Bài thơ: Bài thơ của một người yêu nước mình (Trần Vàng Sao – Nguyễn Đính)

Lần đầu đăng trên báo Văn nghệ những năm 1970, bài thơ của Trần Vàng Sao đính kèm ghi chú “Từ miền Nam gửi ra”.

Tối 12/11, Bài thơ của một người yêu nước mình – tuyển tập thơ của Trần Vàng Sao – đoạt giải B Sách Quốc gia với 100% số phiếu thuận từ hội đồng chuyên môn. Theo nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, giải thưởng không đơn thuần tri ân tác giả mà có ý nghĩa tôn vinh thơ ca chân thực, như một cách “trả lại sự thật cho lịch sử”.

Ông Nguyên nhớ Bài thơ về một người yêu nước mình – tác phẩm được lấy làm tên đề tập sách – ra đời trong thời kháng chiến chống Mỹ, cuối những năm 1960. Lúc đó, thơ được in trên báo Văn nghệ, kèm ghi chú “Từ miền Nam gửi ra”. “’Trong khi thi ca yêu nước lúc bấy giờ là tiếng nói của tập thể, nhân dân, Trần Vàng Sao lại khẳng định đó là bài thơ của ‘một người yêu nước mình’. Giọng thơ trực diện, ám ảnh, xúc động về nỗi đau của một gia đình tác động mạnh mẽ đến người đọc. Việc nhà thơ Nguyễn Đính sử dụng bút danh Vàng Sao – hình ảnh biểu tượng trên lá cờ Tổ quốc, như một chất xúc tác, khiến tác phẩm cộng hưởng cảm xúc, trở thành hiện tượng trong giới văn chương thời ấy”, ông Nguyên nói.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cho rằng trong nhiều năm, bài thơ đã chia dư luận thành hai luồng ý kiến, đa số đón nhận, khen tác phẩm sâu sắc, xúc động, nhưng một số người nhận định rằng cách viết của tác giả quá nặng nề, u ám. “Trần Vàng Sao dám nhìn thẳng vào những năm tháng chiến tranh gian khổ, dùng thơ ca để lột tả một cách trần trụi cái đói, cái nghèo, cái khổ của người dân”, ông Thiều nói.

Tiến sĩ ngôn ngữ học Đỗ Anh Vũ kể khi anh học cấp ba, thầy giáo, nhà thơ Đặng Việt đọc, giới thiệu cho các học trò một số trích đoạn. Anh và các bạn khi ấy thổn thức với hình ảnh người người mẹ goá nuôi con côi giữa nhiều khổ đau, tủi nhục. Họ rủ nhau đến thư viện, tìm đọc bài thơ trong Tuyển tập thơ Việt Nam 1945-1975 (Nhà xuất bản Văn học, 1987), chép và truyền tay tác phẩm.

Tình yêu đất nước trong thơ Trần Vàng Sao gắn liền với tình thân gia đình, những rung động với từng cảnh vật, con người trên quê hương, trở đi trở lại qua điệp từ “tôi yêu”.

Tôi yêu đất nước này khôn nguôi
Tôi yêu mẹ tôi áo rách
Chẳng khi nào nhớ tuổi mình bao nhiêu.
Tôi bước đi
Mưa mỗi lúc mỗi to,
Sao hôm nay lòng thấy chật
Như buổi sáng mùa đông chưa thấy mặt trời mọc
Con sông dài nằm nhớ những chặng rừng đi qua
Nỗi mệt mỏi, rưng rưng từng con nước
Chim đậu trên cành chim không hót
Khoảng vắng mùa thu ngủ trên cỏ may
Tôi yêu đất nước này những buổi mai
Không ai cười không tiếng hát trẻ con
Đất đá cỏ cây ơi
Lòng vẫn thương mẹ nhớ cha
Ăn quán nằm cầu
Hai hàng nước mắt chảy ra
Mỗi đêm cầu trời khấn phật, tai qua nạn khỏi
Tôi yêu đất nước này áo rách
Căn nhà dột phên không ngăn nổi gió
Vẫn yêu nhau trong từng hơi thở
Lòng vẫn thương cây nhớ cội hoài
Thắp đèn đêm ngồi đợi mặt trời mai
Tôi yêu đất nước này như thế
Như yêu cây cỏ ở trong vườn
Như yêu mẹ tôi chịu khó chịu thương
Nuôi tôi thành người hôm nay
Yêu một giọng hát hay
Có bài mái đẩy thơm hoa dại
Có sáu câu vọng cổ chứa chan
Có ba ông táo thờ trong bếp
Và tuổi thơ buồn như giọt nước trong lá sen

Ý thơ hoà quyện giữa khung cảnh thanh bình và hiện thực tàn khốc. Làng quê đất nước hiện lên thơ mộng trong buổi sáng thơm hương lúa, bầy chim sẻ đậu hót trước sân. Thế nhưng, cuộc sống của những con người ở đó, cụ thể là mẹ con tác giả, lại đầy cơ cực, tủi hổ. Người mẹ một mình nuôi con, ngày nào cũng có người đến đòi nợ, đêm nào cũng thầm khóc nhưng vẫn không nguôi hy vọng con khôn lớn “cất mặt với đời”.

Tôi yêu đất nước này lầm than
Mẹ đốt củi trên rừng cha làm cá ngoài biển
Ăn rau rìu rau éo rau trai
Nuôi lớn người từ ngày mở đất
Bốn ngàn năm nằm gai nếm mật
Một tấc lòng cũng trứng Âu Cơ
Một tiếng nói cũng đầy hồn Thánh Gióng

Trần Vàng Sao chủ yếu viết thơ tự do, thường rũ bỏ vần điệu trong tác phẩm. Thế nhưng ở Bài thơ về một người yêu nước mình, ông gieo nhiều vần chân, tạo nhạc tính, giúp người đọc dễ thuộc, dễ nhớ. Từ nỗi đau, câu chuyện riêng, nhà thơ nói về ước mơ thống nhất đất nước, khát vọng đoàn kết dân tộc. Ông Phạm Xuân Nguyên, Đỗ Anh Vũ tâm đắc ý cuối bài: “Đất nước này còn chua xót/ Nên trông ngày thống nhất/ Cho bên kia không gọi bên này là người miền Nam/ Cho bên này không gọi bên kia là người miền Bắc”. Ông Nguyên cho rằng câu thơ đúc kết tư tưởng nhân văn của tác giả, là tấm “căn cước công dân” của một thi sĩ yêu nước. Tác phẩm xuất sắc đến nỗi nhiều người cho rằng đây là áng thơ duy nhất của Trần Vàng Sao.

Vài năm trước, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm mang tập bản thảo của người bạn quá cố Trần Vàng Sao, gồm cả những bài chưa từng được công bố và đã ra mắt, đến gặp ông Nguyễn Quang Thiều. Nhận lời gửi gắm của ông Nguyễn Khoa Điềm, năm ngoái, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Công ty Văn hoá và Truyền thông Nhã Nam ấn hành cuốn sách, lấy tên tuyển tập tác phẩm nổi bật nhất sự nghiệp ông – Bài thơ của một người yêu nước mình.

Trong lời đề tựa, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều viết: “Thơ của Trần Vàng Sao chính là cuộc đời ông. Thơ ông hiện ra như chính áo quần ông, tóc tai ông, hơi thở ông, ánh mắt ông, giọng nói ông, cảm giác ông, mồ hôi ông, đau đớn ông, giận dữ ông, giày vò ông, tuyệt vọng ông, khát vọng ông và nhịp đập trái tim ông là thứ kỳ diệu nhất gắn kết toàn bộ những gì thuộc về ông để vang lên thành thi ca. Bởi thế, thơ ông chân thực và mãnh liệt như máu chảy trong huyết quản ông”.

Ông Thiều nói: “Trong thời gian dài, Bài thơ của một người yêu nước mình chưa được đánh giá đúng, hạn chế in trên sách, báo nhưng vẫn len lỏi trong đời sống văn học nghệ thuật. Việc tập thơ cùng tên đoạt giải Sách Quốc gia cho thấy cách nhìn mới mẻ, rộng mở, công bằng hơn với nghệ thuật, chứng minh giá trị lâu bền của tác phẩm qua thời gian”.

Hà Thu

Nguồn: VnExpress

tửu tận tình do tại

Ý thơ hoà quyện giữa khung cảnh thanh bình và hiện thực tàn khốc. Làng quê đất nước hiện lên thơ mộng trong buổi sáng thơm hương lúa, bầy chim sẻ đậu hót trước sân. Thế nhưng, cuộc sống của những con người ở đó, cụ thể là mẹ con tác giả, lại đầy cơ cực, tủi hổ. Người mẹ một mình nuôi con, ngày nào cũng có người đến đòi nợ, đêm nào cũng thầm khóc nhưng vẫn không nguôi hy vọng con khôn lớn “cất mặt với đời”.Trần Vàng Sao chủ yếu viết thơ tự do, thường rũ bỏ vần điệu trong tác phẩm. Thế nhưng ở, ông gieo nhiều vần chân, tạo nhạc tính, giúp người đọc dễ thuộc, dễ nhớ. Từ nỗi đau, câu chuyện riêng, nhà thơ nói về ước mơ thống nhất đất nước, khát vọng đoàn kết dân tộc. Ông Phạm Xuân Nguyên, Đỗ Anh Vũ tâm đắc ý cuối bài: “Đất nước này còn chua xót/ Nên trông ngày thống nhất/ Cho bên kia không gọi bên này là người miền Nam/ Cho bên này không gọi bên kia là người miền Bắc”. Ông Nguyên cho rằng câu thơ đúc kết tư tưởng nhân văn của tác giả, là tấm “căn cước công dân” của một thi sĩ yêu nước. Tác phẩm xuất sắc đến nỗi nhiều người cho rằng đây là áng thơ duy nhất của Trần Vàng Sao.Vài năm trước, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm mang tập bản thảo của người bạn quá cố Trần Vàng Sao, gồm cả những bài chưa từng được công bố và đã ra mắt, đến gặp ông Nguyễn Quang Thiều. Nhận lời gửi gắm của ông Nguyễn Khoa Điềm, năm ngoái, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Công ty Văn hoá và Truyền thông Nhã Nam ấn hành cuốn sách, lấy tên tuyển tập tác phẩm nổi bật nhất sự nghiệp ông -Trong lời đề tựa, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều viết: “Thơ của Trần Vàng Sao chính là cuộc đời ông. Thơ ông hiện ra như chính áo quần ông, tóc tai ông, hơi thở ông, ánh mắt ông, giọng nói ông, cảm giác ông, mồ hôi ông, đau đớn ông, giận dữ ông, giày vò ông, tuyệt vọng ông, khát vọng ông và nhịp đập trái tim ông là thứ kỳ diệu nhất gắn kết toàn bộ những gì thuộc về ông để vang lên thành thi ca. Bởi thế, thơ ông chân thực và mãnh liệt như máu chảy trong huyết quản ông”.Ông Thiều nói: “Trong thời gian dài,chưa được đánh giá đúng, hạn chế in trên sách, báo nhưng vẫn len lỏi trong đời sống văn học nghệ thuật. Việc tập thơ cùng tên đoạt giải Sách Quốc gia cho thấy cách nhìn mới mẻ, rộng mở, công bằng hơn với nghệ thuật, chứng minh giá trị lâu bền của tác phẩm qua thời gian”.