Bánh chưng ngày Tết: Tinh hoa văn hóa, nét đẹp truyền thống của người Việt

TBV – Đã bao đời nay, dù quanh năm bận rộn tới đâu nhưng cứ mỗi độ Tết đến, gia đình nào cũng náo nức chuẩn bị nguyên liệu gói bánh chưng ăn Tết. Bánh chưng là món ăn truyền thống không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền của người Việt. Bánh chưng là biểu tượng cho sự hòa quyện của tinh hoa đất trời. Những chiếc bánh đẹp, dày dặn, vuông thành sắc cạnh được dành riêng để bày bàn thờ cúng ông bà tổ tiên, bánh nhỏ gói riêng cho trẻ con như món quà đầu năm… Tục gói bánh chưng ngày Tết là một nét đẹp văn hóa đã trường tồn với thời gian, ngấm vào máu thịt và tâm trí của mỗi người con đất Việt mỗi khi Tết đến Xuân về.

Truyền thuyết về gói bánh chưng ngày Tết

Theo truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy”, vào đời Hùng Vương thứ 6, nhân dịp giỗ Tổ, vua Hùng triệu tập các con đến và truyền rằng: quan Lang nào tìm được món lễ vật dâng lên tổ tiên hợp ý với nhà vua sẽ được nhà vua nhường ngôi. Các vị quan Lang lên rừng, xuống biển tìm châu ngọc và các sản vật quý để làm lễ vật dâng lên nhà vua. Người con trai thứ 18 tên là Lang Liêu là người nghèo khó nhất trong số các vị quan Lang nhưng tính tình hiền hậu, lối sống đạo hạnh, hiếu thảo với cha mẹ. Không thể tìm những sản vật quý hiếm về dâng vua cha, chàng đã dùng những nông sản thường ngày gồm gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn và lá dong để làm ra lễ vật dâng vua. Lang Liêu đặt tên cho bánh là bánh chưng và bánh dầy.

Lễ vật của Lang Liêu rất hợp ý vua cha và vua Hùng truyền ngôi cho Lang Liêu. Từ đó, bánh chưng, bánh dầy trở thành lễ vật linh thiêng trong nghi thức thờ cúng tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn đối với ông cha, là món ăn không thể thiếu của người dân Việt Nam những ngày Tết. 
 

Cả gia đình quây quần cùng chuẩn bị gói bánh chưng.

Cả gia đình quây quần cùng chuẩn bị gói bánh chưng.

 

Chính vì thế, tục gói bánh chưng, bánh dày tồn tại ở nước ta từ thời đại Vua Hùng và là một trong những giá trị truyền thống trường tồn với thời gian, đi cùng năm tháng lịch sử của dân tộc. Trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc và gần 100 năm dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây, phong tục gói bánh chưng dâng lên tổ tiên vẫn không hề mai một.

Nguyên liệu cho những chiếc bánh chưng

Vào những ngày cuối năm, ai ai cũng mong hoàn thành sớm công việc của mình để được về đoàn tụ với gia đình. Bởi ai cũng muốn được cùng với gia đình chuẩn bị đón tết nhất là quây quần cùng gia đình gói bánh chưng dâng cúng tổ tiên, ông bà. 

Để làm ra một chiếc bánh chưng ngon, phải chọn loại lá dong nếp đang độ bánh tẻ thì bánh mới có vị thơm riêng, chiếc bánh mới xanh; gạo nếp phải chọn loại gạo mới thu hoạch thì bánh mới thơm, dẻo; đỗ xanh tách vỏ và thịt vai hoặc ba chỉ. Đỗ xanh, lá dong tượng trưng cho trái ngon, quả ngọt; thịt lợn đại diện cho muông thú và gạo nếp chính là văn minh lúa nước của người Việt.

 Để làm ra được chiếc bánh chưng phải thực hiện rất nhiều công đoạn: Từ rửa lá dong, lau khô trước khi gói, ngâm gạo nếp qua đêm, đồ đậu xanh, giã nhuyễn, ướp thịt lợn… rồi mới gói bánh. Trước đây thường nấu bánh bằng cái nồi to và đun bằng bếp củi, giờ chủ yếu nấu bằng bếp điện thay thế. Có lẽ mỗi người dân Việt Nam, ít nhiều ai cũng có những kỷ niệm về gói bánh chưng ngày tết cùng gia đình. Bận rộn, vất vả nhưng vô cùng háo hức và hân hoan.
 

Dù bận rộn đến mấy, gia đình cũng tổ chức gói, nấu bánh chưng để cháu con được cảm nhận không khí ấm cúng ngày Tết.

Dù bận rộn đến mấy, gia đình cũng tổ chức gói, nấu bánh chưng để cháu con được cảm nhận không khí ấm cúng ngày Tết.

 

Bánh chưng là không chỉ biểu tượng của đất mà còn thể hiện đức hạnh của người mẹ, sự hy sinh cao cả và hiền dịu của người phụ nữ. Bánh chưng được gói thành từ nhiều lớp lá, cẩn thận, nhẹ nhàng bao bọc lấy lớp nhân bên trong một cách gọn gàng như lòng mẹ luôn bao bọc và chở che cho các con khỏi những sóng gió cuộc đời.

Cái vui nhất của ngày Tết là gói, luộc bánh chưng. Bởi đây cũng là dịp xum vầy, đầm ấm đại gia đình. Để có được chiếc bánh chưng chín kỹ, dẻo, ngon thì thời gian luộc bánh lên tới 10 tiếng đồng hồ. Bao thế hệ người Việt sẽ không thể quên kỉ niệm về đêm giáp Tết lạnh, thức thâu đêm ngồi trông nồi bánh bên bếp lửa hồng, với những củ khoai, bắp ngô được vùi sâu trong bếp than rực lửa. Cả gia đình cùng nhau quây quần trò chuyện, chia sẻ những vui buồn, khó khăn, thuận lợi trong một năm qua.

Có lẽ không gì thú vị bằng công đoạn nấu bánh và chờ bánh chín, ngoài trời sương lạnh buốt giá không át được không khí ấm nồng quanh bếp lửa hồng.
 

Thế hệ thanh niên cũng học gói bánh chưng để lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Thế hệ thanh niên cũng học gói bánh chưng để lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

 

Phong tục gói bánh chưng ngày tết

Người Việt Nam gắn liền với văn hóa lúa nước, phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thiên nhiên, trong đó đất trời là yếu tố quyết định. Chính vì lẽ đó, người ta chọn dâng bánh chưng và bánh dày vào ngày Tết để thể hiện lòng biết ơn trời đất tạo điều kiện mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhà nhà ấm no hạnh phúc.

Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong mọi mâm cơm 3 ngày tết, đây là món ăn trang trọng, cao quý nhất để cúng tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ. Phong tục truyền thống thờ cúng và thưởng thức bánh chưng ngày Tết của người Việt Nam vừa mang nét văn hóa tín ngưỡng tâm linh, vừa là tinh hoa ẩm thực, trí tuệ của người Việt Nam.

Không có một dân tộc nào trên thế giới mà trong ngày Tết lại thờ bánh chưng như ở Việt Nam. Bánh chưng mỗi dịp Tết đến còn được dùng làm quà tặng, quà biếu và cũng là món ăn đặc sản mời khách ăn lấy may trong năm mới.

Theo quan niệm của người Việt Nam hình ảnh chiếc bánh chưng, bánh dầy còn thể hiện trời đất giao hòa, nói lên ước mơ của người người, nhà nhà có một năm mới sung túc, an 
lành, hạnh phúc. 

Cần giữ gìn nghề truyền thống

Trong xã hội hiện đại, việc gói và nấu bánh chưng đã có phần bị mai một. Bởi một bộ phận giới trẻ hiện nay đã không còn coi trọng việc gói bánh mà thay vào đó thường mua bánh làm sẵn ở chợ. Tuy vẫn giữ đúng phong tục thờ cúng tổ tiên ngày Tết bằng bánh chưng nhưng không thể giữ được nét đẹp truyền thống là cả gia đình cùng nhau sum vầy gói bánh chưng đón Tết. Vì thế không khí tết cũng bị nhạt hơn. Từ đó đặt ra câu hỏi: nên chăng, tục gói bánh chưng ngày Tết, ngoài ý nghĩa ẩm thực truyền thống cần nâng lên thành di sản văn hóa để trân trọng giữ gìn cho các thế hệ mai sau?

Bên cạnh đó cần đẩy mạnh sự phát triển làng nghề làm bánh chưng gắn với du lịch, hướng tới quảng bá thương hiệu sản phẩm. Đưa dạy gói bánh chưng vào các giờ học ngoại khóa. Qua đó, giúp học sinh – những thế hệ tương lai của đất nước hiểu hơn về lịch sử, cội nguồn, ý nghĩa văn hóa của chiếc bánh chưng thờ cúng tổ tiên – món ăn đậm đà bản sắc của người Việt Nam trong mỗi dịp Tết cổ truyền. Có như vậy, truyền thống gói bánh chưng sẽ không ngừng được lưu truyền, gìn giữ, để truyền tải thông điệp tri ân tổ tiên.

Chiếc bánh chưng không chỉ nhắc nhở mỗi người về một món ăn mang đậm biểu trưng văn hoá của dân tộc, mà còn khiến cho mỗi người dân đất Việt tự hào hơn, trân quý hơn một sản vật linh thiêng của ngày Tết sum họp, như hồn của Tết Việt trường tồn mãi với thời gian. 

Phong tục truyền thống thờ cúng và thưởng thức bánh chưng ngày Tết của người Việt Nam thật thú vị. Thờ cúng và thưởng thức bánh chưng như sự mặc định sở hữu về nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt Nam.

Thế là một mùa xuân nữa đã tới. Khắp những ngõ hẻm, những con phố lớn nhỏ đâu đâu cũng thấy rực rỡ sắc hoa. Những cửa hàng, quán xá vang lên những bài hát chào xuân làm lòng nguời cũng thấy rạo rực hơn. “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/ cây nêu tràng pháo, bánh chưng xanh” cùng mai (đào), kẹo, mứt, rượu lại được bày biện lên bàn thờ của nhà nhà trên dải đất hình chữ S này trong một nét văn hóa, một nét phong tục truyền thống đặc trưng rất Việt Nam. Bánh chưng gợi nhớ đến Tết hay Tết gợi nhớ đến việc gói bánh chưng? Có lẽ, sự hòa quyện đó đã trở thành một biểu trưng văn hóa của dân tộc Việt. Đó là niềm tự hào về văn hóa ẩm thực của người Việt Nam suốt chiều dài lịch sử và chắc chắn sẽ truờng tồn với thời gian mỗi độ Tết đến xuân về…

Bài và ảnh Thu Hà – Duy Dũng

Theo truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy”, vào đời Hùng Vương thứ 6, nhân dịp giỗ Tổ, vua Hùng triệu tập các con đến và truyền rằng: quan Lang nào tìm được món lễ vật dâng lên tổ tiên hợp ý với nhà vua sẽ được nhà vua nhường ngôi. Các vị quan Lang lên rừng, xuống biển tìm châu ngọc và các sản vật quý để làm lễ vật dâng lên nhà vua. Người con trai thứ 18 tên là Lang Liêu là người nghèo khó nhất trong số các vị quan Lang nhưng tính tình hiền hậu, lối sống đạo hạnh, hiếu thảo với cha mẹ. Không thể tìm những sản vật quý hiếm về dâng vua cha, chàng đã dùng những nông sản thường ngày gồm gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn và lá dong để làm ra lễ vật dâng vua. Lang Liêu đặt tên cho bánh là bánh chưng và bánh dầy.Lễ vật của Lang Liêu rất hợp ý vua cha và vua Hùng truyền ngôi cho Lang Liêu. Từ đó, bánh chưng, bánh dầy trở thành lễ vật linh thiêng trong nghi thức thờ cúng tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn đối với ông cha, là món ăn không thể thiếu của người dân Việt Nam những ngày Tết.Chính vì thế, tục gói bánh chưng, bánh dày tồn tại ở nước ta từ thời đại Vua Hùng và là một trong những giá trị truyền thống trường tồn với thời gian, đi cùng năm tháng lịch sử của dân tộc. Trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc và gần 100 năm dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây, phong tục gói bánh chưng dâng lên tổ tiên vẫn không hề mai một.Vào những ngày cuối năm, ai ai cũng mong hoàn thành sớm công việc của mình để được về đoàn tụ với gia đình. Bởi ai cũng muốn được cùng với gia đình chuẩn bị đón tết nhất là quây quần cùng gia đình gói bánh chưng dâng cúng tổ tiên, ông bà.Để làm ra một chiếc bánh chưng ngon, phải chọn loại lá dong nếp đang độ bánh tẻ thì bánh mới có vị thơm riêng, chiếc bánh mới xanh; gạo nếp phải chọn loại gạo mới thu hoạch thì bánh mới thơm, dẻo; đỗ xanh tách vỏ và thịt vai hoặc ba chỉ. Đỗ xanh, lá dong tượng trưng cho trái ngon, quả ngọt; thịt lợn đại diện cho muông thú và gạo nếp chính là văn minh lúa nước của người Việt.Để làm ra được chiếc bánh chưng phải thực hiện rất nhiều công đoạn: Từ rửa lá dong, lau khô trước khi gói, ngâm gạo nếp qua đêm, đồ đậu xanh, giã nhuyễn, ướp thịt lợn… rồi mới gói bánh. Trước đây thường nấu bánh bằng cái nồi to và đun bằng bếp củi, giờ chủ yếu nấu bằng bếp điện thay thế. Có lẽ mỗi người dân Việt Nam, ít nhiều ai cũng có những kỷ niệm về gói bánh chưng ngày tết cùng gia đình. Bận rộn, vất vả nhưng vô cùng háo hức và hân hoan.Bánh chưng là không chỉ biểu tượng của đất mà còn thể hiện đức hạnh của người mẹ, sự hy sinh cao cả và hiền dịu của người phụ nữ. Bánh chưng được gói thành từ nhiều lớp lá, cẩn thận, nhẹ nhàng bao bọc lấy lớp nhân bên trong một cách gọn gàng như lòng mẹ luôn bao bọc và chở che cho các con khỏi những sóng gió cuộc đời.Cái vui nhất của ngày Tết là gói, luộc bánh chưng. Bởi đây cũng là dịp xum vầy, đầm ấm đại gia đình. Để có được chiếc bánh chưng chín kỹ, dẻo, ngon thì thời gian luộc bánh lên tới 10 tiếng đồng hồ. Bao thế hệ người Việt sẽ không thể quên kỉ niệm về đêm giáp Tết lạnh, thức thâu đêm ngồi trông nồi bánh bên bếp lửa hồng, với những củ khoai, bắp ngô được vùi sâu trong bếp than rực lửa. Cả gia đình cùng nhau quây quần trò chuyện, chia sẻ những vui buồn, khó khăn, thuận lợi trong một năm qua.Có lẽ không gì thú vị bằng công đoạn nấu bánh và chờ bánh chín, ngoài trời sương lạnh buốt giá không át được không khí ấm nồng quanh bếp lửa hồng.Người Việt Nam gắn liền với văn hóa lúa nước, phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thiên nhiên, trong đó đất trời là yếu tố quyết định. Chính vì lẽ đó, người ta chọn dâng bánh chưng và bánh dày vào ngày Tết để thể hiện lòng biết ơn trời đất tạo điều kiện mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhà nhà ấm no hạnh phúc.Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong mọi mâm cơm 3 ngày tết, đây là món ăn trang trọng, cao quý nhất để cúng tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ. Phong tục truyền thống thờ cúng và thưởng thức bánh chưng ngày Tết của người Việt Nam vừa mang nét văn hóa tín ngưỡng tâm linh, vừa là tinh hoa ẩm thực, trí tuệ của người Việt Nam.Không có một dân tộc nào trên thế giới mà trong ngày Tết lại thờ bánh chưng như ở Việt Nam. Bánh chưng mỗi dịp Tết đến còn được dùng làm quà tặng, quà biếu và cũng là món ăn đặc sản mời khách ăn lấy may trong năm mới.Theo quan niệm của người Việt Nam hình ảnh chiếc bánh chưng, bánh dầy còn thể hiện trời đất giao hòa, nói lên ước mơ của người người, nhà nhà có một năm mới sung túc, anlành, hạnh phúc.Trong xã hội hiện đại, việc gói và nấu bánh chưng đã có phần bị mai một. Bởi một bộ phận giới trẻ hiện nay đã không còn coi trọng việc gói bánh mà thay vào đó thường mua bánh làm sẵn ở chợ. Tuy vẫn giữ đúng phong tục thờ cúng tổ tiên ngày Tết bằng bánh chưng nhưng không thể giữ được nét đẹp truyền thống là cả gia đình cùng nhau sum vầy gói bánh chưng đón Tết. Vì thế không khí tết cũng bị nhạt hơn. Từ đó đặt ra câu hỏi: nên chăng, tục gói bánh chưng ngày Tết, ngoài ý nghĩa ẩm thực truyền thống cần nâng lên thành di sản văn hóa để trân trọng giữ gìn cho các thế hệ mai sau?Bên cạnh đó cần đẩy mạnh sự phát triển làng nghề làm bánh chưng gắn với du lịch, hướng tới quảng bá thương hiệu sản phẩm. Đưa dạy gói bánh chưng vào các giờ học ngoại khóa. Qua đó, giúp học sinh – những thế hệ tương lai của đất nước hiểu hơn về lịch sử, cội nguồn, ý nghĩa văn hóa của chiếc bánh chưng thờ cúng tổ tiên – món ăn đậm đà bản sắc của người Việt Nam trong mỗi dịp Tết cổ truyền. Có như vậy, truyền thống gói bánh chưng sẽ không ngừng được lưu truyền, gìn giữ, để truyền tải thông điệp tri ân tổ tiên.Chiếc bánh chưng không chỉ nhắc nhở mỗi người về một món ăn mang đậm biểu trưng văn hoá của dân tộc, mà còn khiến cho mỗi người dân đất Việt tự hào hơn, trân quý hơn một sản vật linh thiêng của ngày Tết sum họp, như hồn của Tết Việt trường tồn mãi với thời gian.Phong tục truyền thống thờ cúng và thưởng thức bánh chưng ngày Tết của người Việt Nam thật thú vị. Thờ cúng và thưởng thức bánh chưng như sự mặc định sở hữu về nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt Nam.Thế là một mùa xuân nữa đã tới. Khắp những ngõ hẻm, những con phố lớn nhỏ đâu đâu cũng thấy rực rỡ sắc hoa. Những cửa hàng, quán xá vang lên những bài hát chào xuân làm lòng nguời cũng thấy rạo rực hơn. “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/ cây nêu tràng pháo, bánh chưng xanh” cùng mai (đào), kẹo, mứt, rượu lại được bày biện lên bàn thờ của nhà nhà trên dải đất hình chữ S này trong một nét văn hóa, một nét phong tục truyền thống đặc trưng rất Việt Nam. Bánh chưng gợi nhớ đến Tết hay Tết gợi nhớ đến việc gói bánh chưng? Có lẽ, sự hòa quyện đó đã trở thành một biểu trưng văn hóa của dân tộc Việt. Đó là niềm tự hào về văn hóa ẩm thực của người Việt Nam suốt chiều dài lịch sử và chắc chắn sẽ truờng tồn với thời gian mỗi độ Tết đến xuân về…