Bài văn khấn cúng giỗ chồng đầy đủ nhất và lễ vật cần chuẩn bị
Nội Dung Chính
1. Ý nghĩa của ngày giỗ
Ý nghĩa ngày cúng giỗ
Ngày giỗ chồng hay ngày giỗ của người đã khuất nói chung sẽ được duy trì đến hết 5 đời. Ngoài 5 đời, dân gian ta tin rằng vong linh người quá cố đã siêu thoát hay đầu thai sang kiếp khác nên con cháu không cần phải cúng giỗ nữa.
Khác với ngày giỗ Tiểu Tường và Đại Tường là giỗ trong vòng tang, người ở lại còn mang nặng những xót xa, bi ai thì ngày giỗ thường lại là ngày của con cháu nội ngoại quây quần, xum họp để tưởng nhớ về người đã khuất.
Nếu là ngày giỗ chồng thì đây là dịp để người vợ ôn lại những kỷ niệm vui vẻ khi chồng còn sống và thể hiện lòng chung thủy, luôn một lòng hướng về chồng dù đã người đã ở thế giới bên kia.
2. Lễ vật cần chuẩn bị trong ngày cúng giỗ chồng
Lễ vật cần chuẩn bị trong ngày cúng giỗ chồng
Trước khi tìm hiểu xem đâu là bài văn khấn cúng giỗ chồng chuẩn và đầy đủ nhất, chúng ta hãy tìm hiểu xem lễ vật để cúng giỗ cần chuẩn bị những gì nhé.
Vào ngày Cát Kỵ, lễ vật cúng cũng sẽ như những ngày giỗ khác, cần chuẩn bị đầy đủ: Hương, hoa, quả, oản, vàng mã, mâm cỗ mặn gồm một số món chính như: xôi, gà, các món canh,… Thông thường đối với ngày Cát Kỵ gia chỉ chỉ mời những người thân thiết trong gia đình, dòng họ đến dự.
Theo tục xưa, trước ngày giỗ ông, bà, cha, mẹ, vợ chồng sẽ có lễ Tiên Thường (tức ngày giỗ trước). Trong ngày này, đối với giỗ chồng, người vợ sẽ phải làm lễ báo với Thổ Thần xin phép cho hương hồn của người chồng quá cố được cúng giỗ về hâm hưởng và cho phép vong hồn nội ngoại gia tiên nhà mình về cùng dự giỗ.
Trong ngày Tiên Thường, gia chủ sẽ phải làm hai lễ: lễ cúng yết cáo Thổ Thần và lễ cáo Gia tiên với: hương, hoa, quả, phẩm oản, tiền vàng, trầu, rượu, lễ nặm cúng dâng và đọc văn khấn cúng. Để biết bài văn khấn cúng như thế nào, mời các bạn tìm hiểu ở nội dung phần sau.
3. Bài văn khấn cúng giỗ chồng chuẩn nhất
Do đặc điểm văn hóa của dân tộc ta là văn hóa truyền miệng từ người này qua người khác, từ đời này qua đời khác nên hầu hết các bài văn khấn gốc đều không còn nguyên vẹn mà mang tính dị bản. 4 bài văn khấn dưới đây được các nhà nghiên cứu văn hóa đánh giá là đầy đủ và sát với bản gốc nhất để cúng thần linh, gia tiên ngày Tiên Thường và ngày giỗ Thường.
– Văn khấn Thổ Thần, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh vào ngày Tiên Thường
Văn khấn cúng giỗ chồng ngày Tiên thường
– Văn khấn Gia tiên ngày Tiên Thường
Văn khấn cúng gia tiên ngày Tiên Thường
– Văn khấn Thổ Thần, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh vào chính ngày Giỗ Thường (Cát Kỵ)
Văn khấn cúng giỗ chồng ngày giỗ Thường
– Văn khấn Gia tiên ngày Tiên Thường
Văn khấn gia tiên ngày Tiên Thường
4. Những điều cần lưu ý khi làm lễ đọc văn khấn cúng giỗ chồng
Khi thực hiện nghi lễ cúng giỗ chồng hay bất cứ nghi lễ cúng giỗ nào, các bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
- Kể từ thời điểm cáo giỗ ngày Tiên Thường cho đến hết ngày hôm sau, bàn thờ lúc nào cũng phải thắp nhang.
- Dùng thủ lợn hoặc thủ bò để thờ thổ công trong ngày cúng giỗ
- Khách đến ăn giỗ có thể mang theo đồ lễ để thắp nhang tưởng nhớ người đã mất.
- Khi dâng lễ, thắp hương, gia chủ cần phải mặc trang phục chỉnh tề, trang trọng.
- Sau khi con cháu, khách khứa làm lễ xong, đợi cháy hết 3 tuần hương thì gia chủ lễ tạ, hóa văn khấn, hóa tiền vàng rồi xin lộc hạ lễ.
- Sau khi hạ lễ, gia chủ sắp cỗ mời họ tộc, khách khứa ăn giỗ ôn lại những kỷ niệm về người quá cố và thăm hỏi lẫn nhau.
Evatoday vừa chia sẻ đến các bạn bài văn khấn cúng giỗ chồng chuẩn đầy đủ nhất cũng như những lễ vật cần chuẩn bị trong ngày cúng giỗ và những điều cần lưu ý khi làm lễ cúng rồi phải không? Nếu còn băn khoăn về vấn đề gì, các bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết khác trên mạng.
Nguồn: Theo báo Dantri.com.vn
4.5
/
5
(
4
votes
)