Bán Cây Chè Xanh Cổ Thụ, Cây Giống Chất Lượng, Giá Tốt
Cây Chè Xanh không chỉ để thu lá pha trà mà còn có tác dụng chữa bệnh, làm cảnh,… nên được trồng ở nhiều nơi. Chè xanh cũng là cây công nghiệp dài ngày, trồng một lần cho thu hoạch từ 30 – 40 năm, giá trị nên giá trị kinh tế cực kỳ cao.
Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc cây chè này như thế nào? Giá bán của nó bao nhiêu? Mua cây chè xanh ở đâu uy tín, giống tốt? Theo dõi ngay bài viết dưới đây của Cây Ba Miền để có câu trả lời nhé!
Nội Dung Chính
Thông tin cơ bản về cây
-
Pháp danh khoa học: Camellia Sinensis
-
Họ thực vật: Theaceae – họ Chè
-
Tên tiếng Anh: Tea Plant
-
Tên thường gọi: Chè Xanh, Trà Xanh,…. Cách gọi trà Ô Long hay trà đen cũng đều được chế biến từ loại chè này, nhưng ở mức độ oxy hóa khác nhau.
-
Cây Chè Xanh có nguồn gốc từ vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, điển hình là các nước Đông Nam Á.
Cây Ba Miền – Nơi mua cây Chè Xanh chất lượng, uy tín
Nếu bạn đang lăn tăn không biết mua cây chè xanh tại TPHCM hay tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng,… bằng cách nào thì hãy liên hệ ngay số HOTLINE 0961 486 620 (Mr Phúc) hoặc 0363 463 666 (Mr Hùng).
Công ty Cây Ba Miền là địa chỉ cung cấp, mua bán và trồng cây công trình uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Đây cũng là nơi bán cây trà xanh chất lượng, có đủ các loại từ cây giống đến cây trưởng thành, cây giâm ủ lâu năm và cả những gốc chè xanh cổ thụ.
Với nguồn cây lớn cùng dịch vụ cây xanh trọn gói từ vận chuyển đến thi công trồng và chăm sóc Cây Ba Miền trở thành địa điểm tin cậy của hàng ngàn khách hàng trên khắp cả nước. Chúng tôi đã và đang cung cấp cây chè giống cho nhiều nông trường; bán cây chè xanh cổ thụ, cây bonsai cho nhiều khu sinh thái, nhà hàng, khách sạn, resort, biệt thự,….
Ngoài chè xanh chúng tôi còn có rất nhiều loại cây bóng mát, cây hoa công trình, cây phong thủy, cây ăn trái,… để phục vụ khách hàng. Tham khảo chi tiết hơn qua danh mục CÂY CÔNG TRÌNH.
Giá cây chè xanh bao nhiêu?
Không phải là cây trồng hiếm lạ gì tại Việt Nam nên giá bán của cây trà xanh khá rẻ. Mua con giống tại vườn ươm giá chỉ vài nghìn đồng/cây, mua số lượng nhiều giá sẽ càng rẻ. Những cây con này có chiều cao khoảng 20 – 30cm. Nếu muốn mua cây giống chè xanh cao hơn giá sẽ khoảng 20.000 – 50.000 đồng/cây.
Phần giá bán cây chè xanh mà chúng ta quan tâm nhất là những câu đã trưởng thành, cây lâu năm thuộc hàng cổ thụ. Những cây này được mua về và trồng tại nhà, phục vụ lá trà sạch cho gia chủ. Nhưng tác dụng chính là để làm cảnh, tại không gian xanh tươi mát và có giá trị nghệ thuật cao.
Báo giá cây chè xanh bonsai, cây cổ thụ dao động từ vài trăm nghìn đồng đến vài triệu đồng 1 cây. Tùy theo các chỉ số cụ thể như đường kính gốc, chiều cao, số tuổi của cây để người bán định giá.
Để nhận báo giá cây trà xanh nhanh, chuẩn và đúng nhu cầu vui lòng gọi ngay 0961 486 620 (Mr Phúc) hoặc 0363 463 666 (Mr Hùng).
Đặc điểm hình thái và sinh trưởng của chè xanh
Tuy không phải là giống cây xa lạ gì tại Việt Nam nhưng không phải ai cũng biết về đặc điểm của cây lá trà này. Hãy cùng Cây Ba Miền tìm hiểu chi tiết hơn qua nội dung dưới đây nha.
Hình thái thực vật
Chè xanh thuộc họ Theaceae – một họ thực vật có hoa với những đặc điểm nổi bật sau đây:
Thân và cành
Cây có 1 thân chính và có phân cấp nhiều cành phụ. Do đặc điểm hình dạng khi phân cành khác nhau, nên cây chè xanh được chia làm 3 loại: thân bụi, thân gỗ và thân bán gỗ.
Các cành của cây chè do mầm dinh dưỡng phát triển tạo thành. Cũng giống như các loại cây công trình khác, thân và cành đóng vai trò tạo khung tán cho cây.
Thân cây hơi xù xì, có màu nâu xám đặc trưng. Những cây lâu năm, trên thân chính sẽ có những vết tròn màu trắng, nhìn giống như mốc, nhưng đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường, do đặc tính của cây.
Mầm chè
Trên những cành phân cấp sẽ mọc ra các mầm chè xanh. Chúng được chia thành nhiều loại khác nhau, trong đó có 2 loại chính:
-
Mầm dinh dưỡng: Sau sẽ phát triển thành cành lá
-
Mầm sinh thực: Chúng phát triển thành nụ hoa và quả chè.
Búp chè
Đây là cách gọi để chỉ đoạn non chỉnh đỉnh của cây trà xanh. Búp chè được hình thành nên từ các mầm dinh dưỡng. Đây là bộ phận được thu hái để cho ra loại chè khô hảo hạng.
Búp của cây trà xanh cũng chia làm 2 loại chính:
-
Búp bình thường: Có cả lá non và tôm chè
-
Búp mù xòe: có lá non nhưng không có phần tôm chè
Lá cây chè xanh
Lá sẽ mọc từ các đốt trà, lá mọc cách, hình bầu dục, thuôn nhọn về hai đầu, mép lá có dạng răng cưa. Phiến lá có màu xanh lục đậm dần từ trên xuống. Kích thước lá có thể thay đổi tùy vào giống, điều kiện sinh trưởng, vùng trồng,….
Lá của cây trà xanh cũng có nhiều loại khác nhau, nếu không thực sự am hiểu có thể bạn cũng không biết điều này:
– Lá vẩy ốc: Phiến lá cứng, màu nâu và có vảy rất nhỏ.
– Lá mẹ: Những phiến lá này có nhiệm vụ nuôi dưỡng chồi mới của cây.
– Lá cá: còn được gọi là lá thật thứ nhất. Loại lá chè này phát triển không đầy đủ như những lá thông thường.
– Lá thật: Phiến lá phát triển hoàn thiện trên cành theo những thế khác nhau.
– Tôm chè: Chính là phần lá non chưa xòe ra hết trên đỉnh (cũng chính là búp chè),. Tôm chè là bao bọc bởi nhiều lá non khác.
Rễ cây chè xanh
Cây có 3 loại rễ: rễ chính (còn gọi là rễ trụ), rễ hấp thu và rễ bên. Rễ chính là loại mọc đầu tiên, chúng ăn sâu xuống lòng đất (khoảng 1m) tạo sự vững chắc cho cây. Các rễ hấp thu và rễ bên có nhiệm vụ tìm kiếm và lấy chất dinh dưỡng nuôi cây, chúng có xu hướng lan rộng ở tầng đất 10 – 40cm.
Hoa chè
Các mầm sinh thực sẽ phát triển thành hoa, chúng thường mọc thành chùm ở nách lá. Hoa chè xanh là loại lưỡng tính, do 5 – 7 cánh hoa màu trắng xếp thành. Nhị hoa có màu vàng.
Trên hoa có cả nhị và nhụy nhưng tự thụ phấn ở hoa trà chỉ chiếm khoảng 2 – 3%, còn chủ yếu là nhờ giao phấn. Thời gian từ lúc ủ nụ đến khi cây chè xanh nở hoa là khoảng 6 tháng. Hoa nở rộ nhất vào khoảng tháng 11 – tháng 12 hàng năm.
Quả và hạt
Quả thuộc dạng quả nang, mỗi quả sẽ có 3 nang chia thành 3 ngăn riêng biệt. Bên trong mỗi nang sẽ chứa 1 hạt. Quả chè khi non có màu xanh, khi chín sẽ ngả sang màu nâu. Khi quả già khô sẽ tự nứt ra và bắn hạt ra ngoài.
Hạt chè được bao bọc bởi lớp vỏ dày và cứng, bên trong có màu trắng. Trong hạt trà có khối lượng diệp tử lớn (chiếm khoảng ¾ hạt). Hàm lượng dầu, chất béo trong hạt ước lượng khoảng 30%.
Đặc điểm sinh trưởng
Trà xanh là thích hợp với khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, nên trồng được ở vùng nóng. Khả năng chịu lạnh cũng khá tốt, có thể chịu giá rét trong một thời gian ngắn.
Cây ưa sáng, tuy nhiên ở giai đoạn cây non nên để chúng ở nơi râm mát và có độ ẩm cao. Cây có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng hợp nhất với đất đỏ vàng hoặc vàng đỏ, đất đỏ nâu, đất sa thạch, phù sa cổ,…. Độ pH trung bình giao động từ 4 – 6.
Cây chè xanh có mấy loại?
Dựa và những đặc điểm của cơ quan sinh thực và cơ quan dinh dưỡng, cùng với đặc tính sinh học của cây người ta phần chia thành 4 nhóm chính:
Camellia sinensis var.bohea: Chè Trung Quốc lá nhỏ, mọc thành bụi thấp, phân cành nhiều. Lá chè nhỏ dày, màu xanh đậm, gân lá tạo thành nhiều đường gợn sóng rất thú vị trên bề mặt. Kích thước lá chỉ khoảng 3,5 – 6,5 cm.
Camellia sinensis var.macrophylla: Chè xanh Trung Quốc lá lớn, cây thân gỗ cao trung bình khoảng 5m. Lá to, màu xanh nhạt, bề mặt sáng bóng, rìa lá có răng cưa sâu nhưng không đều. Chiều dài của lá khoảng 12 – 15cm, rộng khoảng 5 – 7 cm.
Camellia sinensis var.assamica. Cây chè xanh Ấn Độ, thân gỗ với chiều cao vượt trội đến 17m (nếu trồng trong tự nhiên). Lá cây hình bầu dục, chiều dài từ 20 – 30cm, phiên lá mỏng, mềm và có màu xanh đậm.
Camellia sinensis var. Shan: Dân trong ngành vẫn gọi nó là chè Shan hay chè San, thường cho những gốc chè xanh cổ thụ cực kỳ đẹp. Cây thân gỗ, có chiều cao từ 6 – 10m. Lá màu xanh nhạt, to và dài khoảng 15 – 18cm. Đặc biệt, tôm chè có nhiều lông tơ màu trắng.
Ngoài 4 nhóm trên còn có loại cây che xanh bonsai sử dụng làm cây kiểng đang rất được yêu thích. Những gốc chè cổ thụ to, chiều cao khoảng trên dưới 2m, cành nhánh nhiều được cắt tỉa rất nghệ thuật. Phiến lá nhỏ và có màu xanh đậm.
Tác dụng của cây chè xanh trong cuộc sống
Cùng với sự phát triển của khoa học hiện đại, người ta lại càng khám phá ra nhiều giá trị của cây trà xanh. Không chỉ là thực phẩm mà nó còn được dùng làm thuốc chữa bệnh, mỹ phẩm làm đẹp, cây cảnh – cây phong thủy,….
Cây chè xanh làm cảnh đẹp
Bên cạnh những cây cảnh truyền thống như Tùng La Hán, cây Ngâu, cây Lộc Vừng,… Chè xanh cũng được biến thể trở thành một loại cây kiểng đẹp để trang trí nội – ngoại thất. Với tán lá xòe tròn tứ phía, cây giúp không gian trở nên sinh động và đẹp mắt hơn.
Cây chè xanh trồng trong chậu là loại cây xanh lưu niên, dễ cắt tỉa nên việc tạo dáng cũng khá dễ dàng như các loại bonsai khác. Những cây trà xanh bonsai có thế dáng đặc biệt, được tỉa – uốn qua nhiều năm, mang dáng vẻ phong trần, cổ kính và cực kỳ sang trọng.
> Nhắc đến cây cảnh bonsai đẹp và giá trị không thể bỏ qua cây Sanh Nam Điền
Tác dụng của lá chè
Nước chè xanh là thức uống yêu thích của người Việt Nam. Chén trà là một phần không thể thiếu mỗi khi nhà có khách, nó giúp cuộc trò chuyện thêm gần gũi, thoải mái và thi vị hơn.
Trà đạo là một hình thức thưởng trà nổi tiếng tại các nước phương Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và cả Việt Nam chúng ta. Trà đạo được xem như một phương tiện hữu hiệu giúp làm sạch tâm hồn bằng cách hòa mình với thiên nhiên, tu tâm dưỡng tính, từ đó đạt thành giác ngộ.
Nước lá chè xanh có chứa nhiều hoạt chất, vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Uống nước trà có thể ngăn ngừa ung thư, giảm cholesterol, giảm cân, hỗ trợ điều trị đái tháo đường type 2, diệt khuẩn, kháng viêm, cải thiện chức năng hô hấp, điều trị các vấn đề về tim mạch và hệ thần kinh.
Trong Đông Y, lá của loài cây này được dùng làm thuốc trị hen phế quản, nhiệt miệng, đau thắt ngực, bệnh tim mạch vành,…. Bên cạnh đó, nó còn giúp duy trì tinh thần tỉnh táo, minh mẫn và tạo sự hưng phấn khi làm việc.
Ngoài ra bột lá trà xanh là sản phẩm được chị em phụ nữ cực kỳ yêu thích. Nó được dùng như một loại nguyên liệu để dưỡng da. Hoặc dùng để làm bánh, nước uống,… cũng cực tuyệt vời.
Tác dụng của bã chè
Sau khi sử dụng xong nước cốt, chúng ta có thể tận dụng lại bã trà để thể khử mùi hôi trong tủ lạnh, nhà bếp hay nhà vệ sinh. Dùng để tẩy trắng vật dụng như gương, kính, đồ kim loại,… cũng rất hiệu quả. Hoặc đơn giản dùng bã chè xanh để làm phân bón cho cây trồng, có thể cấp ẩm và chất dinh dưỡng hữu cơ.
Cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao
Đầu những năm 1920, từ vùng chè Phú Thọ, cây được nhân rộng ra nhiều nơi. Hiện nay, cây chè xanh có mặt ở nhiều tỉnh thành nước ta, chủ yếu là vùng trung du, miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.
Cây được trồng thành những nương chè bạt ngàn, người dân thu hái búp, lá chè để bán, chế biến các sản phẩm chè khô. Giờ đây Việt Nam đang nằm trong TOP 20 quốc gia xuất khẩu lá chè lớn nhất thế giới.
Ý nghĩa phong thủy của cây chè xanh
Trồng cây lá trà xanh trước nhà vừa có tác dụng trang trí, làm đẹp không gian sân vườn ngôi nhà vừa mang nhiều ý nghĩa về phong thủy, giúp thu hút tài lộc, mang đến may mắn cho gia chủ.
Cũng giống như cây Hồng Lộc, tán lá của loài cây này xanh quanh năm, búp non ra liên tục, xanh tươi mơn mởn. Cho nên, hình ảnh chè xanh thể hiện sự thịnh vượng, tài lộc, giúp thu hút các dòng năng lượng tích cực cho ngôi nhà.
Trà xanh còn là cây sống lâu năm, trồng cây cổ thụ trong khuôn viên nhà, sân vườn biệt thự mang ý nghĩa chúc phúc cho ông bà, cha mẹ được trường thọ, sống lâu trăm tuổi.
Cách trồng cây chè xanh đơn giản, dễ thực hiện
Trồng cây công trình này không có, chỉ cần nắm được những kỹ thuật trồng cơ bản dưới đây:
Chọn cây giống
Nếu trồng cây con, bạn nên chọn cây sinh trưởng trong vườn ươm từ 8 – 10 tháng, chiều cao từ 20cm trở lên, có 6 – 8 lá thật, đường kính mầm sát gốc khoảng 4 – 5mm trở lên.
Phải chọn cây khỏe mạnh, không sâu bệnh, vỏ phía gốc có màu đỏ nâu, ngọn cây xanh thẫm. Lá chè to, dày và xanh đậm, bề mặt bóng láng.
Còn nếu bạn mua cây chè cảnh cổ thụ thì hãy dựa theo sở thích của mình về hình dáng, kích thước và độ tuổi của cây.
Thời vụ và mật độ trồng
Nếu trồng cây với số lượng lớn, trồng thành vườn hay nông trường thì đây là yếu tố quan trọng. Còn nếu trồng làm cảnh một vài cây thì bạn có thể bỏ qua.
Thời vụ trồng: Tháng 2 – 4 và tháng 8 – 9 (đối với các tỉnh phía Bắc). Với các tỉnh thành phía Nam thì thời điểm trồng thích hợp là tháng 2 – 4 và tháng 6 – 7.
Mật độ trồng: Nơi có địa hình dốc <15 độ thì hàng cách hàng 1,4 – 1,5m và cây cách cây 0,4 – 0,5m. Nơi địa hình dốc >15 độ trồng hàng cách hàng 1,2 – 1,3m và cây cách cây 0,3 – 0,4m.
Làm đất và đào hố trồng
Cày xới cho thật tơi đất và vùi phân xanh để cải tạo đất, tăng dưỡng chất. Nên thực hiện khâu này trước 1 tháng để có hiệu quả tốt nhất.
Có hai cách trồng là cày rạch hàng hoặc đào hố. Độ sâu của rạch hàng hoặc hố là từ 20 – 50cm tùy kích thước bầu. Về độ rộng bạn cũng phải tính toán sao cho phù hợp với kích thước cây và bầu đất.
Bón phân lót
Trước khi trồng, bón lót một lớp phân hữu cơ bên dưới để cung cấp dinh dưỡng trong giai đoạn đầu, khi các rễ hấp thu và rễ bên chưa phát triển. Chúng ta sẽ trộn phân chuồng ủ hoai mục hoặc phân hữu cơ với đất trồng, phân P2O5.
Tiến hành trồng
Cắt bỏ túi bầu hay lưới bọc bên ngoài rồi thả cây xuống hố/rãnh đã đào. Chú ý đặt bầu cây nhẹ nhàng, sau đó lấp đất và nén đều xung quanh. Tiếp đến phủ thêm một lớp đất tơi bên trên mặt bầu khoảng 2 – 3cm.
* Lưu ý nhỏ: Canh đặt mầm theo cùng một hướng xuôi theo chiều gió chính.
> Xem ngay: Cách trồng và chăm sóc cây Lộc Vừng hoa trắng
Kỹ thuật chăm sóc cây chè xanh
Đây là phần cực kỳ quan trọng để có cây chè chất lượng. Tuy loại cây này khá dễ sống nhưng muốn có trà ngon, đem lại lợi ích kinh tế cao thì đòi hỏi phải chăm sóc tỉ mỉ và đúng cách.
Chế độ tưới nước
Nước tưới là điều kiện quan trọng giúp tăng sản lượng và phẩm chất của chè. Ở những tháng không mưa hoặc ít mưa mỗi tháng tưới 2 – 3 lần. Phải đảm bảo duy trì độ ẩm đất từ 70 – 80%. Vào mùa khô nóng có thể tăng số lần tưới.
Phòng trừ cỏ dại
Phủ phân xanh hoặc cỏ, rác lên gốc chè để hạn chế cỏ dại. Sau mỗi trận mưa to phải tiến hàng xới phá váng. Mỗi năm làm cỏ hai lần vào vụ Xuân (tháng 1 – 2) và vụ Thu (tháng 8 – 9). Mỗi vụ cần xới sạch toàn bộ diện tích vườn một lần, một năm xới gốc khoảng 2 – 3 lần.
Bón phân
Sử dụng phân bón NPK Văn Điển (16-8-8) hoặc (16-8-4), phân NPK 30-9-9-TE kết hợp với các chất vi lượng Zn, B, Mo. Khối lượng phân bón là 60 – 80kg/sào/năm. Chia làm 2 đợt bón vào tháng 3 và tháng 8 (hoặc tháng 9).
Cách bón đơn giản là chúng ta rải phân theo đường vành khăn, cách gốc chè 10 – 15cm, sau đó xới đất để vùi lấp phân. Sau khi bón phân phải tưới nước đủ ẩm cho chất dinh dưỡng nhanh ngấm vào đất.
Nếu trồng vườn quy mô lớn, có thể áp dụng cách bón theo rạch. Đào rạch giữa 2 hàng chè, độ sâu khoảng 20 – 25cm, rộng 25 – 30cm. Bón phân sau đó lấp đất và tưới nước.
Ngoài ra, khoảng 3 năm bón phân hữu cơ 1 lần, sử dụng phân chuồng ủ hoai mục, phân hữu cơ P2O5,…bón cho cây sau khi đốn đau.
Phòng trừ sâu bệnh
Một số loại sâu hại phổ biến trên cây lá chè: rầy xanh, bọ cánh tơ, nhện đỏ lâu, bọ xít muỗi, sâu cuốn lá, sâu chùm, sâu cuốn búp, sâu róm, bọ nẹt, rệp muội,…. Bệnh hại thường có bệnh thối búp chè, bệnh đốm nâu, bệnh sùi cánh trà, bệnh tóc đen, phồng lá chè,….
Để trị thì trước hết chúng ta ưu tiên các chế phẩm từ thảo mộc, có nguồn gốc sinh học như: Rotox, Dress, Sokupi, SH01, Xanh green, Sông lam 333,….
Dùng nấm đối kháng Trichoderma ssp để diệt trừ các vi sinh vật gây bệnh trong đất trồng.
Có thể sử dụng một số loại thuốc hóa học như Polytrin-p 440EC, Karate 2.5EC, Sherpa 25EC, Padan 95SP, Antracol 70WP,…. Nhưng phải nhớ 4 nguyên tắc quan trọng là: đúng thuốc, đúng liều lượng – nồng độ, đúng lúc và đúng cách.
Trên đây là thông tin về cây lá chè xanh, hy vọng qua bài viết bạn đã hiểu hơn về loại cây công nghiệp này. Nếu muốn mua cây giống chè xanh, cây trồng làm cảnh thì liên hệ ngay với Công ty Cây Ba Miền qua số HOTLINE ở trên hoặc CHAT trực tiếp qua zalo, fanpage,….
Xin cảm ơn và chúc bạn nhiều sức khỏe, đón được nhiều tài lộc và may mắn!