Bài viết – Th.S Đinh Thị Thu Hiền – TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN CỦA CÁC TÁC GIẢ TRÊN THẾ GIỚI – Bài viết – Khoa Kế Toán – Đại học Duy Tân

Bài viết – Th.S Đinh Thị Thu Hiền – TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN CỦA CÁC TÁC GIẢ TRÊN THẾ GIỚI

TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN  ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN CỦA CÁC TÁC GIẢ TRÊN THẾ GIỚI

 

ThS Lê Thị Huyền Trâm – ThS Đinh Thị Thu Hiền – ThS Nguyễn Thị Quỳnh Giao

Khoa Kế toán – Đại học Duy Tân

 

Tóm tắt

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán(HTTTKT) trong các doanh nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng giúp các DN có những đánh giá về hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán cũng như đưa ra các giải pháp phù hợp nâng cao hiệu quả sử dụng thông tin kế toán trong thời kỳ phát triển hội nhập. Bài viết này nhóm tác giả hệ thống hóa, phân tích và đánh giá các nghiên cứu đã thực hiện có liên quan đến hệ thống thông tin kế toán, tính hữu hiệu của HTTTKT và các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của HTTTKT của các tác giả trên thế giới.

Từ khóa Nhân tố, tính hữu hiệu, hệ thống thông tin kế toán, …

 

1. Giới thiệu

Với mục tiêu cuối cùng là cung cấp thông tin hỗ trợ cho người sử dụng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp trong việc ra quyết định, hệ thống thông tin kế toán đóng vai trò ngày càng quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và tạo ra lợi thế cạnh tranh.  Để có được những thông tin hữu ích, phù hợp với yêu cầu quản lý, cần có một hệ thống thông tin kế toán mạnh mẽ và hữu hiệu. Do đó, việc nhận biết các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán là rất cần thiết giúp cho doanh nghiệp đưa ra những quyết định chính xác nhằm hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp là một yêu cầu có ý nghĩa chiến lược, giúp các DN có những đánh giá về hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán cũng như đưa ra các giải pháp phù hợp nâng cao hiệu quả sử dụng thông tin kế toán trong thời kỳ phát triển hội nhập. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT được nhiều tác giả trong và ngoài nước thực hiện trên nhiều lĩnh vực nhằm tìm ra giải pháp nâng cao tính hữu hiệu của HTTTKT. Bài viết đã khái quát lại các nghiên cứu liên quan đến hệ thống thông tin kế toán, tính hữu hiệu của HTTTKT và các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của HTTTKT của các tác giả trên thế giới làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo.

2. Các nghiên cứu về hệ thống thông tin kế toán

2.1 Các nghiên cứu về vai trò của hệ thống thông tin kế toán

Hệ thống thông tin kế toán là một công cụ, được thiết kế để hỗ trợ việc quản lý và kiểm soát lĩnh vực kinh tế- tài chính của tổ chức (Soudani, 2012). Nó có một chức năng quan trọng trong tổ chức, và được xem như là đòn bẩy để nâng cao tính hữu hiệu và hiệu quả của các hoạt động và hỗ trợ hoạt động quản lý bao gồm cả việc ra quyết định quản lý (Gelinas và cộng sự, 2008). Với vai trò đó, hệ thống thông tin kế toán là thực sự cần thiết cho tất cả các tổ chức, kể cả tổ chức lợi nhuận và phi lợi nhuận (Wilkinson và cộng sự, 2000).

Theo Mitchell và cộng sự (2000) thì hệ thống thông tin kế toán được sử dụng như là một công cụ quản lý trong việc kiểm soát ngắn hạn và dài hạn, do đó sự hiện hữu của các nguồn thông tin này sẽ giúp cho giám đốc đạt được một chiến lược và hoạt động xuất sắc. Sự phát triển mạnh mẽ của máy tính thân thiện với người dùng và các gói phần mềm tiên tiến, lợi thế của hệ thống thông tin tạo ra là có thể truy cập đến quy trình kinh doanh nhỏ nhất (Thong, 1999). Hệ thống thông tin kế toán là một trong những nhân tố quan trọng trong việc tạo dựng thành quả của tổ chức thông qua việc thu thập, lưu trữ, xử lý dữ liệu tài chính và kế toán và được đánh giả bởi tác động của nó đến việc cải thiện quá trình ra quyết định, chất lượng thông tin kế toán, đánh giá thành quả, kiểm soát nội bộ và tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch của tổ chức (Soudani, 2012; Sajady và cộng sự, 2008). Chính vì thế mà Onaolapo và Odetayo (2012) cho rằng hệ thống thông tin kế toán có ảnh hưởng đáng kể đến sự hữu hiệu của tổ chức. Với vai trò ngày càng quan trọng của hệ thống thông tin kế toán thì việc hiểu rõ những nhân tố có ảnh hưởng đến hệ thống thông tin kế toán trong môi trường tin học hóa, nhằm xây dựng một hệ thống thông tin kế toán hữu hiệu có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của các công ty.

2.2 Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống thông tin kế toán

Nghiên cứu của Crag và King (1993) về sự phát triển của hệ thống thông tin trong các doanh nghiệp nhỏ. Mục tiêu của nghiên cứu là nhằm tìm hiểu những nhân tố thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển này. Nhóm tác giả tập trung vào sự phát triển của các ứng dụng, và sử dụng những kinh nghiệm của sáu doanh nghiệp sản xuất nhỏ để xác định các nhân tố thúc đẩy và kìm hãm sự phát triển. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố thúc đẩy mạnh nhất là sự nhiệt tình của chủ sở hữu đối với máy tính. Các nhân tố kìm hãm mạnh mẽ nhất là: thiếu kiến thức về hệ thống thông tin, thiếu thời gian quản lý, hạn chế hỗ trợ, và giới hạn nguồn lực tài chính.

 

 

Hệ thống thông tin kế toán

Thúc đẩy

Kìm hãm

Sự nhiệt tình của chủ sở hữu đối với máy tính

Thiếu kiến thức

Giới hạn nguồn lực

Hạn chế hỗ trợ

Thiếu thời gian

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


                                   

 

                             Hình 1. Nghiên cứu của Crag và King (1993)

Nghiên cứu của Jong Min Choe (1996) về mối quan hệ giữa hiệu suất của hệ thống thông tin kế toán, các nhân tố ảnh hưởng, và đánh giá cấp độ của hệ thống thông tin. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm kiểm tra mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng và hiệu suất của hệ thống thông tín kế toán, và xác định tác động điều tiết của việc đánh giá cấp độ của hệ thống thông tin đến mối quan hệ này. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, 100 tổ chức được chọn lựa ngẫu nhiên từ 417 công ty ở Hàn Quốc thông qua thiết bị xử lý trung tâm. Dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát được gửi đến cho 450 người dùng hệ thống ở 107 đơn vị cấp dưới sử dụng hệ thống thông tin kế toán. Kết quả của nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ tương quan thuận giữa hiệu suất của hệ thống thông tin kế toán và các nhân tố ảnh hưởng là sự tham gia của người dùng, năng lực của nhân viên hệ thống thông tin và quy mô công ty.

 

Hiệu suất của HTTTKT

Sự tham gia của người dùng

Năng lực của nhân viên HTTT

Quy mô công ty

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Hình 2. Nghiên cứu của Jong Min Choe (1996)

 

Nghiên cứu của Ismail (2007) cũng cho rằng kiến thức của nhà quản lý có ảnh hưởng đến hệ thống thông tin kế toán trong nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa: nghiên cứu thực nghiệm tại Malaysia. Nghiên cứu này sau đó điều tra một số nhân tố có thể liên quan đến sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán có mối quan hệ với độ phức tạp của công nghệ thông tin, kiến thức kế toán và kiến thức công nghệ thông tin của nhà quản lý; sử dụng các chuyên gia bên ngoài của hệ thống thông tin kế toán; và tồn tại nhân viên công nghệ thông tin nội bộ.

 

 

Sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán

Độ phức tạp của công nghệ thông tin

Kiến thức kế toán

Kiến thức công nghệ thông tin của NQL

Sử dụng các chuyên gia bên ngoài

Nhân viên công nghệ thông tin nội bộ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Hình 3. Nghiên cứu của Ismail (2007)

 

Nghiên cứu của Rahayu (2012) về các nhân tố hỗ trợ việc thực hiện hệ thống thông tin kế toán trong một khảo sát tại các văn phòng thuế ở Bandung và Jakarta. Nghiên cứu này kiểm tra ảnh hưởng của sự cam kết của các nhà quản lý cấp cao và chất lượng dữ liệu đến hệ thống thông tin kế toán và ảnh hưởng của hệ thống thống tin kế toán đến chất lượng thông tin. Đối tượng trong nghiên cứu này là các văn phòng thuế nhỏ ở Bandung và Jakarta và số lượng mẫu được chọn là 31 văn phòng. Kết quả cho thấy rằng có những tác động đáng kể của sự cam kết của nhà quản lý cấp cao và chất lượng dữ liệu đến hệ thống thông tin kế toán. Cam kết của nhà quản lý ảnh hưởng đến chất lượng dữ liệu, và hệ thống thông tin kế toán ảnh hưởng đến chất lượng thông tin

 

3. Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán

 

Trên thế giới, có nhiều tác giả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán như:

Nghiên cứu của Yap và cộng sự (1992) đã thực hiện thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin dựa trên máy tính trong các doanh nghiệp nhỏ và tiến hành khảo sát tại 96 doanh nghiệp nhỏ. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy: các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu bao gồm (1) sự hỗ trợ hữu hiệu của nhà tư vấn, (2) mức độ hỗ trợ của nhà cung cấp, (3) thời gian kinh nghiệm, nguồn lực tài chính đầy đủ, (4) sự hỗ trợ của giám đốc điều hành, (5) sự tham gia của người sử dụng hệ thống có tác động tích cực đến sự thành công của hệ thống thông tin kế toán, mặt khác nhân tố số lượng ứng dụng quản lý và sự hiện diện của chương trình phân tích hệ thống không có sự ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thống thông tin kế toán tại doanh nghiệp.

 

Sự hỗ trợ hữu hiệu của nhà tư vấn

Sự hỗ trợ của nhà cung cấp

 

Tính hữu hiệu của HTTTKT

Thời gian, kinh nghiệm, nguồn lực tài chính

 

Sự hỗ trợ của Giám đốc điều hành

 

Sự tham gia của người sử dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Hình 4. Mô hình nghiên cứu của Yap và cộng sự (1992)

 

Nghiên cứu của Nicolaou (2000) đã xây dựng một mô hình ngẫu nhiên về nhận thức tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán. Một mô hình ngẫu nhiên là nhằm kiểm tra các yêu cầu về sự phối hợp và kiểm soát của tổ chức ảnh hưởng như thế nào đến mức độ tích hợp của hệ thống thông tin kế toán. Các yêu cầu này là: (1) phụ thuộc vào mức độ chuẩn hóa trong cấu trúc của một tổ chức, (2) sự phụ thuộc lẫn nhau về thông tin giữa các phân hệ, và (3) sự phụ thuộc vào việc chia sẽ thông tin nội bộ lẫn nhau và các liên kết trao đổi dữ liệu điện tử.

Ismail (2009) đã thực hiện một nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa: nghiên cứu thực nghiệm tại Malaysia. Để đạt được mục tiêu, tác giả tiến hành khảo sát chính thức tại 721 doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa ở Malaysia. Ismail dựa vào lý thuyết hạn chế nguồn lực, mô hình chấp nhận công nghệ và kế thừa mô hình hệ thống thông tin thành công của DeLone và Mclean để xây dựng mô hình, tác giả đã xây dựng tám biến độc lập được giả thuyết có tương quan tích cực với tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán là: (1) sự phức tạp của hệ thống thông tin kế toán, (2) kiến thức của nhà quản lý về hệ thống thông tin kế toán, (3) kiến thức kế toán của nhà quản lý, (4) sự tham gia của nhà quản lý trong việc thực hiện hệ thống thông tin kế toán, (5) nhà tư vấn hữu hiệu,(6) nhà cung cấp phần mềm hữu hiệu, (7) hữu hiệu từ cơ quan chính phủ và (8) công ty kế toán hữu hiệu.

Nghiên cứu của Ashari (2008) về các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện hệ thống thông tin kế toán thành công. Tác giả đã tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng tới việc thực hiện hệ thống thông tin kế toán thành công tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tác giả đã kết luận rằng: nhân tố nhà quản lý có tác động tích cực đến việc thực hiện hệ thống thông tin kế toán thành công, nhân tố liên quan đến người dùng hầu như không có tác động đáng kể đến việc thực hiện hệ thống thông tin kế toán thành công, nhân tố chuyên gia bên ngoài có ảnh hưởng đáng kể đến việc thực hiện hệ thống thông tin kế toán thành công, nhân tố môi trường không có ảnh hưởng đáng kể đến việc thực hiện hệ thống thông tin kế toán thành công. Nhân tố nhà quản lý có tác động tích cực đến nhân tố liên quan đến người dùng, nhân tố môi trường cũng có tác động tích cực đến nhân tố liên quan đến người dùng.

Thong (2001) tiến hành nghiên cứu về hạn chế nguồn lực và thực hiện hệ thống thông tin trong các doanh nghiệp nhỏ ở Singapore. Mô hình này được kiểm định trên một mẫu gồm 114 doanh nghiệp nhỏ với nhiều người trả lời từ mỗi doanh nghiệp. Kết quả cho thấy các doanh nghiệp nhỏ với một hệ thống thông tin thành công thì xu hướng là có các chuyên gia bên ngoài hữu hiệu cao, đầu tư vào hệ thống thông tin thỏa đáng, kiến thức về hệ thống thông tin của người dùng cao, sự tham gia của người dùng cao và sự hỗ trợ của Giám đốc điều hành cao. Chuyên gia bên ngoài là nhân tố chủ yếu của việc thực hiện hệ thống thông tin thành công trong các doanh nghiệp nhỏ. Những phát hiện từ nghiên cứu này có thể được áp dụng tại các doanh nghiệp nhỏ ở các nước đang phát triển mà cũng quan tâm đến việc áp dụng hệ thống thông tin.

 

4. Kết luận   

Bài viết đã hệ thống hóa những nghiên cứu đã thực hiện có liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán của các tác giả trên thế giới, qua đó phân tích, đánh giá những gì các nhà nghiên cứu đã thực hiện nhằm xác định khoảng trống lý thuyết và các vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn trong lĩnh vực này. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán trong các DN là một yêu cầu có ý nghĩa chiến lược, giúp các DN có những đánh giá về hiệu quả của HTTTKT cũng như đưa ra các giải pháp phù hợp nâng cao hiệu quả sử dụng thông tin kế toán trong thời kỳ phát triển hội nhập.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.              Ashari, 2008. Factors affecting accounting information systems success implementation (An empirical study on Central Java Small and Mediumcompany). Master thesis. Diponegoro University.

2.              Cragg, P. B. & King, M., 1993. Small-firm Computing: Motivators and Inhibitors. MIS Quarterly, 17(1), 47 – 60.

3.              Ismail, N.A., 2004. AIS Alignment in Small and Medium Sized Firms. Doctoral Thesis, Loughborough University.

4.              Ismail, N.A. & King, M., 2007. Factors influencing the Alignment of Accounting Information Systems in Small and Medium Sized Malaysian Manufacturing Firms. Journal of Information System and Small Business, 1(1-2), 1

5.              Nicolaou, A., 2000. A Contingency Model of Perceived Effectiveness in Accounting Information Systems: Organizational Coordination and Control Effects. International Journal of Accounting Information Systems, 1(2000), 91 – 105.

6.              Rahayu, S.K., 2012. The factors that support the implementation of accounting information system: A survey in Bandung and Jakarta’s taxpayer offices. Journal of Global Management, 4(1), 25 – 52.

7.              Thong, J. Y. L, Yap, C. S & Raman, K. S., 1994. Engagement of External Expertise in Information Systems Implement. Journal of Management Information Systems, 11(2), 209 – 231.

8.              Sajady, H., Dastgir, M. & Hashem, H. N., 2008. Evaluation of the Effectiveness of Accounting Information Systems. International Journal of Information Sciene and Technology, 6(2), 49 – 59.

9.              Thong, J. Y. L., 2001. Resource constraints and information systems implementation in Singaporean small businesses. The International Journal of Management Science, 29(2), 143 – 156.

10.          Yap, C.S., Soh, C.P., & Raman, K.S., 1992. Information Systems Success Factors in Small Business. OMEGA International Journal of Management Science, 20 (5 – 6), 597 – 609.