẩn bị cho lễ bao sái

Hướng dẫn chi tiết các bước bao sái bàn thờ

  • Bước 1: Chuẩn bị lễ vật cúng đầy đủ sau đó đọc bài văn khấn xin bao sái bàn thờ. Đợi cho hương tàn thì bắt đầu thực hiện công việc lau dọn.

  • Bước 2: Hạ các đồ thờ cúng, vật phẩm cần dọn dẹp xuống. Tuy nhiên cần lưu ý không di chuyển bát hương bởi nếu xê dịch qua hướng xấu có thể gây ra những điều không may.

  • Bước 3: Gia chủ chuẩn bị một chiếc bàn phủ vải hoặc giấy đỏ để đặt bài vị, bình hoa, di ảnh, chén nước, đèn thờ, mâm bồng… Nếu bàn thờ có bài vị gia tiên và các vị thần thì cần đặt ra hai chỗ khác nhau.

  • Bước 4: Dùng khăn sạch với nước ngũ vị hương hoặc rượu gừng để lau toàn bộ đồ thờ cúng. 

  • Bước 5: Sau khi lau bài vị xong gia chủ thực hiện rút tỉa chân hương và dọn bát hương. Dùng một chiếc thìa nhỏ xúc từng thìa tro trong bát hương đổ ra ngoài. Sau đó tiến hành lau sạch lại bát hương. Gia chủ cần lưu ý không nên nhấc bát hương lên đổ hết tro ra ngoài vì như vậy có thể gây nên tình trạng “tán tài” không may mắn.

  • Bước 6: Sau khi hoàn tất việc lau chùi gia chủ đặt lại đồ thờ cúng ở đúng vị trí, thay 3 hũ nước, gạo, muối. Xong xuôi hãy khấn xin thỉnh các ngài về báo cáo đã xong việc bao sái bàn thờ.

  • Bước 7: Đem tất cả chân hương đã rút tỉa đốt sạch

  • Bước 8: Sau khi xong xuôi nên quét dọn lại không gian phòng thờ, nhà ở cho sạch sẽ. Có thể đốt nụ trầm hay bột trầm xông để tẩy uế mộ vài tiếng. Như vậy sẽ giúp loại trừ được toàn bộ năng lượng xấu, thanh lọc không khí để đón nhận luồng năng lượng mới tốt lành.

Thực hiện lễ bao sái theo từng bước

>>> Xem thêm: Thiên Thượng Hỏa là gì? Thiên Thượng Hỏa hợp với màu gì? Mệnh gì?

Văn khấn bao sái bàn thờ chuẩn phong thủy 

Tham khảo các bài văn khấn đúng chuẩn phong thủy khi bao sái bàn thờ dưới đây:

Văn khấn trước khi rút chân hương

Mẫu văn khấn trước khi rút chân hương

Văn khấn xin bao sái ban thờ

Dưới đây là mẫu văn khấn xin bao sái ban thờ chuẩn:

Mẫu văn khấn xin bao sái ban thờ

Văn khấn xin tỉa chân nhang

Mẫu văn khấn xin tỉa chân nhang

Văn khấn sau khi bao sái bàn thờ gia tiên

Tham khảo ngay mẫu văn khấn sau khi bao sái bàn thờ gia tiên chuẩn phong thuỷ sau:

Mẫu văn khấn sau khi bao sái bàn thờ gia tiên

>>> Xem thêm: Bài văn khấn thổ công vào ngày rằm và mùng 1 hàng tháng

Văn khấn tỉa chân hương bàn thờ thần tài

Mẫu văn khấn tỉa chân hương bàn thờ thần tài

Một vài điều cần lưu ý khi bao sái bát hương, tỉa chân hương

Khi bao sái bàn thờ, rút tỉa chân hương gia chủ cần lưu ý những điều sau:

  • Cần chọn ngày, giờ tốt để thực hiện. Gợi ý một số ngày giờ đẹp như: 24 tháng chạp các giờ Thìn, Tỵ, Mùi; 28 tháng chạp các giờ đẹp Mão, Tỵ, Thân; 29 tháng chạp giờ Thìn, Tỵ. 

  • Khi thực hiện cần ăn mặc trang phục chỉnh tề, sạch sẽ.

  • Khi tỉa chân nhang, lau dọn cần nhẹ nhàng, tráng làm rơi, vỡ đồ đạc.

  • Không được lau dọn, bao sái bát hương gia tiên trước thần linh.

  • Khi lau dọn cần dùng khăn, nước ấm sạch.

Trên đây là những chia sẻ của Muaban.net về cách bao sái bàn thờ chuẩn giúp mang đến thật nhiều may mắn trong năm mới. Đây là việc làm không chỉ bày tỏ lòng hiếu kính của người Việt với gia tiên, các vị thần linh mà theo quan niệm dân gian còn đem đến sinh khí và tài vận cho gia chủ. Bạn hãy thực hiện bao sái bàn thờ cách thành tâm và chỉn chu nhất để cả năm được an yên, hạnh phúc nhé!

>>> Xem thêm: