Bàn thờ vong người mới mất nên lập thế nào cho đúng?
Lập bàn thờ vong người mới mất là một trong những thủ tục quan trọng trong lễ tang truyền thống của người Việt Nam. Tuy vậy, lại rất ít người hiểu rõ về thủ tục này. Hãy cùng Xưởng Gỗ Đẹp giải đáp những thắc mắc của các bạn nhé!
Bàn thờ vong người mới mất và phong tục thờ cúng của người Việt
Lập bàn thờ vong người mới mất
Để có thể hiểu rõ hơn về bàn thờ vong người mới mất, trước hết chúng ta tìm hiểu ý nghĩa của hai từ “thờ cúng”. Ý nghĩa của “Thờ” có nghĩa là dựng lên cái gì đó về mặt hình thức, về tín ngưỡng, còn “cúng” là dâng lên những thực phẩm, rượu nước, trái cây, nhang đèn,… Điều này có thể cảm nhận được bằng các giác quan, để ngửi, để thưởng thức. Từ thờ cúng chỉ để dành cho người đã mất. Việc thờ cúng người mất sẽ bắt đầu từ lúc đám tang diễn ra, tiếp sau đám tang là tuần thất, rồi đến là đám giỗ.
Đối với người Việt Nam, việc thờ cúng rất đa dạng và phong phú: thờ Phật, thờ thần, thờ anh hùng có công, thờ ông bà tổ tiên,… nên dân tộc ta được gọi là đa tín ngưỡng. Trong đó việc thờ cúng những người đã mất rất quan trọng và linh thiêng, bởi khác với suy nghĩ của người phương Tây “người chết là lên thiên đường”, thì theo quan niệm của mỗi người Việt Nam, chúng ta xem cái chết là điều vô cùng buồn thương, đau xót. Những người thân ra đi là nỗi đau to lớn không thể nào bù đắp nổi. Trong lễ tang truyền thống của người Việt Nam, ngoài tục lệ con cháu đội chiếc khăn tang trên đầu, lóc thương thảm thiết,… thì còn hiện hữu vô cùng nhiều phong tục khác với các ý nghĩa riêng, mà một trong số đó là tục lập bàn thờ vong cho người mất.
Cách sắp xếp bàn thờ vong người mới mất
Những người mới mất thường sẽ chưa được thờ chung với tổ tiên mà được lập một bàn thờ riêng tại gian thờ hoặc gian nhà ngang, với bài trí tương đối đơn giản, gồm: một bát nhang, bài vị (hoặc ảnh), mâm ngũ quả, lọ hoa, chén nước, ngọn đèn… Trong vòng 100 ngày tính từ ngày bắt đầu an táng xong, người nhà đều thắp hương với cơm canh trước khi gia đình ăn cơm để mời người mới mất thụ hưởng, bởi có quan niệm vào thời gian này, linh hồn người chết “hồn vía còn nặng” chưa thể siêu thoát được, còn quyến luyến người thân nên vẫn luẩn quẩn xung quanh nhà. Những người sống cũng làm việc này bởi không muốn tin vào sự thật là họ vừa mới mất đi một người thân, làm như vậy để dịu bớt phần nào nỗi buồn. Nhưng có nơi chỉ cúng cơm đến 49 ngày (tức lễ chung thất).
Đặt bàn thờ người mới mất
3 năm sau khi người mới mất được bốc mộ bát nhang, họ sẽ được rước lên bàn thờ tổ tiên. Sau lễ trừ phục (còn gọi là đàm tế) thì bàn thờ người mới mất sẽ được loại bỏ cùng những đồ thờ riêng, đưa ảnh chân dung và bát nhang lên, đặt ở hàng dưới của bàn thờ tổ tiên. Trường hợp gia đình không có bàn thờ tổ tiên thì sẽ vẫn giữ lại như cũ, chỉ cần yết cáo tổ tiên lên bàn thờ tổ. Tuy nhiên, có nơi chỉ cúng cơm đến 49 ngày (tức lễ chung thất) là đã làm lễ chuyển bàn thờ vong lên bàn thờ tổ tiên.
Thủ tục chuyển bàn thờ vong người mới mất sau 49 ngày
Sau 49 ngày, rất nhiều gia đình cúng rước bát nhang người mới mất chuyển lên bàn thờ tổ tiên, từ đây sẽ kính lễ như với ban thờ gia tiên và không phải cúng mâm cơm nữa.
Cụ thể cách chuyển bàn thờ sau 49 ngày thực hiện từng bước như sau:
-
Bước 1: Khi chuyển bàn thờ vong người mới mất cũng cần phải chọn ngày tốt, bằng cách xem theo sách tử vi, các website phong thủy chọn ra ngày hoàng đạo. Ngoài ra, các bạn cũng có thể tìm các thầy cúng, thầy phong thủy để nhờ họ xem ngày.
-
Bước 2: Để làm thủ tục chuyển bàn thờ , các bạn cần phải chuẩn bị mâm lễ cúng 49 ngày như sau: 1 con gà luộc, 1 đĩa xôi, 1 đĩa hoa quả, 1 chai rượu trắng, 1 lọ hoa tươi, 1 bát nước sạch, 3 lá trầu được têm sẵn, 1 con ngựa đỏ và 1 con ngựa vàng (có đủ hia, hài, mũ, kiếm), 1 bộ quần áo màu vàng cùng 1 bộ quần áo màu đỏ, vàng mã, sớ…
-
Bước 3: Vái lạy, thắp hương.
-
Bước 4: Đọc văn khấn (mẫu văn khấn xin chuyển bàn thờ gia tiên sau 49 ngày)
-
Bước 5: Sau khi khấn xong thì đem tiền vàng cùng tờ văn khấn chuyển bàn thờ đi hóa. Gạo và muối các bạn rắc từng thứ trước cửa chứ không đem vào nhà sử dụng lại nữa.
-
Bước 6: Khi hương tàn thì các bạn bái tạ và hạ các vật dụng trên bàn thờ xuống, lau chùi lại bàn thờ cho người mới mất sạch sẽ.
-
Bước 7: Lập bàn thờ vong người mới mất và sắp đặt các vật dụng lên bàn thờ.
Văn khấn an vị bát hương bàn thờ người mới mất
Qua đây, hy vọng các bạn sẽ hiểu rõ hơn về cách lập bàn thờ vong cho người mới mất sao cho chuẩn và đúng phong tục nhất. Với kinh nghiệm hơn 20 năm trong lĩnh vực nội thất phòng thờ chúng tôi luôn tự hào vì trong suôt những năm tháng qua được hầu hết các khách hàng tin tưởng và hài lòng tuyệt đối. Mong rằng bài chia sẻ về cách lập bàn thờ vong người mới mất sẽ mang đến nhiều điều hữu ích cho bạn.