Bản mô tả công việc nhân viên y tế trong nhà máy và mức lương hiện nay
03.06.2021
4453
bientap
Với đặc thù làm việc trong môi trường nhà máy, nhân viên y tế không chỉ cần thành thạo nghiệp vụ sơ cứu mà còn phải am hiểu về những chứng bệnh nghề nghiệp liên quan. Nếu bạn muốn tìm hiểu cụ thể về công việc của nhân viên y tế trong nhà máy thì đừng bỏ qua bài viết Tuyencongnhan.vn chia sẻ nhé!
Nhân viên y tế trong nhà máy đảm nhận những nhiệm vụ gì?
► Trong mỗi doanh nghiệp sản xuất, cần bao nhiêu nhân viên y tế?
Doanh nghiệp chế biến – bảo quản thủy hải sản/ khai khoáng/ dệt may/ da giày/ sản xuất hóa chất, than cốc, sản phẩm từ cao su – nhựa/ tái chế phế liệu/ vệ sinh môi trường/ sản xuất kim loại/ vật liệu xây dựng/ đóng và sửa chữa tàu biển
Sử dụng dưới 300 lao động
→ Có tối thiểu 1 nhân viên y tế trình độ trung cấp
Sử dụng từ 300 đến 500 lao động
→ Có tối thiểu 1 bác sĩ/ y sĩ và 1 nhân viên y tế trình độ trung cấp
Sử dụng từ 500 đến 1.000 lao động
→ Có ít nhất 1 bác sĩ và mỗi ca làm việc phải có 1 nhân viên y tế trình độ trung cấp
Sử dụng từ 1.000 lao động trở lên
→ Thành lập cơ sở y tế theo hình thức phù hợp quy định pháp luật về khám chữa bệnh
Doanh nghiệp sản xuất trong các lĩnh vực khác
Sử dụng dưới 500 lao động
→ Có ít nhất 1 nhân viên y tế trình độ trung cấp
Sử đụng từ 500 đến 1.000 lao động
→ Có ít nhất 1 y sĩ và 1 nhân viên y tế trình độ trung cấp
Sử dụng trên 1.000 lao động
→ Có 1 bác sĩ và 1 nhân viên y tế khác
(Theo Nghị định 39 ban hành 2016 của Chính phủ)
► Bản mô tả công việc nhân viên y tế trong nhà máy
Nhiệm vụ chính
Công việc cụ thể
Tổ chức khám chữa bệnh – sơ cấp cứu
– Thăm khám cho lao động có vấn đề về sức khỏe – cấp phát thuốc – chỉ định chế độ nghỉ ngơi, ăn uống phù hợp
– Thực hiện nghiệp vụ sơ cấp cứu người bị tai nạn lao động và chuyển ngay đến cơ sở y tế gần nhất
– Tổ chức thực hiện sơ cấp cứu kịp thời trong trường hợp ngộ độc thực phẩm, ngạt khí…
Xây dựng kế hoạch – tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động
– Phối hợp với bác sĩ xây dựng kế hoạch tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp kịp thời
– Tham gia việc giám định y khoa xác định mức suy giảm khả năng lao động với nhân viên bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
– Đưa ra các tư vấn, giải pháp giúp lao động phòng chống bệnh nghề nghiệp
– Đề xuất bố trí việc làm phù hợp với sức khỏe người lao động
– Quản lý hồ sơ sức khỏe người lao động, hồ sơ của lao động bị bệnh nghề nghiệp
Tổ chức tập huấn công tác sơ cấp cứu cho người lao động
– Tổ chức tập huấn nghiệp vụ sơ cấp cứu đúng cách cho người lao động trong từng trường hợp cụ thể
– Tuyên truyền, phổ biến thông tin về vệ sinh lao động – nâng cao sức khỏe và phòng chống bệnh nghề nghiệp tại nơi làm việc
– Kiểm tra việc chấp hành các quy định về vệ sinh lao động, phòng – chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm
Công việc khác
– Tham gia xây dựng phương án, phương tiện sơ cấp cứu – các loại thuốc thiết yếu và quy trình cấp cứu khi xảy ra tai nạn lao động
– Lập và quản lý thông tin về công tác vệ sinh lao động tại nơi làm việc
– Tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá những tác nhân có hại đến sức khỏe người lao động và đề xuất giải pháp khắc phục
– Lập danh mục mua thuốc phục vụ công tác khám chữa bệnh cho người lao động
– Sắp xếp – quản lý hồ sơ, giấy tờ liên quan đến hoạt động đến bộ phận y tế của nhà máy
– Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu từ cấp trên
Khi khám sức khỏe định kỳ cần cảnh báo cho người lao động biết nguy cơ về bệnh nghề nghiệp nếu có
► Yêu cầu chuyên môn đối với nhân viên y tế trong nhà máy
Theo quy định, để được tuyển dụng làm nhân viên y tế trong các nhà máy, ứng viên cần:
– Có trình độ chuyên môn về y tế: cử nhân điều dưỡng/ điều dưỡng trung học/ hộ sinh viên/ y sĩ/ bác sĩ y tế dự phòng/ bác sĩ
– Có chứng chỉ chuyên môn về Y tế lao động do đơn vị y tế đủ điều kiện cấp chứng nhận
► Yêu cầu tuyển dụng nhân viên y tế cho nhà máy
Ngoài yêu cầu về chuyên môn, bằng cấp – các doanh nghiệp sản xuất khi tuyển dụng nhân viên y tế thường yêu cầu ứng viên:
– Sử dụng tốt tin học văn phòng
– Là người cẩn thận, nhiệt tình, chủ động trong công việc
– Xử lý tình huống tốt, giao tiếp hiệu quả – linh hoạt
– Ưu tiên ứng viên từng có kinh nghiệm làm việc ở môi trường tương đương
► Mức lương nhân viên y tế trong nhà máy hiện nay
Theo ghi nhận của Tuyencongnhan.vn từ bản tin tuyển dụng của các doanh nghiệp sản xuất, nhân viên y tế hiện nhận được mức lương khoảng từ 6 – 10 triệu/ tháng. Khi trở thành nhân sự chính thức, ngoài thu nhập là quyền lợi tham gia các chế độ bảo hiểm, tặng quà lễ tết – sinh nhật, lương tháng 13, phụ cấp…
Để trở thành một nhân viên y tế chuyên nghiệp và được người lao động trong nhà máy yêu quý – nhân sự đảm nhận vị trí này cần được đào tạo về y tế lao động, có kiến thức điều dưỡng bệnh nghề nghiệp và cần tìm hiểu thêm chuyên môn về nha khoa. Cùng với đó là thái độ làm việc tận tâm, luôn đặt tiêu chí sức khỏe người lao động lên hàng đầu.
(Theo Cục quản lý môi trường y tế)