Băng tan là hiện tượng ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống?

Băng tan ở hai cực đang ngày càng nhiều lên. Chính những biến đổi xấu từ khí hậu đã làm cho hiện tượng này gia tăng và mang lại nhiều mối nguy hiểm cho cuộc sống của con người cũng như các loài sinh vật khác. Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết phân tích về hiện tượng này dưới đây. 

Băng tan là hiện tượng như thế nào? 

Đây là một hiện tượng vật lý đang được diễn ra với số lượng ngày càng gia tăng trên thế giới. Băng tan được hiểu là các tảng băng từ một sông băng tại hai đầu của Bắc cực và Nam cực bị tách ra từng mảnh băng nhỏ. Các khối băng nhỏ này sẽ trôi dạt trên bề mặt của đại dương và tan dần thành nước. 

Các khối băng tuyết này tan chảy sẽ làm cho diện tích của các sông băng nhỏ đi. Hiện tượng băng bị sụt lún xuống dưới đại dương sẽ làm cho mực nước biển tăng lên theo thời gian, theo khối lượng băng bị tan chảy. Theo thông sê, hiện tượng này đang ngày càng bất ổn và khó kiểm soát. Đây là mối nguy hại cho thế giới, cho cuộc sống của vạn vật. 

Tại sao lại xuất hiện tan băng? 

Hiện tượng băng tan trên các sông băng của đại dương không phải là không có. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, số lượng băng bị tan ngày càng nhiều. Đi kèm với hiện tượng này là một số những vấn đề nguy hiểm, gây ra những biến động cho cuộc sống của nhân loại không ít. Tại sao băng bị tan chảy ngày càng nhiều như vậy?

Nguyên nhân khách quan 

Nguyên nhân đầu tiên của băng tan đó chính là do hiện tượng nhiệt độ của Trái Đất đang ngày càng tăng lên. Điều này làm cho độ ẩm ướt ở hai đầu cực nhiều hơn và tác động trực tiếp đến việc các khối băng bị tan dần ra. 

Ngoài ra, hiện tượng băng tan còn có liên quan mật thiết đến một hiện tượng tự nhiên khác, đó chính là sự phun trào của núi lửa. Việc các núi lửa thức dậy và hoạt động càng nhiều cũng khiến cho Trái Đất hứng chịu lượng khói bụi khổng lồ. 

Tàn dư của những trận phun trào núi lửa đó chính là khối lượng khí CO2 cực lớn. Nó sẽ làm cho sự tuần hoàn để cải tại lại loại khí này không thể nhanh chóng bởi số lượng cây xanh cũng đang ngày càng ít đi. Hơn nữa, việc các tảng băng tan cũng làm xuất hiện lượng khí CO2 trước kia bị đông cứng. 

Chính vì thế, lượng khí CO2 trên Trái Đất lại ngày càng tăng lên. Mà đây chính là nguyên nhân để dẫn đến việc các tảng băng tan chảy nhiều hơn. Một vòng lặp cứ thế diễn ra khiến cho Trái Đất đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn.

Nguyên nhân khách quan của việc băng tan Nguyên nhân khách quan của việc băng tan 

Nguyên nhân chủ quan 

Một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng băng tan này chính là yếu tố con người. Mọi người đang gián tiếp cũng như trực tiếp gây tác động đến sự gia tăng nhiệt độ Trái Đất và gây nên hiện tượng này. 

Hiện này khoa học công nghệ phát triển, đi kèm với đó là sự hiện đại, sự tiện nghi, con người được sống một cuộc sống an nhàn hơn. Tuy vậy, để có được nhiều thành tựu khoa học, công nghệ như vậy thì mỗi chúng ta cần phải trả giá về mặt thiên nhiên. 

Chính sự phát triển của các ngành công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp nặng đã trực tiếp gây ra hiện tượng băng tan. Bởi các khí thải của các ngành này sẽ ảnh hưởng đến môi trường, làm cho nhiệt độ của Trái Đất tăng lên nhanh chóng do có nhiều khí CO2 và khí metan được thải ra. 

Như vậy, có thể thấy sự phát triển và mặt công nghệ, công nghiệp sẽ giúp cho nền kinh tế được cải thiện, thậm chí là nâng lên một tầm cao mới. Tuy nhiên, nó cũng có những tại hại về mặt môi trường nhất định. 

Bên cạnh đó, việc sử dụng nhiều phương tiện đi lại có các nhiên liệu xăng dầu như xe máy, ô tô cũng khiến cho lượng khí thải tăng nhiều hơn nữa. Các hoạt động sử dụng nhiều loại khí đốt khác nhau như than đá, dầu, khí đốt cũng gây ra tác hại lớn về việc thải nhiều chất khí CO2.

Nguyên nhân băng tan đến từ yếu tố con người Nguyên nhân băng tan đến từ yếu tố con người 

Phá rừng có ảnh hưởng đến băng tan

Việc phá rừng cũng có những ảnh hưởng nhất định trong quá trình băng bị tan chảy. Như đã nói ở trên, việc có quá nhiều ngành công nghiệp, các hoạt động sử dụng nhiên liệu và thải khí CO2 ra môi trường sống. 

Theo quy luật của tự nhiên, các khí CO2 này sẽ được các cây xanh thực hiện tuần hoàn để làm giảm đi lượng khí này cùng với đó là cung cấp nhiều khí O2, tức là oxy nhiều hơn cho môi trường sống. 

Tuy nhiên, số lượng cây xanh, diện tích rừng lại đang bị thu hẹp bởi các hoạt động chặt phá rừng lấy gỗ của con người. Vậy nên khí CO2 không được tuần hoàn kịp, khi bay lên bầu khí quyển gặp ánh sáng trực tiếp của Mặt Trời sẽ làm cho nhiệt độ của Trái Đất tăng cao và dẫn đến hiện tượng băng tan.

Thêm vào đó, việc phá rừng sẽ làm cho đất trống đồi trọc, khi ánh nắng chiếu xuống mặt đất thì những lớp tán cây đã không còn để che phủ cho bề mặt đất. Vì thế, đất sẽ trở nên khô cằn, suy giảm chất dinh dưỡng, nứt nẻ bề mặt diện rộng.

Băng tan gây ra những mối nguy hiểm nào?

Hiện tượng này đã và đang gây ra rất nhiều mối nguy hiểm cho môi trường sống và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống của mỗi người chúng ta. Hàng loạt các thiên tai khác sẽ xảy ra và gây thiệt hại nặng nề đến nền kinh tế, cũng như gây hại đến sức khỏe con người. 

Sự biến đổi khí hậu tăng cao hơn 

Biến đổi khí hậu là do lượng CO2 xuất hiện quá nhiều trên bề mặt của tầng khí quyển. Việc băng tan sẽ làm cho các lớp khí CO2 vĩnh cửu trước kia lộ dần ra và hoạt động trở lại. Một khối lượng lớn khí xuất hiện kèm theo hoạt động sinh hoạt của con người cũng sản sinh ra khí này sẽ làm cho việc tuần hoàn của cây xanh không kịp.

Vậy nên các khí CO2 vẫn chưa kịp được tuần hoàn sẽ làm cho nhiệt độ của Trái Đất tăng cao dần lên. Việc biến đổi khí hậu sẽ gây ra nhiều thiên tai với những tác hại nặng nề hơn. Lượng khí này nhiều lên cũng gây nên hiệu ứng nhà kính, hay năng nóng trên nhiều khu vực bị tăng cao kỷ lục. 

Băng tan gây ra nhiều thiên tai lớn Băng tan gây ra nhiều thiên tai lớn 

Nước biển nhiều hơn bởi băng tan

Hiện tượng các mảnh băng bị tách ra khỏi các khối băng lớn của sông băng và tan dần hoặc chìm dần xuống đáy biển sẽ góp phần làm mực nước biến trên các đại dương bị dâng lên. Khi nước biến nhiều thì sẽ dẫn đến hiện tượng đất bị biển lấn, nhiều diện tích đất canh tác bị xâm nhập mặn nhiều hơn. 

Như vậy, diện tích đất liền sẽ bị thu hẹp lại. Một số hoạt động canh tác của nhà nông sẽ không thể thực hiện được cho nước biển lấn chiếm. Việc nhiễm mặn cũng dẫn đến lượng nước ngọt trên đất liền bị ảnh hưởng, bị pha trộn. 

Băng tan ảnh hưởng đến đi lại

 

Hiện tượng băng tan cũng ảnh hưởng đến các phương tiện tàu thuyền di chuyển trên bề mặt biển. Các tảng băng thường xuyên bị tách ra và trôi dạt bồng bềnh trên đại dương sẽ khiến các tàu, thuyền đang di chuyển va chạm và gây ra các tai nạn trên đường biển. 

Đi lại trên biển gặp nhiều khó khăn hơn Đi lại trên biển gặp nhiều khó khăn hơn 

Băng tan gây hại đến cuộc sống con người 

Hiện tượng băng tan không phải là một thông tin tốt đẹp với con người đang sinh sống trên Trái Đất này. Bởi việc băng tan sẽ gây nên rất nhiều thiên tai, đặc biệt là bão lũ với những biến đổi khó lường. 

Thêm vào đó, việc băng bị tan chảy sẽ gây nên một số bệnh dịch nguy hiểm. Bởi khi các khối băng tan ra cũng tức là những loại virus, vi khuẩn đã bị đóng băng hàng nghìn năm có cơ hội hoạt động trở lại, gây ra một số bệnh dịch lớn trên toàn thế giới.

Thực trạng tan chảy của băng ngày nay 

Theo các số liệu thống kê của các nhà nghiên cứu, do sự biến đổi về nhiệt độ Trái Đất nên hiện tượng băng tan đang ngày càng nhiều ở phía hai cực của Trái Đất và ở các sông băng lớn. Theo sự thống kê, so với 30 năm trước, những năm gần đây lượng băng tan đã tăng lên gần 60%. 

Từ năm 1979 cho đến năm 2020, băng ở Bắc cực đã tan với diện tích gấp 6 lần diện tích của nước Đức. Điều này cho mọi người thấy rằng băng tan vô cùng nhanh, và tan với khối lượng rất nhiều. 

Còn tại Nam cực của Trái Đất, hiện tượng này cũng không hề giảm đi. Mực nước biển theo ước tính đã tăng lên khoảng 3.5 cm, đây là con số rất đáng lưu tâm bởi băng tan sẽ khiến sự xâm nhập mặn sẽ nhiều hơn. 

Làm thế nào để cải thiện tình trạng băng tan?

Từ những phân tích ở trên, mọi người có thể thấy nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng tồi tệ này là do các hoạt động của con người gây ra. Khi tìm được nguyên nhân, mỗi người hãy chung tay góp phần cải thiện môi trường sống từ những việc nhỏ nhất để có thể khắc phục tình trạng này. 

Không phá rừng và trồng thêm cây xanh 

Việc phá rừng sẽ làm giảm đi số lượng cây xanh giúp điều hòa không khí của Trái Đất. Vậy nên, mỗi con người chúng ta không nên chặt phá rừng bừa bãi, bên cạnh đó hãy tích cực và thường xuyên trồng cây gây rừng sẽ hạn chế được việc băng tan.

Khi có độ bao phủ nhiều bởi những tán cây, đất đai sẽ bớt khô cằn hơn. Việc có nhiều cây cũng sẽ giúp cho quá trình cải tạo lại khí CO2 tốt hơn. Thêm vào đó, một số hiện tượng lũ quét cũng được hạn chế nhờ có rừng. 

Gợi ý một số biện pháp cải thiện tình hình Gợi ý một số biện pháp cải thiện tình hình 

Hạn chế rác thải ra môi trường 

Rác thải cũng là một trong những nguyên nhân gián tiếp gây nên hiện tượng băng tan. Chính vì thế, mọi người hãy biết cách tái chế, tái sử dụng một số đồ dùng cần thiết. Với những rác thải vứt bỏ, mỗi người nên phân loại rác trước khi đưa đi xử lý để không thải quá nhiều khí hại trong quá trình tiêu hủy. 

Mọi người cần hạn chế các hoạt động gây ô nhiễm môi trường như thải các chất gây hại, các chất thải một cách trực tiếp ra sông, biển. Với các nhà máy, các hu công nghiệp phải xử chất thải trước khi thải ra môi trường. 

Thêm vào đó, cơ quan nhà nước, các lực lượng chức năng cũng nên có những hình thức phạt nặng đối với những khu công nghiệp, những nhà máy vi phạm luật môi trường và có những hoạt động gây ô nhiễm môi trường sống của con người và các loài sinh vật. 

Kết luận 

Băng tan là hiện tượng mà các nhà khoa học đang vô cùng lo lắng trong những năm gần đây. Bởi hiện tượng này sẽ gây ra nhiều tác hại lớn đến môi trường sống của con người cũng như vạn vật khác. Mỗi người cần nhận thức được tính nghiêm trọng của vấn đề và cùng nhau bảo vệ môi trường, hạn chế sự tan chảy của lớp băng vĩnh cửu.