Bảng mô tả công việc của các vị trí trong ngành marketing

Bạn yêu thích ngành marketing nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Bạn không biết mình phù hợp với vị trí nào trong ngành marketing? Tham khảo chi tiết công việc của các vị trí ngành marketing trong bài viết dưới đây của BlogTopCV để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với khả năng của bản thân nhé!

Ngành marketing là gì?

Ngành marketing là một lĩnh vực khá rộng gồm tất cả những hoạt động như nghiên cứu thị trường, tiếp thị, lên chiến lược truyền thông, định vị khách hàng,…. Yếu tố cốt lõi của marketing chính là thấu hiểu khách hàng để thuyết phục họ sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhờ marketing, doanh nghiệp sẽ đưa ra định hướng phát triển thương hiệu, tạo cầu nối kết nối doanh nghiệp với khách hàng.  

Các vị trí trong ngành marketing đang được săn đón

Giám đốc marketing (CMO)

Đây là người đứng đầu phòng marketing của mỗi doanh nghiệp, chịu trách nhiệm về marketing và báo công tiến độ công việc cũng như kết quả cho giám đốc điều hành. Công việc cụ thể của giám đốc marketing gồm: 

  • Lên ý tưởng và xây dựng chiến lược marketing dựa theo mục tiêu phát triển chung của doanh nghiệp. 
  • Phân chia kế hoạch lớn thành từng kế hoạch nhỏ và giao cho các bộ phận liên quan. 
  • Theo dõi, giám sát quá trình triển khai chiến lược marketing của từng đội nhóm. 
  • Nghiên cứu và phân tích các đối thủ cũng như sản phẩm/dịch vụ của họ. 
  • Tìm hiểu và xác định phân khúc thị trường và khách hàng tiềm năng. 
  • Phối hợp với giám đốc các bộ phận khác để đưa ra chiến lược cho các hoạt động marketing của doanh nghiệp. 
  • Tìm kiếm và phát triển nguồn nhân lực tiềm năng cho phòng marketing. 
  • Hoạch định và phát triển ngân sách cho các chiến lược marketing. 

Giam-doc-marketing-la-vi-tri-duoc-nhieu-ban-tre-dat-muc-tieu-huong-toiGiám đốc marketing là vị trí được nhiều bạn trẻ đạt mục tiêu hướng tới

Tùy vào quy mô doanh nghiệp, số lượng công việc mà mức lương của mỗi CMO khác nhau. Mức lương trung bình của CMO dao động từ 25-30 triệu đồng/tháng hoặc có thể cao hơn, từ 40-50 triệu đồng/tháng. Với những CMO của tập đoàn, doanh nghiệp lớn, mức thu nhập có thể lên đến 100-120 triệu đồng/tháng. 

Trưởng phòng marketing

Trưởng phòng marketing là một trong các vị trí trong ngành marketing được nhiều người săn đón. Đây là chịu trách nhiệm theo dõi và phân tích hiệu quả các chiến dịch marketing. Nhiệm vụ chính của Trưởng phòng marketing gồm:

  • Tiếp nhận mục tiêu, chiến lược từ giám đốc để xây dựng kế hoạch, phân công công việc cho nhân viên cấp dưới để hoàn thành mục tiêu chung. 
  • Điều hành và theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch marketing. 
  • Đánh giá kết quả và lập báo cáo định kỳ gửi cấp trên. 
  • Tham gia xây dựng quy trình và chiến lược marketing nhằm phát triển thương hiệu. 
  • Nghiên cứu và phân tích đối thủ để đưa ra phương hướng phát triển mới. 
  • Xây dựng các kênh phân phối sản phẩm/dịch vụ cả online lẫn offline. 
  • Mở rộng và duy trì mối quan hệ với khách hàng. 
  • Phối hợp với các phòng ban, bộ phận liên quan để cùng lên kế hoạch tuyên truyền, nâng cao nhận diện thương hiệu. 

Hiện nay, mức lương của trưởng phòng marketing khá cao, trung bình từ 15-25 triệu đồng/tháng. Với những người kinh nghiệm lâu năm, có tiếng trong nghề và làm việc ở tập đoàn, doanh nghiệp lớn, lương có thể lên đến 40- 200 triệu đồng/tháng. 

>>> Xem thêm: Mô tả công việc trưởng phòng marketing và cơ hội thăng tiến

Nhân viên marketing

Với những ai yêu thích marketing nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm thì có thể bắt đầu từ vị trí nhân viên marketing. Đây là một trong các vị trí trong ngành marketing có thu nhập khá ổn định. Công việc của nhân viên marketing được chia thành từng mảng nhỏ gồm: 

  • Nhân viên marketing chiến lược: Chịu trách nhiệm nghiên cứu và khảo sát thị trường để xác định thị hiếu của khách hàng từ đó đưa ra chiến lược marketing phù hợp. Đồng thời lên ý tưởng thực hiện các chương trình quảng cáo, sự kiện, tri ân từng đối tượng khách hàng. 
  • Nhân viên marketing quảng cáo: Lên kế hoạch và triển khai thực hiện bằng hoạt động quảng cáo thông qua Facebook, Zalo,…. Bên cạnh đó, chịu trách nhiệm đo lường mức độ hiệu quả của các chiến dịch marketing. 
  • Nhân viên marketing sáng tạo nội dung: Xây dựng ý tưởng cho các hoạt động truyền thông, quảng cáo, sáng tạo nội dung cho website, catalogue,… của công ty. 

Voi-nhung-ai-yeu-thich-marketing-co-the-bat-dau-tu-vi-tri-nhan-vien-marketingVới những ai yêu thích marketing có thể bắt đầu từ vị trí nhân viên marketing

Giám đốc sáng tạo

Đây là vị trí có sức ảnh hưởng rất lớn đến mức độ thành công của một chiến dịch marketing. Giám đốc sáng tạo sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các công việc sau: 

  • Sáng tạo và triển khai các ý tưởng marketing phù hợp với chiến dịch quảng bá thương hiệu. 
  • Theo dõi, giám sát quá trình thực hiện dự án, đảm bảo hoàn thành đúng hạn và đạt hiệu quả tối ưu. 
  • Phê duyệt và chỉnh sửa những ý tưởng cấp dưới đề xuất để phát triển thành những ý tưởng hoàn chỉnh. 
  • Nghiên cứu, xác định các kênh phù hợp với ý tưởng marketing để tiếp cận đúng phân khúc khách hàng.
  • Đưa ra các giải pháp cải thiện ý tưởng nhằm đáp ứng mục tiêu của chiến marketing. 

Mức lương của giám đốc sáng tạo có thể dao động từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng mỗi tháng. Cụ thể: 

  • Kinh nghiệm từ 3-5 năm: Thu nhập trung bình từ 80-100 triệu đồng/tháng. 
  • Kinh nghiệm trên 5 năm: Lương dao động từ 90-120 triệu đồng/tháng. 

Giám đốc thương hiệu

Giám đốc thương hiệu là người chịu trách nhiệm xây dựng hình ảnh sản phẩm/ dịch vụ để tiếp cận khách hàng. Một giám đốc thương hiệu sẽ đảm nhiệm các công việc sau: 

  • Cập nhật xu hướng thị trường thường xuyên và tìm hiểu chiến dịch của đối thủ.
  • Nghiên cứu, phân tích thị trường để xác định hướng phát triển cho sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. 
  • Xác định insights của các đối tượng khách hàng mục tiêu. 
  • Giám sát, theo dõi tiến độ thực hiện chiến lược xây dựng thương hiệu và báo cáo kết quả với cấp trên. 
  • Đề xuất giải pháp phát triển thương hiệu và lên kế hoạch xử lý rủi ro.
  • Phân công công việc cho cấp dưới phù hợp. 

Tùy thuộc vào hiệu quả công việc và số năm kinh nghiệm, mức lương của giám đốc thương hiệu có sự chênh lệch đáng kể. Cụ thể: 

  • Người có kinh nghiệm từ 3-5 năm: Lương trung bình từ 20-25 triệu đồng/tháng. 
  • Người trên 5 năm kinh nghiệm: Thu nhập trung bình từ 30 triệu đồng/tháng, có thể lên đến 50 triệu đồng/tháng. 

Giam-doc-thuong-hieu-la-nguoi-chiu-trach-nhiem-xay-dung-hinh-anh-san-phamGiám đốc thương hiệu là người chịu trách nhiệm xây dựng hình ảnh sản phẩm

Content marketing

Nằm trong danh sách các vị trí trong ngành marketing được giới trẻ săn đón, Content marketing có vai trò quan trọng trong việc xây dựng nội dung cho các kênh truyền thông của doanh nghiệp. Các công việc của Content marketing bao gồm: 

  • Tiếp nhận yêu cầu của cấp trên, xây dựng ý tưởng, nội dung dựa trên mục tiêu marketing của doanh nghiệp. 
  • Triển khai kế hoạch nội dung trên các kênh truyền thông, marketing của doanh nghiệp. 
  • Lên ý tưởng, viết và quản trị hệ thống nội dung trên tất cả các kênh của doanh nghiệp. 
  • Phối hợp cùng đơn vị thiết kế để sản xuất các sản phẩm dưới dạng hình ảnh, video. 
  • Báo cáo định kỳ với cấp trên. 

Mỗi doanh nghiệp sẽ có những quy định về mức lương của Content marketing khác nhau dựa vào quy mô công ty và kinh nghiệm làm việc của nhân sự. Cụ thể: 

  • Sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm: 5-7 triệu đồng/tháng + KPI (nếu có). 
  • Kinh nghiệm từ 6 tháng- 1 năm: 7-10 triệu đồng/tháng + KPI (nếu có). 
  • Kinh nghiệm trên 1 năm: 10- 12 triệu đồng/tháng + KPI (nếu có). 
  • Với cấp bậc leader: 11- 13 triệu đồng/tháng + KPI. 
  • Cấp bậc quản lý: 13- 20 triệu đồng/tháng + KPI. 

Content-marketing-la-mot-trong-cac-vi-tri-HOT-trong-nganh-marketingContent marketing là một trong các vị trí HOT trong ngành marketing

Digital marketing

Danh sách các vị trí trong ngành marketing không thể “vắng mặt” Digital marketing. Hiện nay, Digital marketing được chia thành 2 nhóm hình thức chính là tiếp thị ngoại tuyến và trực tuyến. Tùy vào cấp bậc mà nhân sự làm việc tại vị trí Digital marketing sẽ đảm nhiệm các công việc đặc thù riêng. Tuy nhiên, về cơ bản, một nhân viên Digital Marketing sẽ thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau: 

  • Tiếp nhận các mục tiêu và kế hoạch marketing từ cấp trên để thực hiện theo từng giai đoạn. 
  • Lên kế hoạch và tổ chức các chiến dịch quảng cáo, truyền thông, tiếp thị và phân phối trên các kênh phù hợp. Tuy nhiên, cần đảm bảo không vượt quá ngân sách cho phép. 
  • Giám sát quá trình thực hiện và đo lường hiệu quả của các nhiệm vụ trong chiến dịch marketing. 
  • Quản lý trực tiếp các kênh truyền thông, marketing của doanh nghiệp. 
  • Lập báo cáo về hiệu của digital marketing theo định kỳ. 

Hiện tại, mức thu nhập trung bình của một nhân viên Digital marketing dao động từ 10-15 triệu đồng/tháng. Với cấp bậc quản lý, lương có thể đạt ngưỡng 20-30 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, thu nhập của nhân viên Digital marketing còn thêm khoảng thưởng KPI nếu hoàn thành công việc.  

Chuyên viên SEO

Thứ hạng website của công ty trên trang tìm kiếm lọt TOP đầu hay không phụ thuộc rất nhiều vào chuyên viên SEO. Công việc cụ thể của các chuyên viên SEO gồm:

  • Xây dựng chiến lược nội dung, từ khóa và link building để tăng thứ hạng website công ty trên trang tìm kiếm. 
  • Nghiên cứu và xây dựng bộ từ khóa chất lượng cho SEO. 
  • Xây dựng và triển khai chiến lược đi link building. 
  • Phối hợp cùng bộ phận Content để lên nội dung chuẩn SEO cho website. 
  • Đề xuất thay đổi hoặc cải thiện cấu trúc website, nội dung content, link để tối ưu hiệu quả SEO. 

Về thu nhập, tùy vào kinh nghiệm, cấp bậc và số lượng công việc mà mức thu nhập của chuyên viên SEO có sự khác nhau. Cụ thể: 

  • Cấp bậc SEO Junior: 5-10 triệu đồng/tháng. 
  • Cấp bậc SEO Senior: Có 2 khoảng lương tùy vào kinh nghiệm làm việc là 8-10 triệu đồng/tháng và 10-15 triệu đồng/tháng.
  • Cấp bậc SEO Leader: Lương dao động từ 10-15 triệu đồng/tháng hoặc 15-30 triệu đồng/tháng, tùy vào năm làm việc.

Nhac-den-cac-vi-tri-trong-nganh-marketing-khong-the-bo-qua-chuyen-vien-SEONhắc đến các vị trí trong ngành marketing không thể bỏ qua chuyên viên SEO

>>> Xem thêm: SEO là ngành gì? Làm nghề SEO lương có cao không?

Tìm việc làm các vị trí trong ngành marketing ở đâu?

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp liên tục tuyển dụng nhân sự cho các vị trí trong ngành marketing, mở ra hàng loạt cơ hội việc làm cho những ai muốn theo đuổi ngành này. Ứng viên có thể tiếp cận các tin tuyển dụng ngành marketing bằng một vài cách sau:

  • Tìm kiếm trên các group tuyển dụng của ngành marketing trên mạng xã hội như Facebook, Linken,…
  • Tìm kiếm tin tuyển tuyển dụng trực tiếp trên website, fanpage chính thức của các doanh nghiệp. 
  • Tìm kiếm qua các trang tin tuyển dụng uy tín như TOPCV, Vietnamworks,…
  • Tham gia các ngày hội việc làm tại trường học do các doanh nghiệp phối hợp cùng nhà trường tổ chức.

Trong đó, đa số ứng viên tin tưởng lựa chọn TOPCV để tìm việc và gửi CV ứng tuyển. TOPCV tự hào mang tới hệ sinh thái tuyển dụng chất lượng, chuyên nghiệp cho thị trường lao động trong nước. Mỗi ngày, trên TopCV có hơn 30.000 việc làm các vị trí trong ngành marketing và các ngành nghề/ lĩnh vực khác được cập nhật từ 190.000+ nhà tuyển dụng uy tín. Ngoài ra, với sự trợ giúp của 2 bộ lọc hữu ích là lọc lĩnh vực/ngành nghề và lọc địa điểm, ứng viên dễ dàng tìm kiếm công việc theo mong muốn. 

Tạm kết

Với những thông tin mô tả chi tiết công việc của các vị trí trong ngành marketing ở trên, BlogTopCV mong rằng giúp bạn đọc hiểu hơn về ngành HOT này và đưa ra định hướng nghề nghiệp phù hợp. Nếu đang muốn tìm việc làm ngành marketing hoặc bất kỳ ngành nghề nào, hãy truy cập ngay TOPCV để không bỏ lỡ các cơ hội hấp dẫn