Bản chất của tài chính doanh nghiệp: – Khái niệm và bản chất tài chính doanh nghiệp – 123docz.net

3. Khái niệm và bản chất tài chính doanh nghiệp

3.2.3 Bản chất của tài chính doanh nghiệp:

Bản chất của tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế phát
sinh trong quá trình phân phối các nguồn lực tài chính, được thực hiện
thông qua quá trình huy động và sử dụng các loại vốn, quỹ tiền tệ nhằm
phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Tài chính doanh nghiệp bao gồm những quan hệ kinh tế đó tuy chứa đựng
nội dung kinh tế khác nhau, song chúng đều có những đặc trưng giống nhau
mang bản chất của tài chính doanh nghiệp.

Tài chính doanh nghiệp hệ thống các quan hệ kinh tế, biểu hiện dưới hình
thái giá trị, phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ
nhằm phục vụ cho quá trình tái sản xuất của mỗi doanh nghiệp và góp phần
tích lũy vốn cho Nhà nước.

Hệ thống quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị thuộc phạm trù bản chất tài
chính doanh nghiệp gồm:

+ Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với Nhà nước

Các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ với nhà nước thông qua nộp thuế, phí
và lệ phí cho ngân sách nhà nước.

Ngân sách nhà nước cấp vốn cho doanh nghiệp Nhà nước, mua cổ phiếu,
góp vốn liên doanh… Cấp trợ giá cho các doanh nghiệp khi cần thiết.

+ Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác (thể hiện
qua trao đổi) và với thị trường tài chính.

Mối quan hệ này được thể hiện thông qua trao đổi mua bán vật tư, sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Doanh nghiệp có lúc là người mua, có lúc là người
bán.

Là người mua doanh nghiệp mua vật tư tài sản hàng hóa dịch vụ, mua cổ
phiếu, trái phiếu, thanh toán tiền công lao động.

Là người bán, doang nghiệp bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bán trái
phiếu để huy động vốn cho doanh nghiệp.

+ Quan hệ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp: mối quan hệ thể hiện quan
hệ giữa doanh nghiệp với các phòng ban, với cán bộ công nhân viên trong nội
bộ doanh nghiệp.

Biểu hiện của mối quan hệ này là sự luân chuyển vốn trong doanh nghiệp.
Đó là sự luân chuyển giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh như tạm ứng,
thanh toán tài sản vốn liếng.

+ Quan hệ giữa doanh nghiệp với cán bộ thông qua trả lương, thưởng, và
các khoản thu nhập khác cho người lao động.

KẾT LUẬN

Với bản chất cùng những chức năng của mình, tài chính được ví như mạch
máu của nền kinh tế vì vậy nó có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế. Nó
tham gia vào mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh và điều tiết nó theo chủ thể sở
hữu nó. Ví dụ như: Nhà nước luôn tìm cách sử dụng tài chính làm công cụ
tham gia phân phối sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân, tập trung các
nguồn lực tài chính vào tay Nhà nước để đảm bảo cho các nhu cầu chi tiêu và
hoạt động của nhà nước; doanh nghiệp dùng tài chính trong việc huy động vốn
dùng cho hoạt động của doanh ngiệp… Nói chung, tài chính là một bộ phận
không thể thiếu của nền kinh tế của một quốc gia.

Giữa suy thoái và phát triển của nền kinh tế chỉ cách nhau hai chữ “tài
chính”. Khoảng cách này không quá xa để đạt được nhưng cũng không quá
gần để dễ dàng bước qua. Quan trọng là chính sách tài chính phải được xây
dựng hợp lý theo tình hình của mỗi nước và theo từng giai đoạn cụ thể. Bên
cạnh đó còn đòi hỏi một cách thực hiện nghiêm túc đúng theo các chính sách
đã đề ra.

Bước vào thế kỷ 21 Việt Nam trong quá xây dựng và phát triển nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, vấn đề đặt ra là làm sao có thể vận dụng phạm trù tài chính đang
tồn tại khách quan một cách đúng đắn nhất phục vụ cho công cuộc xây dựng
đất nước.

Điều đó đòi hỏi mỗi người phải ra sức tìm hiểu để có cái nhìn và nhận
thức đúng đắn về phạm trù tài chính để có thể vận dụng vào thực tế nền kinh
tế, góp phần đưa nền kinh tế quốc gia ngày càng phát triển.

(Trang 31 -34 )

Một phần của tài liệu
SỨC MẠNH TÀI CHÍNH.DOCX