Bàn thờ ngũ tự là gì và có ý nghĩa như thế nào trong văn hóa Việt

Bàn thờ ngũ tự là một trong những loại bàn thờ được nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Tuy nhiên ít ai biết được bàn thờ ngũ tự thờ những ai? Văn cúng như thế nào? Ý nghĩa của thờ ngũ tự là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này của chúng tôi nhé!

Thờ ngũ tự là gì?

Thờ ngũ tự là gì?Thờ ngũ tự là gì?

Thờ ngũ tự hay còn được gọi là thờ gia thần, đây là tín ngưỡng phổ biến trong văn hóa tâm linh của người Việt. Bản chất của tục thờ ngũ tự chính là thờ thần nhưng nó lại được giới hạn phạm vi trong gia đình. “Đất có thổ công, sông có hà bá” chính vì thế, dù bạn ở đâu thì vùng đất đó cũng có chủ ở đó.

Mỗi một gia đình sẽ những vị gia thần cai quản, được xác lập với ranh giới địa lý, không cư trú nhất nhất định. Họ được gọi là ngũ tự phúc thần hay là ngũ tự gia thần: Nghĩa có 5 vị thần tại gia. 

Vậy chính xác 5 vị thần ấy là ai? 

Theo nhiều sách ghi chép lại, 5 vị gia thần bao gồm: 

  • Táo thần : thần Bếp.

  • Tĩnh thần : thần Giếng

  • Môn thần : thần Cửa

  • Hộ thần : thần Nhà

  • Trung lưu thần : thần gian nhà giữa

Tuy nhiên, cũng có nhiều tài liệu viết rằng, các vị thần ấy gồm: 

  • Thần cai quản việc làm ăn gồm:  Táo thần (thần Bếp), Thổ công (thần Đất), Tiên Sư.

  • Thần có nhiệm vụ giữ cổng là : Thần Môn Gia Hộ Úy.

  • Thần bảo vệ sức khỏe con người và súc vật: Nhân Súc Y Thần.

Trên những quan niệm trên thì 2 vị thần trùng nhau là thần Bếp và thần Đất, còn các vị thần còn lại thì cần dựa vào xuất xứ tín ngưỡng của từng vùng để biết chính xác đó là ai.

Vị trí của các gia thần trong bàn thờ ngũ tự

Thần Bếp

Thần Bếp- Vị thần đứng đầu trong bàn thờ ngũ tựThần Bếp- Vị thần đứng đầu trong bàn thờ ngũ tự

Trong ngũ tự gia thần thì thần Bếp, tức Táo Quân chính là gia thần được xếp đầu trong bàn thờ ngũ tự, “nhất gia chi chủ”. Trong văn cúng vào ngày 23 tháng chạp có câu: “ngài là vị chủ Ngũ Tự Phúc Thần”.

Với mong muốn được thần phù hộ cho ấm no, hạnh phúc, đầy đủ mọi người. Giống như sợi dây liên kết các thành viên lại với nhau để giữ gìn cái hơi ấm đấy. Bếp là trung tâm của cuộc sống, là đun nấu thức ăn. Bởi vậy, thần Bếp luôn được mọi người tôn kính.

Thần Đất

Tiếp theo là Thần Đất, người cai quản vùng đất. Họ giúp bạn trông giữ nhà cửa, mọi người sinh sống hòa thuận với nhau. Vì thế, nhiều nơi thờ thổ thần, người chủ khu gia cư và vườn tược mà bạn đang sinh sống.

Còn các vị thần còn lại thì dựa vào từng tín ngưỡng của mỗi vùng mà họ có vị trí nhất định trong đời sống tâm linh.

Tất cả mọi gia thần đều có nhiệm vụ trông coi, cai quản mọi việc lớn bé của gia chủ. Chính vì thế, vào những ngày đặc biệt như mồng một, ngày rằm, đi thi, động thổ,…. đều cầu cúng để xin các gia thần phù hộ. Điều này cho thấy vị trí của bàn thờ ngũ tự đặc biệt quan trọng.

Bài trí bàn thờ ngũ tự và bàn thờ gia tiên như thế nào cho hòa hợp

Mối quan hệ của gia thần và gia tiên

Mối quan hệ giữa gia thần với gia tiênMối quan hệ giữa gia thần với gia tiên

Mối quan hệ này rất đặc biệt. Không phải ngẫu nhiên mà dân gian xưa lại chọn các vị thần này để thờ phụng. Trên bàn thờ ngũ tự cũng phải được sắp xếp sao cho hợp lý. Đối với gia thần, họ có nhiệm vụ cai quản cũng như quyết định họa phúc cho các thành viên trong gia đình.

Tuy nhiên, gia tiên lại là người sinh thành ra chúng ta, là nguồn cội của con người nên họ chính là người được tôn trọng nhất.

 Cách bài trí bàn thờ ngũ tự và bàn thờ gia tiên

Vì thế, để hòa hợp được vấn đề này thì việc bài trí bàn thờ rất quan trọng. Bàn thờ gia tiên sẽ được đặt ở chính gian giữa (có nơi thường gọi là gian bảy) – đây là nơi khang trang và sạch sẽ nhất trong ngôi nhà.

Còn bàn thờ ngũ tự sẽ được đặt ở gian bên trái (vị trí này được đánh giá là quan trọng thứ 2 theo Ngũ hành). Một nơi ở thấp nhưng lại trang trọng nhất, còn một bên ở vị trí cao nhưng kém quan trọng. Điều này giúp cân bằng 2 bên.

Trên đây là những thông tin về bàn thờ ngũ tự mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Nếu bạn đang có nhu cầu mua bất cứ sản phẩm thờ phụng nào, hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được sở hữu những món đồ thờ ưng ý nhất.