Bảng đánh giá ứng viên sau phỏng vấn – Chìa khóa của HR – JobsGO Blog

Đánh giá post

Những tiêu chí nào để bạn có thể đánh giá được ứng viên? Nếu bạn không có một bảng đánh giá khi phỏng vấn, vậy sau đó bạn lựa chọn ứng viên bằng cách nào? Bảng đánh giá ứng viên có thể giải quyết hết những câu hỏi này. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ bản chất hay cách thức để tạo ra một bảng đánh giá hoàn chỉnh. Vì thế với bài viết này, JobsGo sẽ cùng bạn hiểu đúng về bảng đánh giá ứng viên sau phỏng vấn.

Bảng đánh giá ứng viên sau phỏng vấn là gì?

Bảng đánh giá ứng viên là một biểu mẫu lập sẵn phù hợp với từng vị trí ứng tuyển. Bảng sẽ giúp nhà tuyển dụng ghi chép nhanh những đánh giá, điểm đáng lưu ý của ứng viên. Từ đó, nhà tuyển dụng sẽ có căn cứ về mức độ phù hợp của từng ứng viên với công việc.

Cấu trúc của bảng đánh giá ứng viên 

Mỗi công ty sẽ có một bảng đánh giá phù hợp với mong muốn của mình. Tuy nhiên nhìn chung, một bảng đánh giá ứng viên cần phải có các phần sau:

  • Các kỹ năng cần thiết cho vị trí

  • Bộ câu hỏi phỏng vấn các kỹ năng

  • Đánh giá mức độ thành thạo kỹ năng của ứng viên

  • Ghi chú đặc biệt

  • Đánh giá chi tiết điểm mạnh, điểm yếu của ứng viên

  • Kết luận

Từ cấu trúc bảng đánh giá này, nhà tuyển dụng có thể đánh giá, cân nhắc giữa các ứng viên, ai sẽ phù hợp nhất với vị trí này.

Hiểu được cấu trúc nhưng không phải ai cũng biết xây dựng bộ kỹ năng, câu hỏi và thang điểm đánh giá phù hợp với từng ngành nghề. Chính vì vậy, JobsGO sẽ giúp các HR định hình được các tiêu chí cần thiết ở phần dưới của bài viết.

Các tiêu chí đánh giá tương ứng với từng vị trí

Mỗi một chức vụ lại yêu cầu những kỹ năng tương ứng khác nhau. Vì vậy, rất khó để có thể đánh giá ứng viên nếu chỉ có một tiêu chí đánh giá chung cho tất cả các vị trí. Để có thể xác định được đúng những kỹ năng, kiến thức, phẩm chất phù hợp, HR sẽ cần đến sự trợ giúp của các phòng ban đó. 

HR sẽ cần bàn trước với trưởng bộ phận để biết được mong muốn cho vị trí đó là gì, từ đó xây dựng nên các tiêu chí đánh giá tương ứng trong bảng đánh giá ứng viên.

Ví dụ như với vị trí tuyển dụng là nhân viên bán hàng, các tiêu chí cơ bản sẽ bao gồm: hiểu biết về sale, marketing; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng đàm phán thuyết phục; kỹ năng xây dựng mối quan hệ; kỹ năng chăm sóc khách hàng;….. Bên cạnh đó, những phẩm chất như sáng tạo, linh hoạt cũng sẽ là điểm cần lưu ý với vị trí này.

Xem thêm: JD là gì? Tất tần tật về JD

Bộ câu hỏi phỏng vấn

Sau khi đưa ra được các tiêu chí đánh giá, làm thế nào để biết được ứng viên có đạt yêu cầu hay không? Bộ câu hỏi phỏng vấn sẽ giúp HR đánh giá và hiểu hơn về trình độ, kinh nghiệm của từng ứng viên.

Ở phần này, JobsGO sẽ chia ra làm 2 loại: Bộ câu hỏi phỏng vấn chuyên môn và bộ câu hỏi về tính cách thái độ.

Bộ câu hỏi phỏng vấn về chuyên môn

Những câu hỏi cần phải đảm bảo xoay quanh những tiêu chí đánh giá đã nêu ở trên. Thay vì hỏi lan man, bạn nên chia các câu hỏi ra thành từng nghiệp vụ. Ví dụ như ở chuyên môn Marketing bạn nên đặt các câu hỏi về kinh nghiệm content, kinh nghiệm design, hay kinh nghiệm lên chiến lược marketing,…

JobsGo sẽ đưa ra mẫu bộ câu hỏi về chuyên môn marketing để bạn đọc có cái nhìn rõ hơn:

  • Bạn có kinh nghiệm sử dụng các công cụ marketing nào?

  • Ở vị trí cũ của bạn, bạn chịu trách nhiệm cho những kênh truyền thông nào? Hiệu quả của chúng như thế nào? Bạn dùng cách nào để đo lường hiệu quả đó?

  • Kể lại một chiến dịch marketing thành công nhất mà bạn từng thực hiện. Bài học rút ra từ thành công đó là gì?

  • Kể lại một chiến dịch marketing mà bạn không đạt được hiệu quả như mong muốn. Theo bạn thì điều gì có thể được cải thiện ở chiến dịch?

Bộ câu hỏi phỏng vấn về tính cách, thái độ

Ngoài việc tính cách, thái độ ảnh hưởng đến hiệu quả công việc thì nó cũng phải hòa hợp được với văn hóa công ty. Chính vì vậy, việc đưa ra những câu hỏi này sẽ giúp HR đánh giá được độ phù hợp, khả năng gắn bó lâu dài với công ty.

Đây cũng sẽ là một yếu tố then chốt để quyết định có nên tuyển dụng người này hay không.

JobsGo sẽ gợi ý cho bạn bộ câu hỏi về khả năng sáng tạo, đổi mới:

  • Bạn sẽ làm gì nếu chúng tôi cho bạn hoàn toàn tự do làm chủ công việc.

  • Bạn đã từng thay đổi bước gì trong quy trình làm việc của công ty cũ của bạn? Hiệu quả của nó như thế nào?

  • Làm thế nào để bạn luôn giữ sự sáng tạo của bản thân?

  • Bạn đã từng có dự án gì do bạn sáng tạo nên chưa?

  • Theo bạn những đổi mới có quan trọng không? Và có những rủi ro gì có thể đi kèm? 

  • Kể lại một lần bạn cùng thành viên trong nhóm xây dựng một ý tưởng lớn

  • Sáng tạo một câu chuyện ngắn có sử dụng các sản phẩm của công ty chúng tôi.

Xem thêm: Tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn xin việc thường gặp và cách trả lời

Yêu cầu về bằng cấp, chứng chỉ

Hiện nay, đây không còn là một điều bắt buộc. Đa số mọi người sẽ quan tâm đến năng lực làm việc hơn là nhìn vào bằng cấp. Tuy nhiên, đối với những vị trí đặc thù như kế toán, giáo viên,… thì chứng chỉ lại vô cùng quan trọng. Vì vậy, việc xây dựng bảng đánh giá ứng viên sau phỏng vấn cho từng vị trí công việc, phù hợp với mô tả công việc là một điều cần thiết.

Mức độ đánh giá ứng viên

Đa số chúng ta vẫn thường đánh giá ứng viên dựa trên thang điểm 10. Tuy nhiên lại không có một quy định nào cho việc xếp hạng này. Vì thế nếu đánh giá trên thang điểm số sẽ rất khó để đưa ra kết quả chính xác.

JobsGO sẽ đưa ra cách đánh giá theo mức độ từ kém đến rất tốt như sau:

Việc đưa ra một bản quy chuẩn cho toàn bộ công ty sẽ giúp hội đồng tuyển dụng có cái nhìn toàn diện hơn về ứng viên và so sánh khách quan hơn giữa các ứng viên, để từ đó đưa ra các quyết định.

Tuy nhiên, mỗi công ty sẽ cần phát triển bảng đánh giá mức độ chi tiết hơn, phù hợp với từng vị trí và yêu cầu của mình.

Bảng đánh giá ứng viên sau phỏng vấn có thực sự cần thiết?

Nhiều ý kiến cho rằng khi xây dựng bảng đánh giá ứng viên này, cuộc phỏng vấn sẽ mất đi sự tương tác và linh hoạt cũng như sẽ tốn nhiều công sức hơn. HR sẽ phải làm việc hết công suất, mất nhiều thời gian để có thể vừa phỏng vấn, vừa ghi chép đánh giá, vừa thuyết phục trưởng bộ phận mà mất đi cơ hội để tìm hiểu kỹ về từng ứng viên.

Tuy nhiên, bảng đánh giá ứng viên sẽ giúp HR đưa ra được quyết định chính xác hơn và tạo sự công bằng cho tất cả ứng viên. Tất cả ứng viên tham gia phỏng vấn sẽ đều được đánh giá theo một thang điểm cố định thay vì sự “tùy hứng”. Điều này cũng sẽ giúp HR tập trung hơn vào những tiêu chí thiết yếu của vị trí, không cần phải ứng biến quá nhiều trong cuộc phỏng vấn.

Bên cạnh đó, bảng đánh giá ứng viên đòi hỏi sự tìm tòi, nghiên cứu kĩ càng của HR. Việc này có thể mất thời gian nhưng nó giúp HR nắm bắt được tình hình, văn hóa công ty một cách rõ ràng. Từ đó, gián tiếp phát triển năng lực của HR và trưởng bộ phận.

Gợi ý từ JobsGO

Nếu bạn vẫn đang phân vân về mô tả công việc, không xác định được trọng tâm của các tiêu thì JobsGO sẽ là người đồng hành cùng bạn.

JobsGo đang cung cấp dịch vụ tư vấn hỗ trợ viết JD cho các nhà tuyển dụng.

Bên cạnh đó, JobsGo cũng sẽ giúp bạn tìm được nhân sự phù hợp thật nhanh và hiệu quả với các quy trình tự động hoá.

 

(Theo JobsGO – Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

JobsGO BannerJobsGO Banner