Bạn đã chọn dụng cụ nấu ăn đúng cách chưa?

Bạn đã chọn dụng cụ nấu ăn đúng cách chưa?

Để đảm bảo cơ thể bạn và người thân được hấp thụ những thức ăn sạch, không bị nhiễm độc thì việc chọn loại dụng cụ để nấu ăn rất quan trọng. Cùng Bách hóa XANH tìm hiểu một số hóa chất chứa trong các dụng cụ nhà bếp bạn sử dụng hàng ngày cần cẩn trọng hơn.

1Nhôm

Giấy bạc (giấy nhôm) thì lại rất nguy hiểm vì chúng chưa được oxy hóa, khi dùng ở nhiệt độ cao, việc nhôm ngấm vào thực phẩm là có thể xảy ra.

Nhôm được tìm thấy chủ yếu ở xoong nồi, giấy bạc hay trong chiếc chảo bị va đập. Đa số các dụng cụ bằng nhôm khá an toàn khi sử dụng bởi chúng đã được oxy hóa. Nhưng giấy bạc (giấy nhôm) thì lại rất nguy hiểm vì chúng chưa được oxy hóa, khi dùng ở nhiệt độ cao, việc nhôm ngấm vào thực phẩm là có thể xảy ra.

Đặc biệt, nếu bạn dùng giấy nhôm trong quá trình nấu những món giàu axit như cà chua, chúng càng thúc đẩy quá trình rửa trôi nhôm ra khỏi giấy nhôm. Hơn thế nữa, những dụng cụ bằng nhôm nếu không được tráng lớp chống oxy hóa ở ngoài bề mặt nó sẽ dễ dàng giải phóng kim loại vào một số thực phẩm giàu axit hoặc có tính kiềm.

Mặc dù dụng cụ nấu ăn được làm bằng nhôm được xem có độ an toàn cao, nhưng các bà nội trợ nên tránh sử dụng đồ nhôm không được tráng men. Hoặc có thể thay thế giấy nến, đồ thủy tinh hoặc đồ sứ.

2Axit Perfluorooctanoic

Chảo chống dính được phủ lên bề mặt một lớp Teflon tẩm với axit perfluorooctanoic (PFOA)

Chảo chống dính được phủ lên bề mặt một lớp Teflon tẩm với axit perfluorooctanoic (PFOA). Chất này có liên quan đến tình trạng vô sinh, béo phì và ảnh hưởng đến quá trình học tập, làm việc. Thậm chí, chúng có thể gây ung thư.

Thay vì dùng chảo chống dính, bạn có thể dùng các loại chảo truyền thống hoặc chảo gang hay thép không gỉ.

3Bisphenol A

Bisphenol A được tìm thấy ở chai nước, hộp đựng thức ăn hay bộ lọc bằng nhựa

Chất này được tìm thấy chủ yếu ở chai nước, hộp đựng thức ăn hay bộ lọc bằng nhựa. Nó có liên quan đến một số dị tật bẩm sinh, tổn thương não và nhiều nguy hiểm khác. Có rất nhiều dụng cụ nấu ăn và đồ đựng bằng nhựa được làm bằng hóa chất này. Người tiêu dùng được khuyến cáo nên dùng đồ đựng thức ăn bằng thủy tinh hoặc hộp đựng thức ăn bằng nhựa được dán mác “Không có BPA”.

4Phthalate

Chất này cũng được phát hiện có trong chai nước nhựa và ống hút nhựa giá rẻ

Chất này cũng được phát hiện có trong chai nước nhựa và ống hút nhựa giá rẻ, nó còn được sử dụng trong bao bì đựng thực phẩm và nguyên liệu chế biến. Các hóa chất này có thể gây rối loạn hormone ở người, nếu tiêu thụ quá nhiều Phthalate sẽ dẫn tới dị tật ở bé trai, gây ra tình trạng béo phì ở trẻ lớn và người trưởng thành.

Tiếp xúc với loại hóa chất này ở giai đoạn bào thai còn khiến ống sinh dục của nam giới phát triển khác thường, trẻ sinh ra không có một hoặc cả hai tinh hoàn. Chất này còn liên quan tới hiện tượng béo phì ở trẻ, hen suyễn, các bệnh thần kinh, vấn đề về tim mạch và thậm chí là ung thư. Giải pháp an toàn là dùng dụng cụ thủy tinh và plastic.

Xem thêm: Cách dùng dao hiệu quả, an toàn

Tóm lại, những chất không an toàn có trong dụng cụ nấu ăn là rất nhiều, do đó muốn bảo vệ sức khỏe an toàn cho mình và người thân các bà nội trợ cần thông thái trong việc chọn đồ dùng để nấu nướng. Chúc các bạn sức khỏe!