Bảng Mô Tả Công Việc Chăm Sóc Khách Hàng Mới Và Chi Tiết 2022

Chăm sóc khách hàng là vị trí công việc phổ biến, được đông đảo người lựa chọn. Chính vì vậy, bảng mô tả công việc nhân viên chăm sóc khách hàng cũng trở thành mối quan tâm hàng đầu hiện nay.

Nắm rõ những thông tin cơ bản và mô tả công việc chăm sóc khách hàng giúp bạn có sự chuẩn bị chu đáo, dễ dàng vượt qua kỳ ứng tuyển.

Vậy thế nào là nhân viên chăm sóc khách hàng? Họ làm những công việc gì? Cần có những tố chất, kỹ năng nào và cơ hội việc làm ra sao? Tất cả đều được chia sẻ trong bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu nhé!

Nhân viên chăm sóc khách hàng là gì?

Nhân viên chăm sóc khách hàng (hay tiếng Anh là Customer Care Staff) là người chịu trách nhiệm tiếp nhận thông tin và giải quyết các khiếu nại, những vấn đề của khách hàng. Mục đích cuối cùng của công việc này là tối ưu sự hài lòng, thỏa mãn của khách hàng.

mô tả công việc nhân viên chăm sóc khách hàngmô tả công việc nhân viên chăm sóc khách hàngNhân viên chăm sóc khách hàng giúp khách giải quyết mọi vấn đề, thắc mắc, khiếu nại

Nhân viên chăm sóc khách hàng cũng được xem là cầu nối trung gian, duy trì sự trung thành giữa khách hàng với doanh nghiệp.

Với vị trí chăm sóc khách hàng, bạn có thể lựa chọn làm việc bằng một trong hai hình thức dưới đây tùy theo nhu cầu và điều kiện cá nhân:

  • Làm việc trực tiếp tại cửa hàng, công ty hoặc trung tâm chăm sóc khách hàng.
  • Làm việc online linh hoạt qua các nền tảng mạng xã hội, các kênh trực tuyến.

Dưới đây là một số vị trí chăm sóc khách hàng có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất hiện nay. Nếu bạn quan tâm và đang tìm kiếm cho mình một vị trí phù hợp, tuyệt đối đừng bỏ lỡ nhé!

  • Telemarketing – Tổng đài viên nhận và đặt lịch hẹn
  • Nhân viên chăm sóc & tư vấn khách hàng
  • Nhân viên tư vấn và hẹn lịch qua điện thoại
  • Chuyên viên chăm sóc khách hàng
  • Tổng đài viên hỗ trợ kỹ thuật
  • Nhân viên sale
  • Trưởng nhóm chăm sóc khách hàng

Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều có bộ phận chăm sóc khách hàng. Tùy theo lĩnh vực kinh doanh và tính chất của mỗi doanh nghiệp, nhân viên chăm sóc khách hàng sẽ đảm nhận những công việc nhất định.

Công việc của nhân viên chăm sóc khách hàng là làm gì?

Vậy nhân viên chăm sóc khách hàng làm gì? Xem ngay mô tả công việc nhân viên chăm sóc khách hàng dưới đây.

Bảng mô tả công việc chăm sóc khách hàng:

  • Tiếp nhận và xử lý các vấn đề, khiếu nại của khách hàng liên quan đến sản phẩm. dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Tư vấn giải pháp phù hợp để giải quyết vấn đề cho khách hàng.
  • Phân tích và làm rõ nguyên nhân dẫn đến những thắc mắc, khiếu nại của khách hàng.
  • Hỗ trợ mở và duy trì tài khoản cho khách hàng.
  • Trả lời tin nhắn và tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng trước, trong và sau khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ.
  • Liên tục theo dõi nhằm sửa đổi và điều chỉnh kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ.
  • Xử lý các cuộc gọi, là cầu nối giữa khách hàng với các bộ phận liên quan.
  • Hỗ trợ khách hàng đặt hàng, giải quyết đổi hàng, hoàn tiền hoặc hủy đơn hàng.
  • Tư vấn các chương trình giảm giá, khuyến mãi cho khách hàng.
  • Thu thập, nghiên cứu và phân tích nhu cầu khách hàng, làm cơ sở đề xuất chiến lược phát triển kinh doanh với cấp trên.
  • Thu hút và tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tối ưu doanh số.
  • Đóng góp ý kiến và nỗ lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
  • Đại diện tặng quà tri ân, duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng vào các dịp đặc biệt như lễ, Tết, sinh nhật, v.v.
  • Làm việc trên nguyên tắc tôn trọng quy định, chính sách và văn hóa của doanh nghiệp mình.

Cần tố chất gì để trở thành nhân viên chăm sóc khách hàng? 

Khi đã hiểu rõ nhân viên chăm sóc khách hàng là gì và nắm được nhiệm vụ của nhân viên chăm sóc khách hàng chi tiết, liệu bạn còn phân vân mình có phù hợp với công việc này hay không?

Nếu câu trả lời là “Có”, vậy hãy cùng Glints điểm qua những kỹ năng, tố chất cần thiết để trở thành nhân viên chăm sóc khách hàng ngay dưới đây!

Yêu cầu cơ bản của một nhân viên CSKH là gì?

Với cơ hội việc làm chăm sóc khách hàng rộng mở như hiện nay, các nhà tuyển dụng không còn quá gay gắt về yêu cầu bằng cấp của ứng viên.

Thực tế, những ai học trái ngành nhưng mong muốn làm việc trong mảng chăm sóc khách hàng vẫn có thể tham gia ứng tuyển. Bạn chỉ cần trang bị các điều kiện cơ bản sau:

  • Trình độ tốt nghiệp Đại học/Cao đẳng (tùy theo ngành nghề và tính chất công việc mà sẽ có hoặc không yêu cầu về chuyên ngành).
  • Thành thạo kỹ năng tin học văn phòng.
  • Phong thái điềm tĩnh, kiên nhẫn và hòa đồng.
  • Có khả năng lắng nghe.
  • Sự nhạy bén và linh hoạt.

Các kỹ năng giúp bạn trở thành chuyên viên chăm sóc khách hàng giỏi

Để trở thành một chuyên viên chăm sóc khách hàng giỏi, chạm đến nhiều cơ hội, bạn nhất định phải trang bị cho mình những kỹ năng, tố chất cần thiết sau:

Kỹ năng giao tiếp tốt

Với kỹ năng này, bạn sẽ dễ dàng trao đổi thông tin với khách, hiểu mong muốn, nhu cầu khách hàng và thuyết phục học sử dụng sản phẩm/dịch vụ hiệu quả.

Đọc thêm: Kỹ Năng Giao Tiếp Qua Điện Thoại: 10 Nghệ Thuật Không Nên Bỏ Qua

Kỹ năng xử lý tình huống và giải quyết vấn đề

Đôi lúc, bạn sẽ gặp những tình huống bất ngờ xảy ra, cần có khả năng ứng biến và giải quyết nhanh chóng. Kỹ năng này sẽ giúp công việc của bạn suôn sẻ và dễ dàng hơn.

Khả năng chịu được áp lực cao

Vì bạn phải thường xuyên tiếp xúc với nhiều tệp khách hàng với tính cách, độ tuổi khác nhau. Điều này đòi hỏi bạn phải linh hoạt ứng biến và luôn giữ thái độ nhã nhặn hỗ trợ khách.

Đặc biệt trong thời gian cao điểm, bạn phải tư vấn liên tục cho số lượng lớn khách hàng.

Kỹ năng làm việc nhóm

Bạn cần phối hợp nhịp nhàng cùng các bộ phận liên quan và các nhân viên chăm sóc khách hàng khác để hỗ trợ khách một cách tốt nhất. Vì vậy, rèn giũa kỹ năng làm việc nhóm là rất quan trọng.

Kỹ năng phân tích, nghiên cứu thị trường và sản phẩm/dịch vụ

Bạn cần tìm hiểu thông tin thị trường để dễ nắm bắt tâm lý, nhu cầu khách hàng và có những chiến lược tư vấn hiệu quả hơn.

Đồng thời, hiểu rõ thông tin của sản phẩm/ dịch vụ, lĩnh vực/ngành nghề mình đang làm việc là yếu tố vô cùng quan trọng. Bởi từ đó, bạn có thể tập trung nhấn mạnh ưu điểm và đưa ra một số hạn chế khách quan để khách hàng lựa chọn.

Ngoài ra, bạn luôn phải giữ tác phong gọn gàng, linh hoạt, nhẹ nhàng và lịch sự nhằm tạo phong thái chuyên nghiệp, để lại ấn tượng tốt đẹp trong mắt khách hàng.

Khả năng ngoại ngữ

Đối với một công việc cần giao tiếp khá nhiều, bạn cũng nên trau dồi khả năng ngoại ngữ, tối thiểu là tiếng Anh để tiện tư vấn khách hàng. Khả năng này sẽ mang đến nhiều lợi thế và cơ hội cho bạn.

Đọc thêm: Ứng Dụng Học Tiếng Anh Hiệu Quả Cho Từng Kỹ Năng Có Thể Bạn Chưa Biết

Con đường thăng tiến của nhân viên chăm sóc khách hàng 

Bất cứ một ngành nghề nào cũng sẽ có con đường thăng tiến nhất định. Và công việc của một nhân viên chăm sóc khách hàng cũng vậy! Cùng điểm qua các vị trí theo thứ tự cấp bậc thăng tiến của nghề chăm sóc khách hàng ngay dưới đây.

Nhân viên/ Đại diện chăm sóc khách hàng

Đây là những người tuyến đầu của đội ngũ chăm sóc khách hàng. Họ có nhiệm vụ liên hệ với khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng hiện tại để cung cấp thông tin, chào hàng sản phẩm/ dịch vụ.

Nhân viên/ Đại diện hỗ trợ khách hàng từ xa

Họ là người trực tiếp nhắn tin, gọi điện trò chuyện với khách hàng qua các kênh online, mạng xã hội nhằm trả lời, giải đáp mọi thắc mắc.

Nhân viên hỗ trợ khách hàng

Có thể nói, họ là người hỗ trợ khách hàng giải quyết mọi vấn đề, thắc mắc trong quá trình sử dụng dịch vụ/ sản phẩm khi được khách hàng yêu cầu.

Chuyên viên chăm sóc khách hàng

Đây là người có chuyên môn chăm sóc khách hàng, sẽ tư vấn cho các nhân viên trong đội để giải quyết những vấn đề phức tạp trong phạm vi chuyên môn.

Chuyên viên sản phẩm

Một chuyên viên sản phẩm sẽ hiểu rất rõ về sản phẩm/dịch vụ, phụ trách đào tạo nhân viên tuyến đầu. Đồng thời, họ sẽ giải quyết mọi vấn đề, khiếu nại phức tạp của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ.

Trưởng phòng dịch vụ khách hàng

Trưởng phòng dịch vụ chăm sóc khách hàng là người đứng đầu nhóm chăm sóc khách hàng, phụ trách tuyển dụng đào tạo, hướng dẫn cho nhân viên trong quyền hạn. Họ là người đặt ra mục tiêu và theo dõi hiệu suất công việc của từng thành viên trong nhóm.

Giám đốc dịch vụ khách hàng – CCO

Đây là vị trí C-level chỉ có ở những tập đoàn hoặc công ty quy mô lớn. Họ là người đứng đầu mọi đội ngũ chăm sóc khách hàng, xây dựng các chương trình chăm sóc nhằm tối ưu hiệu quả, mang lại sự hài lòng tối đa cho khách.

mô tả công việc chăm sóc khách hàngmô tả công việc chăm sóc khách hàngCông việc chăm sóc khách hàng có nhiều cấp bậc với con đường thăng tiến rõ ràng

Công việc chăm sóc khách hàng lương có cao không? 

Cùng với mô tả công việc nhân viên chăm sóc khách hàng thì mức thu nhập cũng là mối quan tâm hàng đầu của nhiều người.

Khoảng lương của nghề chăm sóc khách hàng khá rộng, dao động từ 2 triệu đồng/ tháng cho vị trí thấp nhất và có thể lên đến 25 triệu đồng/ tháng nếu bạn đã trau dồi, tích lũy đủ kỹ năng, kinh nghiệm trong nghề.

Nhìn chung, công việc chăm sóc khách hàng có mức lương trung bình là khoảng 7 triệu đồng/ tháng. Khoảng phổ biến nhất là 6 – 8 triệu đồng/ tháng với những ai có từ 0 – 2 năm kinh nghiệm.

Như vậy, bài viết trên đã điểm qua tất tần tật thông tin từ khái niệm, mô tả công việc nhân viên chăm sóc khách hàng, đến những yêu cầu về kỹ năng, tố chất và mức lương tham khảo của nghề chăm sóc khách hàng.

Hy vọng với những chia sẻ này đã giúp bạn hiểu rõ, chuẩn bị cho mình hành trang tốt nhất để ứng tuyển vào vị trí công việc phù hợp.

Nếu có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ, tư vấn tìm kiếm việc làm chăm sóc khách hàng, đừng ngại liên hệ ngay với Glints bạn nhé!

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

Tác Giả