Bài thơ tặng vợ của Hồ Dzếch

 

BÀI THƠ
TẶNG VỢ CỦA HỒ DZẾCH

Mình vừa là chị là
em
Tấm lòng người mẹ, trái tim bạn đời
Mai này tới phút chia đôi
Hai ta ai sẽ là người tiễn nhau?
Xót mình đã lắm thương đau
Tôi xin làm kẻ đi sau đỡ mình
Cuộc đời đâu phải phù sinh
Nước non chan chứa nghĩa tình, mình ơi!
(Tuyển tập thơ Việt Nam 1975- 2000)

           
Nhà thơ Hồ Dzếch tên thật là Hồ Triệu Anh, sinh năm 1916 tại xã Quảng
Trường, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá, là con trai ông Hà Kiến Huân gốc
Hoa từ Quảng Ðông di cư sang Việt Nam. Hồ Dzếch mất năm 1991. Ông làm thơ,
viết tiểu thuyết, viết kịch. Ông in không nhiều nhưng với tập truyện ngắn “Chân
trời cũ”
và tập thơ “Quê ngoại”,
Hồ Dzếch được biết đến như một nhà thơ có chân tài.

           
“Bài thơ tặng vợ” không ghi năm tháng sáng
tác nhưng căn cứ vào nội dung bài thơ, ta có thể đoán ông viết vào những
năm tháng cuối đời ở vào tuổi 69 hay 70 gì đó, cái tuổi thấy thời gian
phía trước không còn là bao nhiêu, ngoái lại phía sau thấy mình còn nợ nần
bao nhiêu ân nghĩa. Ðấy là cái tuổi, con người đã phải nghĩ đến chuyện
đi, ở. Trong các gia đình Việt Nam, người vợ yêu chồng bao giờ cũng mong
Trời cho chồng mình “đi” trước để mình có thể lo mọi việc cho
chồng chu tất mọi bề, còn đến lượt mình đi thì được thế nào hay thế ấy.

           
Ở BÀI THƠ NÀY, SỰ THỂ LẠI NGƯỢC LẠI. NHÀ THƠ GIÀ MONG ƯỚC:

Xót mình đã lắm
thương đau
Tôi xin làm kẻ đi sau đỡ mình

           
Bài thơ có 8 dòng thơ với 4 cặp lục bát mà tâm tư, tình cảm đằm thắm sâu
sắc biết đến dường nào!

           
Chỉ cặp lục bát đầu tiên đã đầy ắp thương mến :

Mình vừa là chị là
em
Tấm lòng người mẹ trái tim bạn đời

           
Tự cổ chí kim, từ Ðông sang Tây, có lẽ không có câu thơ nào ca ngợi người
vợ đến như thế: Câu thơ vừa nói tình yêu vừa nói đến ân nghĩa. Chăm sóc
chồng chu đáo, như chăm sóc em: đấy là người chị. Dịu dàng, đằm thắm,
chiều chồng, hờn dỗi, nũng nịu: đấy là người em. Người vợ ấy lại có tấm
lòng người mẹ, đồng cam cộng khổ, chia bùi sẻ ngọt với người bạn đời của
mình.

           
Một cặp lục bát viết thật tự nhiên mà tâm tư, ân nghĩa nặng đến thế, sâu
sắc đến thế. Phải chăng, hai nền văn hoá Việt- Hoa ở trong ông đã đúc nên
câu thơ này?

Mai này tới phút
chia đôi
Hai ta ai sẽ là người tiễn nhau?

           
Câu thơ không hề lâm ly khi nói đến cái đoạn “âm dương đôi ngả”
ấy, nó cũng không lý trí, gượng gạo mà vẫn mặn mà yêu thương. Hai tiếng “chia
đôi” tác giả dùng thật chuẩn? Non tay chọn một chút, sẽ dùng hai
tiếng “chia phôi” thì “lên giọng cải lương” ngay, mòn sáo
ngay!

           
Câu thơ tiếp theo “Hai ta ai sẽ là người tiễn nhau
nghe thật bâng khuâng, xúc động mà vẫn bình tĩnh, chủ động.

           
Người chồng ấy biết thương vợ vô cùng:

Xót mình đã lắm
thương đau
Tôi xin làm kẻ đi sau đỡ mình

Câu thơ đầy tâm trạng, đầy
suy tư và khuất chìm cả niềm ân hận nữa? (Trong nỗi “thương
đau” của người vợ, biết đâu lại không có những nỗi tại chồng, vì
chồng?)

           
CHỮ "ĐỠ" THẬT CHÍNH XÁC, THẬT HAY, THẬT CÓ TÌNH. Ý
tưởng chính của bài thơ, hồn vía bài thơ đủ tập trung thể hiện ở ba cặp
lục bát đó. Thương vợ là vất vả “thương đau” nhiều, nhà
thơ già xin “làm kẻ đi sau” để vợ mình không phải vất vả
lo toan cho cuộc ra đi cuối cùng của mình nữa, người chồng muốn được lo cho
vợ thật chu đáo như một niềm đền đáp.

           
Cặp lục bát cuối cùng không có phát hiện gì mới nhưng nó làm cho bài thơ
đằm lại, làm cái đế đỡ cho bài thơ chắc hơn, vững hơn.

Cuộc đời đâu phải
phù sinh
Nước non chan chứa nghĩa tình mình ơi!

           
Xưa nay, khi bàn về kiếp người, trong xã hội không phải không có một số
nhân sinh quan yếm thế, coi đời người là vô nghĩa, là kiếp phù sinh… Nhà
thơ Hồ Dzếch không nghĩ thế. Ông trân trọng cuộc đời, trân trọng hạnh phúc
gia đình, trân trọng tình nghĩa, ân tình…

           
Bài thơ có 8 dòng với 4 cặp lục bát, người yêu thơ chỉ đọc hai lần là
thuộc, quả là không có ý tưởng gì cao siêu mới lạ mà đọc lên sao nó lay
động tâm tư ta đến thế, nó “gạn đục khơi trong” tâm hồn con
người, tình cảm con người đến thế?

           
Dĩ nhiên, bạn đọc trẻ chưa đủ từng trải, tâm trạng, nỗi đời để
“nhập” bài thơ này như những người có tuổi, những bác cao tuổi.

(Nguyễn Bùi Vợi- báo Phụ Nữ
Việt Nam 2001)

 

[Kỳ trước][Trang chủ][Kỳ sau]

Chuyên mục này được cập
nhật vào thứ Tư hàng tuần

Scrolll.gif (2603 bytes)

Thông tin trên mạng Netcodo
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ tại
Ban Biên Tập Mạng Netcodo
Ðiện thoại: (54)847247 – Email Intranet: [email protected]
Email Internet: [email protected]