Bánh nậm Huế (Túi hút chân không 25 cái bánh sống)
Nội Dung Chính
Mô tả
Giới thiệu bánh nậm
Bánh nậm là một trong rất nhiều loại bánh dân dã trong văn hóa ẩm thực của người Huế. Hay được trưng bày trong các mâm cỗ của người Huế xưa và nay. Bánh nậm được làm từ gạo tẻ và nhân.
Tùy loại nhận mà có các loại bánh nậm khác nhau. Bánh nậm mặn với nhân được làm từ tôm thịt bằm nhỏ. Bánh nậm chay với nhân được làm từ đậu xanh, hay nhân thập cẩm bằng đậu hũ, cà rốt, mộc nhĩ.
Bánh nậm Huế – Lá Quê
Bánh nậm Lá Quê được làm từ nguồn nguyên liệu chọn lọc kỹ, đặc biệt là nhân bánh.
- Bánh nậm mặn: Nhân bánh được làm từ loại tôm tươi, con to, bỏ vỏ để bằm nhỏ cùng với thịt heo nuôi trong làng theo phương cách truyền thống.
- Bánh nậm chay: Nhân bánh được làm từ đậu hũ, cà rốt, mộc nhĩ được chọn lọc kỹ trước khi đưa vào sản xuất bánh nậm.
Các loại bánh nậm Lá quê đang cung cấp cho thị trường
Lá quê làm và cung cấp bánh nậm chay và bánh nậm mặn cho quý khách có nhu cầu, phân phối ở các tỉnh thành Việt Nam, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Mình, Đà Nẵng, Huế.
Nguyên liệu làm bánh nậm
Bánh nậm mặn
-
Bột gạo tẻ hay gọi đơn giản là bột gạo.
-
Tôm tươi.
-
Thịt heo được nuôi truyền thống trong làng và các gia vị khác.
Bánh nậm chay
-
Bột gạo tẻ.
-
Nhân đậu phụ, cà rốt, mộc nhĩ bằm nhỏ.
-
Gia vị.
Cách làm bột gạo tẻ thì như cách làm bột lọc hay tinh bột nghệ. Gạo được ngâm nước sau đó đem xay nhuyễn cùng với nước. Hỗn hợp sau khi xay sẽ được lọc qua vải bố hay dụng cụ lọc để loại bỏ phần tạp. Hỗn hợp sau khi lọc xong sẽ được lắng tự nhiên. Lấy phần bột lắng bên dưới sấy khô sẽ được bột gạo. Bột gạo có nhiều công dụng như làm bánh, làm thức ăn dặm cho em bé. Hay làm các món ăn hàng ngày…
Cách bảo quản bánh nậm
Đặc tính của gạo tẻ là dễ hỏng. Do đó, bánh nậm rất khó bảo quản, rất dễ bị hỏng nếu không biết cách bảo quản.
Bánh sống:
-
Ngăn mát tủ lạnh: 2-3 ngày
-
Ngăn đông (tủ lạnh hay tủ đông): 60 ngày
Bánh đã hấp chín:
Lá quê khuyên mọi người nên ăn ngay sau khi hấp bánh, hạn chế bảo quản. Bánh nậm hấp chín nếu bảo quản sẽ mất rất nhiều hương vị. Nếu muốn bảo quản ăn dần, hãy bảo quản bánh sống.
Cách làm nước chấm bánh nậm của nhà Lá quê
Khác với bánh bột lọc, bánh nậm chỉ dùng một loại nước chấm chua ngọt. Loại nước chấm này có vị mặn nhiều hơn là vị chua và ngọt
Công thức làm nước chấm
-
5 muỗng nước mắm ngon.
-
6 muỗng nước lọc.
-
4 muỗng đường.
Hoà tan rui đun sôi, để nguội chút đến khi ấm. Cho tỏi bằm và ớt sắt mỏng vô, vắt 1/4 quả chanh. Nêm lại nếu cần chua thêm thì vắt dần dần chứ không được chua quá. Vì nước chấm này vị mặn cay nhiều hơn vị chua.
Với nước mắm này, khi chưa vắt chanh vào thì có thể để ngăn mát ăn dần. Khi lấy ra từ ngăn mát chỉ cần cho thêm chanh vào là được. (Nếu đã cho chanh vào trước đó thì không nên bảo quản vì nước chấm sẽ bị đắng).
Hướng dẫn cách làm bánh nậm
Lá quê đã có bài viết chi tiết về cách làm bánh nậm Huế. Các bạn vào link bên dưới để tìm hiểu thêm
>>> Xem thêm
Cách làm bánh nậm chuẩn vị Huế
Bạn nào có thời gian thì đọc bài viết ở Link trên sau đó vào bếp trổ tài cho gia đình mình nhé. Những bạn nào thích ăn bánh nậm nhưng không có thời gian vào bếp thì cứ yên tâm nhé. Lá quê luôn có sẵn bánh nậm ở Huế, Hà Nội, Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành khác.
Chỉ cần liên hệ với Lá Quê, sẽ nhận được hàng sau 30 đến 40 phút.
Hiện tại, để đáp ứng nhu cầu mua đặc sản Huế làm quà, Lá quê đã đưa ra dòng sản phẩm bánh nậm được đóng gói rất đẹp mắt. Bánh nậm được hút chân không và đóng gói kỹ bằng túi PA. (Loại túi chuyên dùng để hút chân không thực phẩm). Túi bánh nậm này là món quà rất ý nghĩa cho các bạn ở xa tới Huế du lịch. Đi công tác hay thậm chí là các bạn sinh viên đang học tập tại Huế. Muốn mua đặc sản Huế làm quà cho gia đình, người thân hay bạn bè của mình
[/box]
Hướng dẫn cách hấp bánh
Một việc rất quan trong để cho bánh nậm ngon chính là khâu hấp bánh. Rất nhiều khách hàng của Lá quê đã gặp vấn đề với việc hấp bánh nậm.
Do hình dạng bánh nậm dẹt, nên khi cho vào nồi bánh nậm rất dễ dính sát vào nhau do đó hơi nước không tiếp xúc được. Gây ra hiện tượng: một phần nhỏ trong 1 cái bánh nậm không chín. Bột vẫn còn màu trắng.
Để giải quyết vấn đề này, Lá quê xin hướng dẫn cách hấp như sau:
-
Hấp cách thủy: nên đặt bánh nậm nằm nghiêng, lúc này hơi nước sẽ dễ tiếp xúc với bánh nậm hơn. Thời gian hấp vào khoảng 20 phút sau khi nước sôi. Tuy nhiên, tùy thuộc vào lượng nước, độ lớn nhỏ của lửa, số lượng bánh hấp. Mà thời gian có thể xê dịch 5 đến 10 phút. Bánh nậm hấp chín sẽ có cảm giác bột trong, bóng. Bánh sống thì có màu trắng đục.
-
Hấp bằng lò vi sóng: đây là cách rất dễ thực hiện lại không lo bánh bị sống. Tuy nhiên, bánh nậm sẽ không ngon bằng hấp cách thủy. Cho bánh vào lò, khoảng 8-10 phút là bánh chín. Lưu ý: nhớ đậy kín bánh, nếu không bánh sau khi quay sẽ bị khô.
Sản phẩm bánh đặc sản Huế của Lá quê
Đặc sản Huế làm quà
Chúc các bạn một ngày vui vẻ !