Bàn thờ gia tiên gồm những gì? và đâu là cách sắp xếp đúng cách | Bàn thờ Tận Tâm

Bàn thờ gia tiên gồm những gì, cách sắp xếp bàn thờ như thế nào là những câu hỏi được những người thờ cúng thần linh quan tâm và tìm hiểu. Bàn Thờ Tận Tâm sẽ chia sẻ cho bạn thông tin để giải đáp những câu hỏi này trong bài viết bên dưới.

Ý nghĩa của phong tục thờ cúng của con dân Việt Nam

Thờ cúng tổ tiên là một loạt các nghi lễ nhằm bày tỏ lòng thành kính, sự tưởng nhớ và biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành và tạo dựng nên sự sống cho chúng ta.

Có thể nói, tục thờ cúng tổ tiên nhắc nhở các thế hệ mai sau rằng dù ở đâu, dù xa quê hương thì phải luôn nhớ về cội nguồn. Có như vậy thì truyền thống tốt đẹp của tổ tiên mới được bảo tồn và phát huy, đồng thời giáo dục nhân dân để bảo tồn và phát huy đến mãi mãi về sau.

Phong tục này đóng vai trò là cầu nối giữa người sống và người chết, giữa thế giới trần tục và tâm linh. Người Việt Nam tin rằng cuộc sống vẫn tiếp tục sau khi chết và tổ tiên của chúng ta sẽ chăm sóc và phù hộ cho chúng ta trong suốt cuộc đời của họ.

Bộ đồ đồ thờ gia tiên đầy đủ gồm những gì? Cách bày trí đúng, chuẩn phong thủy

Thờ cúng tổ tiên là nét văn hóa truyền thống của dân tộc người Việt. Phong tục này mang nhiều ý nghĩa đẹp đẽ cũng như giá trị văn hóa tinh thần. Người Việt Nam rất coi trọng lễ nghĩa nên đồ thờ cúng được lựa chọn rất kỹ lưỡng. Lễ vật sẽ được bày lên bàn thờ theo một trình tự và nguyên tắc nhất định.

Tùy theo văn hóa vùng miền, điều kiện của từng dân tộc, gia đình mà việc cúng và đối tượng thờ tự sẽ có sự thay đổi nhất định. Ngoài ra, bàn thờ gồm những gì còn phụ thuộc vào diện tích và kích thước bàn thờ trong gia đình. Bên cạnh đó, các vật phẩm bày biện trên bàn thờ cúng gia tiên còn phụ thuộc vào mục đích của việc cúng lễ. Tuy nhiên, về cơ bản bàn thờ gia tiên của mỗi gia đình đều cần có những đồ lễ cần thiết sau:

Bát hương trên bàn thờ

Vật dụng đầu tiên không thể thiếu trên bàn thờ là lư hương hay còn gọi là bát hương. Mục đích chính của đồ vật này là để thắp hương khi thờ cúng. Người xưa cho rằng bát hương là linh vật nối liền hai thế giới âm dương. Ngoài ra, theo phong thủy, bát hương còn là nơi ở của ông bà, người đã khuất khi trở về. Các gia đình có thể lựa chọn số lượng, kích thước bát hương phù hợp tùy theo mục đích thờ cúng và kích thước bàn thờ của gia đình bạn.

Bát hươngBát hương

Lư hương thường được làm theo kích thước Lỗ Ban phong thủy nhằm mang lại may mắn cho gia đình. Trên bàn thờ thường có 3 bát hương gồm: bát hương ở giữa là lớn nhất dùng để thờ Thổ Công trong nhà; bát hương bên trái nhỏ hơn thờ gia tiên; bát hương bên phải bằng bát hương thứ hai, được sử dụng để thờ cúng ông Mãnh và bà Cô. Đối với những gia đình có bàn thờ Thổ Công và gia tiên riêng thì có thể đặt bát hương trên bàn thờ.

Ống dùng để cắm hương, nhang

Mục đích chính của ống cắm nhang là để cắm hương hoặc cắm đũa lên bàn thờ. Thông thường, ống cắm sẽ được đặt gần bình hoa hoặc đối xứng 2 bên bàn thờ. Sử dụng bát hương giúp bàn thờ gọn gàng hơn. Tuy nhiên, đối với những gia đình có bàn thờ có kích thước vừa và nhỏ thì không cần bổ sung thêm ống cắm hương.

Bộ chén, bát dùng để cúng cơm

Trên bàn thờ tổ tiên của người Việt thường có 6 cái chén dùng để đựng đồ cúng, có thể được làm từ gốm Bát Tràng hoặc các chất liệu khác. Vào những dịp lễ, tết, giỗ chạp, người Việt Nam thường chuẩn bị một mâm cỗ cúng ông bà tổ tiên và những người đã khuất. Bát cúng ngoài ra còn được dùng để dâng lễ vật lên bề trên.

Bộ đũa trên tủ thờ cúng

Đũa được đặt trong cùng một bộ với bát thờ, vì thế mà thường sẽ có 6 đôi đũa. Đây là vật phẩm giúp tổ tiên có thể thưởng thức những món ăn do con cháu dâng lên. Người Việt Nam tin rằng người chết vẫn còn sống ở một thế giới khác, tương tự như thế giới của chúng ta, vì vậy việc ăn uống cũng giống nhau.

Bộ ấm trà cúng bái nhỏ

Một bộ ấm trà thường bao gồm 1 ấm trà, 6 tách trà và một đĩa dùng để đựng ấm chén. Mục đích chính của việc này là để dâng cúng trà và nước cho tổ tiên. Gia đình nào cũng sẽ pha trà, dâng cúng ông bà vào các dịp cúng tế, giỗ để ông bà ở thế giới bên kia có thể thưởng thức.

Bình hoa tươi

Lọ lục bình hay lọ cắm hoa là một lễ vật không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên. Công dụng chính của vật dụng này là cắm hoa tươi dâng tặng lên cho ông bà, người đã khuất. Trong những trường hợp bình thường, lọ hoa sẽ được đặt đối xứng ở hai bên của bàn thờ hoặc đặt 1 bình hoa ở phía Tây. Đối với những gia đình có bàn thờ lớn, có thể cắm thêm hoa để tăng nét thẩm mỹ và may mắn phong thủy.

Mâm bồng hay đĩa đựng hoa quả

Mâm bồng còn được gọi là đĩa hoa quả là lễ vật không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên của mỗi gia đình. Mâm bồng dùng để đựng hoa quả, bánh kẹo hay những món đồ lễ để cúng bái gia tiên. Thông thường các mâm sẽ được đặt đối xứng ở hai bên bàn thờ hoặc đặt một đĩa về hướng Đông.

Kỷ chén và nậm rượu bàn thờ

Nậm rượu ở trên bàn thờ có thể được làm từ sứ hoặc nhựa tùy theo nhu cầu sử dụng của gia chủ. Kỷ chén thông thường đặt riêng lẻ một mình hoặc đặt trong kỷ thờ cúng. Hai bên trên thờ gia tiên sẽ có 2 nậm rượu và một kỷ thờ gồm 3, 5 chén. Vào các dịp ngày rằm, mồng một, ngày lễ, tết, hội xuân và những ngày khác, gia chủ sẽ rót nước và rượu vào kỷ chén để cúng gia tiên.

Chóe thờ cúng, chóe bày

Chóe thờ trên bàn thờ thường gồm có ba chiếc dùng để đựng muối, gạo và nước hoặc rượu. Mục đích chính là để tỏ lòng thành kính và cầu mong sự dư dả, sung túc của gia đình đối với tổ tiên. Những gia đình có diện tích bàn thờ vừa và nhỏ thì có thẻ bỏ qua chóe bày.

Đèn thờ cúng hay chân nến thờ

Đèn thờ dùng với mục đích là giữ ánh sáng cho không gian thờ cúng. Đèn thờ và chân nến thông thường sẽ có 1 cặp và được đặt cạnh kỷ chén thờ. Người Việt Nam xưa cho rằng việc thắp sáng đèn thờ chính là cách để tổ tiên, người đã khuất có thể tìm đường trở về dương gian.

Di ảnh cúng

Di ảnh thờ cúng chính của tổ tiên đã khuất được đặt trên bàn thờ theo quy tắc nam tả nữ hữu. Ở một số vùng, di ảnh chỉ được đặt trong vòng ba năm đầu tiên sau người đó đã mất. Ở các vùng khác, ảnh thờ được đặt từ năm này qua năm khác. Thường thì ảnh thờ sẽ được đóng khung kính trong trong khung gỗ hoặc khung kim loại và đặt trên bàn thờ.

Cách đặt bàn thờ gia tiên chuẩn phong thủy

Ngoài giải đáp cho bạn câu hỏi bàn thờ gia tiên gồm những gì? Bàn Thờ Tận Tâm còn muốn cung cấp thông tin về ngày giờ và vị trí đặt bàn thờ theo phong thủy, giúp kích hoạt tài lộc, thịnh vượng cho gia đình.

Ngày giờ đặt tủ thờ gia tiên hợp phong thủy

Bàn thờ gia tiên là nơi linh thiêng để thần linh, tổ tiên, người đã khuất cư ngụ, đồng thời bày tỏ sự hiếu kính, sự tôn trọng và biết ơn của chúng ta đối với những người ở thế giới tâm linh. Vì vậy, việc thờ cúng gia tiên không chỉ đơn giản là mua đại một bộ tủ thờ hoặc bàn thờ và đặt tùy tiện bất kỳ nơi nào trong nhà.

Mà gia chủ cần phải xem ngày giờ tốt để bố trí bàn thờ tổ tiên vào nhà nhằm mang lại sự linh thiêng và công nhận, chứng giám từ ông bà, đất trời:

– Vào những năm gia chủ gặp nạn tam tai thì không nên đặt bàn thờ, cụ thể:

  • Gia chủ tuổi Thìn, Tý, Thân hạn tam tai sẽ rơi vào các năm Thìn, Mão, Dần.
  • Gia chủ tuổi Sửu, Dậu, Tỵ hạn tam tai sẽ rơi vào các năm Sửu, Tý, Hợi.
  • Gia chủ tuổi Mùi, Mão, Hợi hạn tam tai sẽ rơi vào các năm Mùi, Ngọ, Tỵ.
  • Gia chủ tuổi Tuất, Ngọ, Dần hạn tam tai sẽ rơi vào các năm Tuất, Dậu, Thân.

– Ngày đặt bàn thờ cần là một ngày tốt và không xung khắc với tuổi mệnh của gia chủ, không là ngày Thiên Cẩu và Sát Sư. Nên chọn các ngày mà các vị thần linh đang ở trần gian, như vậy việc cúng bái và cầu xin mới có thể linh thiêng.

Tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này trong bài viết: Xem ngày tốt chuyển Bàn Thờ Gia Tiên, Tránh những điều kiêng kỵ không lành

Vị trí đặt để bàn thờ tổ tiên

Bàn thờ thờ cúng gia tiên tốt nhất là nên đặt ở phòng riêng, tuy nhiên, với những gia đình có diện tích nhỏ thì nơi thờ cúng thông thường sẽ được tích hợp với nơi sinh hoạt chung. Trường hợp này, bàn thờ nên được đặt ở phòng khách vì đây là nơi thoáng đãng và trang nghiêm nhất trong nhà.

Phía sau của bàn thờ cần phải có một bức tường vững chãi. Đồng thời, bàn thờ không được dựa hẳn vào cửa kính, cửa sổ. Để bàn thờ được đặt ở vị trí chuẩn phong thủy cần lưu ý những vấn đề sau:

– Nếu không muốn gia đình bất hòa, cãi vã thì không được đặt bàn thờ gia tiên ngược lại với hướng của ngôi.

– Không đặt bàn thờ ở bếp và vệ sinh, vì khi đặt bàn thờ ở những nơi này sẽ phạm vào tội bất kính và không tôn trọng thần linh, từ đó mà vận khí gia đình bị giảm sút.

– Không đặt bàn thờ ở dưới xà ngang, vì có nhiều quan niệm cho rằng, xà ngang là nơi sinh nhiều hung khí. Do vậy, khi đặt bàn thờ này có thể khiến cho thành viên trong gia đình của bạn có thể bị suy nhược, đau đầu… Ngoài ra, cũng có thể vị trí này sẽ ảnh hưởng đến vận khí của gia chủ.

– Không được đặt bàn thờ tại cửa ra vào: vì nếu đặt ở đây bát hương sẽ dễ dịch chuyển vì gió, đồng thờ nơi này còn ồn ào dễ làm kinh động đến thần linh.

– Không được đặt bàn thờ tại phòng ngủ: Việc đặt bàn thờ trong phòng ngủ là điều vô cùng cấm kỵ trong phong thủy, vì đây là nơi riêng tư của vợ chồng, con cái sẽ làm đi sự tôn nghiêm vốn có của thờ cúng.

– Bên cạnh đó, bàn thờ không được đặt cạnh những nơi ô uế khác vì sẽ gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe cũng như sự nghiệp của tất cả thành viên trong gia đình.

– Hướng đặt bàn thờ gia tiên đẹp cần phải phù hợp với mệnh của người chủ gia đình.

– Thiên Lộc và Quý Nhân là 2 hướng đặt bàn thờ đẹp nhất. Cấm kỵ nhất là đặt bàn thờ nhìn theo hướng Tây Nam và Đông Bắc vì đây là hướng của Ngũ Quỷ. Ngoài ra, không được đặt bàn thờ ở Đông Bắc nhìn ra Tây Nam.

Trên đây là tất cả thông tin trả lời cho câu trả lời cho câu hỏi bàn thờ gia tiên gồm những gì cũng như cách lắp đặt, bày trí bàn thờ và vật phẩm trên bàn thờ một cách chuẩn phong thủy nhất. Nếu có thắc mắc gì trong vấn đề này, hãy nhanh chóng liên lạc với Bàn Thờ Tận Tâm để được hỗ trợ nhé.

Bài viết liên quan: Cách bố trí bàn thờ Phật và gia tiên chung rước tài lộc may mắn

Biên tập: Võ Văn Giáp – Bàn Thờ Tận Tâm

5/5 – (1 bình chọn)