Bằng đại học liên thông giống bằng đại học chính quy không?
Bằng đại học liên thông có giống bằng đại học chính quy không? Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức. Bằng đại học liên thông có dự tuyển thi công chức, viên chức được không?
Hiện nay để đáp ứng nhu cầu công việc, học tập, và nhằm nâng cao trình độ của mình nhiều người đã lựa chọn hệ đại học liên thông.Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được giá trị của bằng liên thông đại học? Rất nhiều người thắc mắc liệu bằng liên thông đại học có giá trị như bằng đại học chính quy hay không?
CĂN CỨ PHÁP LÝ:
Luật giáo dục đại học 2012
Quyết định 18/2017/QĐ-TTg quy định về liên thông giữa trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng với trình độ đại học.
NỘI DUNG TƯ VẤN:
1. Bằng đại học liên thông có giống bằng đại học chính quy không?
Liên thông là một hình thức mà học viên sử dụng kết quả đào tạo trước đó để học lên trình độ cao hơn. Có thể chọn cùng ngành học hoặc chuyển hướng sang ngành khác. Hệ liên thông được tổ chức theo hình thức đào tạo chính quy hoặc đào tạo tại chức, từ xa, tùy vào lựa chọn của mỗi người. Và hệ liên thông sau khi tốt nghiệp vẫn được cấp bằng đúng với quá trình và kết quả học tập nếu đủ điều kiện ra trường.
Theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo trong Luật Giáo dục đại học, thì tại Điều 38 (năm 2012): Những văn bằng tốt nghiệp mà trường đại học cấp sẽ theo một hình thức, bao gồm cả Đại học, Thạc sĩ và Tiến sĩ. Vậy nên, học viên được đào tạo theo hình thức nào thì sẽ ghi rõ hình thức ấy trong văn bằng tốt nghiệp. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2018, quy định này đã được hội ý và thay đổi như sau:
Các loại văn bằng đại học, bằng cử nhân, bằng Thạc sĩ, bằng Tiến sĩ sẽ có trình giống nhau. Điều này có nghĩa là trên văn bằng sẽ không còn hình thức đào tạo nữa. Những người học liên thông nếu lựa chọn hình thức đào tạo nào thì sẽ ghi rõ hình thức đó (nếu chọn hệ chính quy thì sẽ ghi chính quy, nếu chọn hệ tại chức thì sẽ ghi tại chức…).
Vì vậy, bằng đại học liên thông cũng sẽ tương đương như bằng đại học chính quy. Về vấn đề học liên thông cấp bằng như thế nào? Theo thông tư số 10/2017/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐ TB&XH đã quy định về cấp bằng như sau: Sau khi kết thúc học chương trình tại nơi đăng ký liên thông học viên sẽ được Nhà trường công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học theo đúng năng lực bảng điểm. Tất cả học viên đủ điều kiện tốt nghiệp hệ Liên thông theo hình thức chính quy thì sẽ được cấp bằng tốt nghiệp chính quy. Những ai học hình thức vừa học vừa làm sẽ nhận bằng tốt nghiệp vừa học vừa làm.
Khi tốt nghiệp sinh viên sẽ được cấp bảng điểm trong đó có ghi đầy đủ kết quả học tập trong quá trình đào tạo. Thí sinh lưu ý giữ bảng điểm đó để sử dụng trong quá trình xin việc và các công tác quan trọng khác. Khi kết thúc chương trình học liên thông và được cấp bằng tốt nghiệp ĐH, CĐ tấm bằng này cũng có giá trị như bằng của những sinh viên học đào tạo chính quy của trường đó.
Vì thế các bạn cũng không cần quá lo lắng về học liên thông sẽ được cấp bằng gì, hay cấp bằng như thế nào vì giá trị bằng cấp sẽ ngang bằng nhau và quan trọng hơn cả là bạn học được những gì sau khoảng thời gian học liên thông đó. Từ ngày 01/7/2019, bằng đại học được đào tạo theo hình thức chính quy hay tại chức, từ xa, liên thông đều có giá trị ngang nhau. Trước đó, ngày 19/11/2018, tại kỳ họp Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 6, với 84,12% tổng số đại biểu quốc hội có mặt biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. Do đó, Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 có hiệu lực thi hành từ 01/7/2019.
Quy định mới sẽ tạo điều kiện cho sinh viên theo học các hình thức đào tạo khác nhau khi tốt nghiệp đại học có cơ hội ngang nhau trong việc công nhận văn bằng, tuyển dụng lao động. Theo quy định có hiệu lực hiện hành, tại Điều 38 Luật Giáo dục đại học năm 2012: Văn bằng giáo dục đại học được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp một trình độ đào tạo theo một hình thức đào tạo, gồm bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ và bằng tiến sĩ.
Như vậy, người học theo học hình thức đào tạo nào thì sẽ được cấp bằng tốt nghiệp tương ứng với hình thức đào tạo đó.Trước đó, ngày 19/11/2018, tại kỳ họp Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 6, với 84,12% tổng số đại biểu quốc hội có mặt biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. Do đó, Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 có hiệu lực thi hành từ 01/7/2019.
Quy định mới sẽ tạo điều kiện cho sinh viên theo học các hình thức đào tạo khác nhau khi tốt nghiệp đại học có cơ hội ngang nhau trong việc công nhận văn bằng, tuyển dụng lao động. Theo quy định có hiệu lực hiện hành, tại Điều 38 Luật Giáo dục đại học năm 2012: Văn bằng giáo dục đại học được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp một trình độ đào tạo theo một hình thức đào tạo, gồm bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ và bằng tiến sĩ.
Như vậy, người học theo học hình thức đào tạo nào thì sẽ được cấp bằng tốt nghiệp tương ứng với hình thức đào tạo đó. Bằng đại học được đào tạo theo hình thức chính quy hay tại chức, từ xa, liên thông đều có giá trị ngang nhau.Quy định này đã được góp ý, sửa đổi tại khoản 23 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi năm 2018, như sau:
Văn bằng giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương. Điều này đồng nghĩa với việc không ghi hình thức đào tạo khi cấp bằng cử nhân. Như vậy chúng ta có thể hiểu, Luật Giáo dục mới có hiệu từ ngày 1/07/2019 đối với giáo dục đại học sẽ không còn phân biệt bằng cấp giữa các hình thức đào tạo.
Ngoài ra, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên giảng dạy, quy định mới khuyến khích cơ sở giáo dục đại học ưu tiên tuyển dụng người có trình độ tiến sĩ làm giảng viên, phát triển và ưu đãi đội ngũ giáo sư đầu ngành để phát triển các ngành đào tạo. Thay vì ưu tiên tuyển dụng người có trình độ từ thạc sĩ trở lên làm giảng viên theo quy định tại khoản 3 Điều 54 Luật Giáo dục đại học 2012.
2. Bằng đại học liên thông có dự tuyển thi công chức, viên chức được không?
Theo dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư số 13/2010/TT-BNV của Bộ Nội vụ. Các cơ quan Nhà nước quản lý công chức sẽ không phân biệt loại hình đào tạo và văn bằng. Các chứng chỉ bao gồm: chính quy, tại chức, liên thông, chuyên tu, từ xa, theo niên hạn hoặc theo tín chỉ đều đủ điều kiện đăng ký tham gia dự tuyển công chức. Ngoài ra cũng không phân biệt trường bạn theo học là trường công lập hay dân lập. Vì vậy, có thể hoàn toàn yên tâm bằng học đại học liên thông vẫn có thể thi tuyển công chức bình thường. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức:
– Có quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
– Đã đủ 18 tuổi trở lên;
– Có đơn đăng ký dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;
– Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;
– Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
– Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ;
– Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.
– Không cư trú tại Việt Nam;
– Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
– Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.
TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư, hiện tại em đang muốn thi vào làm việc tại Chi cục thuế nhà nước. Ở đây yêu cầu có bằng Đại học mới đủ điều kiện dự thi. Vậy cho em hỏi nếu bằng của em là bằng liên thông từ Cao đẳng lên Đại học không phải bằng chính quy thì có được chấp nhận hay không? Xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 2 Thông tư 55/2012/TT-BGDĐT quy định đào tạo liên thông như sau:
“1. Đào tạo liên thông là biện pháp tổ chức đào tạo trong đó người học được sử dụng kết quả học tập đã có để học tiếp ở trình độ cao hơn cùng ngành đào tạo hoặc khi chuyển sang ngành đào tạo hay trình độ đào tạo khác.
2. Đào tạo liên thông được tổ chức theo hình thức chính quy hoặc vừa làm vừa học.
3. Đào tạo liên thông từ xa được quy định trong quy chế riêng.”
Bạn chưa nói rõ bạn liên thông từ hệ Cao đẳng lên Đại học theo hình thức nào? Điều 11 Thông tư 55/2012/TT-BGDĐT quy định chương trình đào tạo và công nhận giá trị chuyển đổi kết quả học tập như sau:
‘1. Chương trình đào tạo đối với người học liên thông theo hình thức chính quy là chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học chính quy đang áp dụng tại cơ sở giáo dục đại học. Chương trình đào tạo đối với người học liên thông theo hình thức vừa làm vừa học là chương trình đào tạo hình thức vừa làm vừa học đang áp dụng tại cơ sở giáo dục đại học.
2. Trên cơ sở đề nghị của Hội đồng đào tạo liên thông, Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học căn cứ vào chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo, văn bằng, kết quả học tập đã có của người học để quyết định công nhận giá trị chuyển đổi kết quả học tập và khối lượng kiến thức được miễn trừ khi học chương trình đào tạo liên thông đối với từng người học và công bố công khai trước khi tổ chức đào tạo.’
Điều 13 Thông tư 55/2012TT-BGDĐT quy định văn bằng tốt nghiệp và bảng điểm như sau:
+ Người học liên thông sau khi kết thúc chương trình đào tạo, nếu đủ điều kiện theo quy định thì được công nhận tốt nghiệp và được cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học phù hợp với trình độ đào tạo.
+ Người học liên thông theo hình thức chính quy được cấp bằng tốt nghiệp chính quy; Người học liên thông hình thức vừa làm vừa học được cấp bằng tốt nghiệp vừa làm vừa học.
+ Bảng điểm của người học liên thông phải ghi đầy đủ kết quả học tập trong thời gian đào tạo liên thông và các môn học, học phần cùng số tín chỉ hay đơn vị học trình của trình độ trước đã được thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học công nhận.
Luật sư tư vấn giá trị bằng đại học chính quy và liên thông: 1900.6568
Như vậy, theo quy định trên chỉ có chương trình đào tạo đối với người học liên thông theo hình thức chính quy là chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học chính quy đang áp dụng tại cơ sở giáo dục đại học. Đối với chương trình đào tạo đối với người học liên thông theo hình thức vừa làm vừa học là chương trình đào tạo hình thức vừa làm vừa học đang áp dụng tại cơ sở giáo dục đại học, không phải hình thức của chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học chính quy.
Do đó, trong trường hợp này, nếu bạn học theo chương trình đào tạo liên thông được tổ chức theo hình thức chính quy thì đây vẫn được coi là bằng tốt nghiệp đại học chính quy. Lúc này bạn vẫn đáp ứng yêu cầu về bằng tốt nghiệp Đại học của Chi cục thuế trong trường hợp này. Còn nếu bạn được đào tạo dưới hình thức liên thông vừa làm vừa học hoặc hệ từ xa thì sẽ không đáp ứng yêu cầu.