Bánh Tét – Món ăn ngày Tết Cổ Truyền Việt Nam
Nội Dung Chính
Bánh Tét – Món ăn ngày Tết Cổ Truyền Việt Nam
Vào những ngày Tết Cổ Truyền Việt Nam (Tết Nguyên Đán, Tết Âm Lịch), bánh tét không thể thiếu trong những ngôi nhà người Miền Nam. Nhưng đối với từng vùng miền thì cách gói bánh Tết sẽ có những nét đặc trưng riêng.
Cũng chính vì thế mà bánh tét “miệt vườn” đã dần dần biến hóa đa hình đa dạng: mang hình hoa cúc, một bánh nhiều nhân, nhân có chữ, nhiều lớp, nhiều màu sắc, nhân cũng đa dạng các loại hạt… góp thêm hương vị cho ngày xuân mọi nhà, cũng thể hiện được bản sắc ẩm thực bánh tét địa phương.
Nào ! Hãy cùng INTOUR tìm hiểu đôi nét về chiếc bánh Tét của Việt Nam trong dịp Tết Nguyên Đán cũng thường ngày nhé nhé
Ý nghĩa của món bánh tét
Ngoài ý nghĩa ẩm thực, bánh tét còn mang ý nghĩa nghi lễ truyền thống; tưởng nhớ quê hương, đất nước và cội nguồn.
Bánh tét đã đi vào tâm thức người Việt như một thứ tình cảm thân thuộc không thể tách rời qua câu chuyện “Bánh Chưng, Bánh Giầy” câu chuyện đậm đà tinh thần dân tộc với nền truyền thống lúa nước Việt Nam.
Gợi ý dành cho bạn: An toàn thực phẩm khi đi du lịch bạn nên biết
Bánh tét ý nghĩa ngày đoàn viên
Đại đa số gia đình người Việt, hình ảnh cả nhà quây quần gói bánh đêm ba mươi, mọi người xúm xít quanh bên bếp lửa vừa canh nồi bánh tét vừa chờ đợi giây phút đón giao thừa là hình ảnh mẫu mực kinh điển mang ý nghĩa sum họp.
Trong không gian se lạnh cuối năm, ánh lửa đỏ rực và làn hơi ấm nóng của nồi bánh, những gương mặt thân quen hớn hở đón mừng năm mới như phả vào lòng người hơi ấm dịu dàng khó tả.
Cũng là nếp, đậu, nước cốt dừa và thịt mỡ nhưng mỗi gia đình sẽ có một khẩu vị, sở thích riêng tạo ra dấu ấn riêng trong nồi bánh tét.
Dù giàu hay nghèo, trong dịp tết biếu nhau một cặp bánh tét đã đủ để thể hiện tấm lòng tình nghĩa.
Ngay nay, cuộc sống gấp gáp, mọi người không còn nhiều thời gian dành cho ngày tết không nhiều, rất ít gia đình còn giữ được nét “bánh tét nhà mình” chính về thế nên người ta đành cậy nhờ hương vị của bánh thị trường.
Mà cũng nhờ vậy mà bánh tét đặc sản các địa phương có dịp đua nhau về thành, cho thấy bức tranh đa dạng của bánh tét khắp các vùng miền.
Các món bánh tét đặc biệt
- Vùng Bình Dương, Tây Ninh đất cát là xứ rẫy có nhiều đậu nên bánh tét ở đây làm bằng nếp trộn đậu phộng. Đồng Nai, Bình Phước có bánh tét nhân hột điều.
- Đối với Sóc Trăng – nơi nhiều đồng bào người Khmer sinh sống – có bánh tét cốm dẹp đặc trưng, ở Ba Tri thì lại có bánh tét bắp non…
Bánh tét miền Tây
Trên mảnh đất chứa nhiều phù sa màu mỡ, nhịp sống chậm rãi, văn hóa các dân tộc Việt, Khmer, Hoa, Pháp giao thoa mạnh mẽ tạo ra một không gian văn hóa đặc biệt mà nhà văn Sơn Nam gọi là Văn minh miệt vườn.
Cho nên bánh tét được làm không chỉ để cúng, để ăn mà còn để được thưởng thức, để ngắm, để tặng biếu nhau một cách trân trọng.
Nguyên Liệu làm bánh
Nếp để dùng làm bánh phải chọn từ giống nếp tốt nhất, thường được xào qua với nước cốt dừa trước khi đem đi gói để tăng thêm vị béo và rút ngắn thời gian nấu. Một số nơi còn pha thêm đậu đen trong nếp để tạo vị bùi và tạo màu nâu sẫm.
Nhân bánh Tét có nhiều loại tùy theo sở thích của từng người: nhân mặn đậu xanh, thịt mỡ hay ba rọi. Ngọt có loại chuối, đậu xanh nấu ngọt, hay đậu xanh với dừa nạo. Những nét độc đáo của bánh miệt vườn là hình dạng bên trong của bánh.
Có thể bạn quan tâm: Những cách giúp bạn hết say xe nhanh chóng hiệu quả nhất
Các loại bánh tét miền Tây
Tại vùng Chợ Gạo, Tiền Giang có loại bánh Tét nhiều nhân, đường kính của đòn bánh Tét dài từ một đến một tấc rưỡi (15cm), bên trong có từ ba đến sáu loại nhân khác nhau.
Chỉ với một khoanh bánh Tét mà người ăn sẽ cảm nhận được đủ các loại hương vị mặn, ngọt, béo, bùi từ đậu, thịt, chuối… mà không lẫn lộn.
Tại vĩnh Long, Cần Thơ có “hàng độc” hơn là bánh Tét nếp lá cẩm. Lá cẩm có màu tím được sơ chế và vắt nước pha, luộc qua nếp để tạo màu.
Từ màu nếp tím được phối với màu đỏ của chuối, màu vàng của đậu xanh, màu trắng của mỡ…, những nghệ nhân làm bánh thật là có cách phối màu độc đáo, khi cắt chiếc bánh ra, từng khoanh bánh nhìn như hình hoa cúc thật là đẹp
Tiêu biểu cho dòng bánh này là bánh tét hấp cô Hai Hà ở xã Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Ngoài các loại nhân truyền thống nhân đậu, chuối…còn có thêm dòng bánh mới nhân mặn: thịt ba rọi, trứng vịt muối.
Bánh được hấp bằng hơi nước chứ không phải nấu trong nồi nước nên có thể giữ lâu…Đặc biệt là ở Trà Vinh có làng nghề bánh tét Trà Cuôn (chợ Trà Cuôn, xã Kim Hòa, huyện Cầu Ngang) nằm trên tuyến Quốc lộ 53, cách trung tâm thị xã Trà Vinh khoảng 12 km với hàng chục hộ làm nghề nấu bánh tét.
Bạn nhất định phải biết: Những lưu ý an toàn khi đi tắm biển
Trước đây, bánh tét Trà Cuôn được làm từ loại nếp sáp của địa phương. Hiện nay, nhu cầu tiệu thụ ngày càng tăng cao, nguồn nếp của địa phương không đủ cung cấp nên các lò bánh phải nhập nếp sáp từ Thái Lan về để làm bánh.
“Độc chiêu” của bánh ở đây là nếp vo xong để ráo, trộn đều với nước lá rau ngót để tạo màu tươi và có mùi thơm.
Nhưng chắc có lẽ bánh tét độc đáo nhất là chính là bánh tét Bến Tre. Bàn tay “phù thủy” của các nghệ nhân gói bánh ở đây đã phù phép nên một loại bánh rất đặc biệt; khi cắt bánh từng khoanh, xếp liền kề nhau, nhân bánh sẽ hiện thành chữ Phước, Lộc, Thọ, chữ Vạn, chữ May hay chữ Phúc ở giữa.
Ngoài tay nghề khéo léo, người làm bánh còn gửi gắm tình cảm và cả giá trị tinh thần trong lời chúc mừng đến người ăn bánh.
Khẩu vị bánh Bến Tre cũng cực kỳ lạ lùng, tưởng chừng như trong dừa Bến Tre có chất liệu đặc biệt nào đó nên vị béo của bánh ở đây khác hẳn những vùng miền khác. Nếp ở đây trắng đục nấu nhừ đến nhuyễn ra như bột vừa thơm vừa dẻo.
– Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của INTOUR. Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại INTOUR. (Hình ảnh sưu tầm từ website. Xin cảm ơn các bạn đã cùng chia sẻ hình ảnh cần thiết).