Bài văn khấn đổ mái nhà & Một số điều kiêng kỵ cần tránh ít người biết

Tục lễ cúng bái là một trong những nét văn hóa đời sống tâm linh của người Việt Nam. Việc đổ mái nhà có ý nghĩa quan trọng trong công việc đại sự xây dựng nhà mới. Vậy đổ mái nhà cần chuẩn bị lễ vật cúng gì? Văn khấn đổ trần nhà có nội dung như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài văn khấn đổ mái nhà, bài cúng đổ mái nhà trong nội dung chia sẻ dưới đây.

1. Tại sao cần chuẩn bị văn khấn đổ mái nhà?

Tục ngữ có câu “con không cha như nhà không nóc”, ý nói tới tầm quan trọng của mái nhà. Mái nhà chính là bộ phận quan trọng của ngôi nhà, giúp che mưa, che nắng, bảo vệ ngôi nhà. Do đó, làm lễ cúng đổ mái nhà nhằm cầu mong cho công việc xây dựng nhà cửa được thuận lợi, cầu cho gia đình luôn được êm ấm, đủ đầy.


Văn khấn để đổ mái nhà, trần nhà, đổ bê tông đầy đủ, chính xác

Khi làm lễ cúng đổ mái, ngoài việc chuẩn bị các lễ vật cúng ra thì văn khấn cúng đổ mái nhà cũng cần được chú trọng không kém. Lời văn khấn đổ trần nhà, đổ mái nhà chính là lời cầu nguyện, cầu xin mọi mong ước của bạn. Đó cũng chính là cách thức thể hiện tấm lòng thành kính của bạn tới các vị bề trên. Do đó, việc chuẩn bị bài cúng cất nóc, bài cúng đổ mái nhà cần được chuẩn bị kỹ lưỡng, thể hiện lòng thành kính thì mới được các vị thần linh chứng giám, phù hộ độ trì.

>>>THAM KHẢO<<<

2. Cách chuẩn bị sắm lễ đổ mái nhà đầy đủ nhất

Tùy theo từng phong tục tập quán của mỗi vùng miền mà sắm lễ cúng đổ mái nhà nhà sẽ được chuẩn bị bao gồm các thứ khác nhau. Tuy nhiên, dù là lễ vật gì thì vẫn quan trọng nhất chính là tấm lòng thành. Tâm có thành thì mới được trời đất chứng giám.

Tuy nhiên, không phải vì thế mà lễ vật cúng đổ mái nhà lại được chuẩn bị sơ sài. Cách chuẩn bị lễ vật cúng cũng sẽ thể hiện phần nào tấm lòng thành và sự chăm chút, cẩn thận của của gia chủ. 

Dưới đây là danh sách lễ vật cúng lễ cúng đổ mái nhà tầng 1 cơ bản nhất, mời quý bạn cùng tham khảo:

  • 1 mâm ngũ quả (gồm 5 loại quả)

  • 1 lọ hoa tươi (chọn hoa đồng tiền hoặc là hoa ly)

  • 3 nén hương

  • 2 cây nến

  • 1 đĩa trầu cau

  • 1 bộ lễ vàng mã đổ móng nhà

  • Đĩa xôi đồ

  • 1 con gà trống luộc hoặc đầu lợn luộc, heo quay

  • 5 bát chè

  • 5 chén nước

  • 1 chai rượu

  • 1 bát gạo

  • 1 bát muối

  • Văn khấn đổ mái

Khi chuẩn bị lễ vật cúng, gia chủ cũng cần chuẩn bị văn khấn đổ mái nhà tầng 1. Gia chủ có thể đọc thuộc hoặc ghi chép ra giấy nhưng khi khấn xong thì phải hóa đốt luôn. 

3. Bài văn khấn đổ mái nhà, trần nhà cầu lộc, xin may

Hiện nay, có rất nhiều bài văn cúng đổ mái nhà được đăng tải trên mạng cho quý bạn tham khảo tìm đọc. Tuy nhiên, nội dung chính vẫn là xin phép thần linh thực hiện công việc đổ mái nhà và cầu xin mọi việc thuận lợi, mọi  người bình an, vạn sự tốt lành. Dưới đây là mẫu bài bài cúng đổ mái nhà, mời quý bạn cùng xem qua:

Nam mô A di đà Phật

Nam mô A di đà Phật

Nam mô A di đà Phật

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy quan Đương Niên

Con kính lạy các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con tên là: …………..Tuổi….

Ngụ tại… 

Hôm nay là ngày… tháng… năm… (âm lịch), tín chủ con xin được thành tâm đọc bài khấn đổ mái nhà và sửa soạn lễ vật, hương hoa trà quả, thắp nén tâm nhang kính dâng trước án, xin được tấu trình: Tín chủ con đang xây dựng ngôi nhà tại… để làm nơi cư ngụ cho toàn thể gia đình, con cháu. Nay con chọn được ngày lành tháng tốt để thực hiện cất nóc (đổ mái nhà). Do đó, tín chủ con xin được sắm sanh lễ vật cáo yết Chư vị Tôn thần dâng cùng Bách linh… cúi mong soi xét, chấp thuận cho phép con được thực hiện công việc đổ mái nhà.

Chúng con cúi lạy kính mời quan Đương niên quan Đương cảnh, quan Thần linh Thổ địa, Định phúc Táo quân cùng các ngài địa chúa Long Mạch, các vị Thần linh cai quản trong khu đất này linh thiêng đồng lâm tề tựu, thụ hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành. 

Con xin cúi lạy, kính xin các vị thần linh phù hộ cho chúng con làm ăn thuận lợi, buôn bán hanh thông, lộc tài vượng tiến, vạn sự tốt lành.

Tín chủ con lại cúi lạy kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ cùng chư vị Hương linh y thảo phụ mộc ngụ trong khu đất này, xin các ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án , chấp thuận lễ vật, độ trì cho công việc đổ mái nhà của con được tiến hành thuận buồm xuôi gió, bình an.

Chúng con lễ bạc lòng thành, kính dâng trước án, cúi xin nguyện được phù hộ độ trì.

Nam mô A di đà Phật

Nam mô A di đà Phật

Nam mô A di đà Phật

Trước khi đọc bài văn khấn cúng đổ mái nhà, gia chủ cần tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc lịch sự. Đọc văn khấn đổ mái nhà không cần to mà chỉ cần đọc nhỏ lầm rầm đủ mình nghe, tốc độ đọc cúng chậm rãi không nhanh quá mà cũng không chậm quá. Nếu gia chủ cảm thấy lời văn khấn cúng cất nóc dài quá thì có thể ghi chép ra giấy rồi đọc cùng với sự thành tâm nhất của mình.

4. Một số lưu ý khi cúng đổ mái nhà

Việc đổ mái nhà là công việc quan trọng trong đại sự xây nhà mới, do đó gia chủ cần phải hết sức chú ý, tránh phạm phải một số điều kiêng kỵ. Ngoài việc chuẩn bị bài cúng lễ đổ mái nhà chu đáo thì gia chủ cần lưu ý một số điều sau đây để công việc đổ mái nhà được tiến hành một cách thuận lợi:

  • Cần chọn ngày lành tháng tốt, giờ tốt để tiến hành công việc đổ mái nhà

  • Chuẩn bị đầy đủ lễ vật cúng, văn cúng đổ mái nhà một cách kỹ lưỡng, thành tâm

  • Khi cúng đổ mái nhà cần thực hiện ngoài trời, ngay trước cổng ngôi nhà đang được xây dựng.

  • Nếu văn khấn cất nóc, bài cúng đổ mái nhà được ghi chép, in ra giấy thì cần hóa đốt luôn sau khi cúng bái xong.

  • Đọc bài khấn đổ mái nhà phải thành tâm thì mới thiêng.

Hi vọng, nội dung chia sẻ về văn khấn đổ mái nhà, cách cúng và chuẩn bị lễ vật cúng đổ mái nhà trên đây đã cung cấp tới bạn đọc những thông tin hữu ích. Cảm ơn quý độc giả đã tìm đọc và tham khảo bài viết của Tử Vi Đông Tây!