Băng tan: Con người đã ‘chạm’ đến giới hạn của Bắc cực
Bắc Cực đang ấm lên với tốc độ nhanh gấp ba lần so với phần còn lại của Trái đất và đang ở tình thế sống còn. Diện tích băng ở Bắc Cực đang dần thu hẹp lại, trong đó, một số sông băng đã hoàn toàn biến mất.
Permafrost, lớp băng chứa khí mê-tan gây nên hiệu ứng nhà kính, đang tan chảy nhanh chóng. Nạn cháy rừng đã bùng phát ở Bắc Cực thời gian qua. Siberia thậm chí còn chạm ngưỡng 100 độ F (38 độ C). Ngay cả khu vực được biết đến với tên gọi “Vùng băng cuối cùng” cùng đang chứng kiến sự đe dọa từ hiện tượng nóng lên toàn cầu trong năm nay. Trong vài thập kỷ tới, Bắc Cực có khả năng phải đón những mùa hè không có băng biển.
Ánh hoàng hôn chiếu sáng băng biển biển dọc theo Hành lang Tây Bắc ở Quần đảo Bắc Cực thuộc Canada.
Sau khi phát hiện những dấu hiệu “không mấy khả quan” về lớp băng tại Greenland, Moon, nhà nghiên cứu Moon của Trung tâm Dữ liệu Băng tuyết Quốc gia Mỹ, cho biết, cô cảm thấy “đau xót” cho những gì mà loài người đã đánh mất do lượng khí thải carbon dioxide trong quá khứ thu hút lượng lớn ánh nắng mặt trời qua hình thức bẫy nhiệt.
Hiệu ứng nhà kính “chạy trốn” ở Bắc cực
Nhà khoa học nghiên cứu về băng, Julienne Stroeve của Đại học Manitoba cho biết, một khi bắt đầu tan chảy, lớp băng đó sẽ tan chảy nhanh hơn. Khi bị bao phủ bởi băng tuyết, Bắc Cực phản chiếu ánh sáng mặt trời và sức nóng. Tuy nhiên, tấm khiên đó sẽ dần dần mất đi hiệu lực.
Theo Chương trình Giám sát và Đánh giá Bắc Cực, từ năm 1971 đến năm 2019, bề mặt của Bắc Cực ấm lên gấp ba lần so với phần còn lại của thế giới. Lý giải cho nguyên nhân này, cô Moon cho biết, những khoảng trống trên bề mặt lớp băng sẽ hấp thụ nhiều nhiệt hơn như “khi chúng t mặc một chiếc áo tối màu”
Thỏa thuận chung Paris năm 2015 đặt ra mục tiêu hạn chế sự nóng lên của Trái đất ở mức 1,5 độ C (2,7 độ F) so với nhiệt độ thời kỳ tiền công nghiệp, hoặc nếu không, duy trì dưới mức 2 độ C (3,6 độ F). Thế giới đã ấm hơn 1,1 độ C (2 độ F) kể từ cuối những năm 1800.
Nhà khoa học khí hậu, John Walsh của Đại học Alaska Fairbanks, một thành viên của nhóm giám sát Bắc Cực, cho biết sự chênh lệch giữa những gì xảy ra ở mức 1,5 độ và 2 độ có thể ảnh hưởng đến Bắc Cực nghiêm trọng hơn so với phần còn lại của thế giới. “Chúng ta vẫn có thể cứu vãn Bắc Cực, hoặc ít nhất là duy trì nó bằng nhiều cách, nhưng sẽ là điều bất khả thi nếu chúng ta vượt quá ngưỡng 1,5. độ C”.
Một giọt nước chảy từ khối băng Greenland. Ảnh AP.
Ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra sự liên kết giữa những thay đổi ở Bắc Cực với sự thay đổi của dòng khí quyển – dòng không khí dịch chuyển thời tiết từ tây sang đông – và các hệ thống thời tiết khác. Các nhà khoa học nhận định, những thay đổi đó có khả năng góp phần gây ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn như lũ lụt, hạn hán, đợt rét kỷ lục ở Texas vào tháng Hai vừa qua, hoặc thậm chí là cháy rừng.