Bài tập về sự điện ly
Bài tập về sự điện ly là dạng bài tập trọng tâm trong chương trình Hóa học lớp 11 chương 1. Các dạng bài tập Hóa 11 chương 1 tổng hợp toàn bộ các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận theo bài.
Các dạng bài tập Hóa 11 chương 1 giúp các bạn học sinh củng cố, hệ thống, nâng cao và mở rộng kiến thức luyện giải đề. Từ đó biết cách giải các bài tập Hóa học để đạt kết quả cao trong bài kiểm tra giữa học kì 1, bài thi cuối kì 1 sắp tới. Đây là tài liệu tham khảo giúp học sinh yêu thích môn Hóa tự học, tự rèn luyện để nâng cao năng lực bản thân, tạo tiền đề vững chắc cho các lớp học sau này.
Bài tập về sự điện ly
A. Trắc nghiệm
Câu 1. Dung dịch dẫn điện tốt nhất là
A. NaCl 0,02 M.
B. NaCl 0,01 M.
C. NaCl 0,001 M.
D. NaCl 0,002 M.
Câu 2. Dãy gồm các chất điện li yếu là
A. BaSO4, H2S, NaCl, HCl.
B. Na2SO3, NaOH, CaCl2, CH3COOH.
C. CuSO4, NaCl, HCl, NaOH.
D. H2S, H3PO4, CH3COOH, Cu(OH)2.
Câu 3. Trong dung dịch HCl 0,001 M. Tích số ion của nước là
A. [ H+ ] .[ OH_ ] <1,0.10 -14
B. [ H+ ] .[ OH_ ] =1,0.10 -14
C. [ H+] .[ OH_]> 1,0.10 -14
D. không xác định được
Câu 4. Khối lượng NaOH cần dùng để pha chế 250,0 ml dung dịch có pH = 10,0 là
A. 1,0.10-3 g.
B. 1,0.10-2 g.
C. 1,0.10-1 g.
D. 1,0.10-4 g.
Câu 5. Dung dịch của một bazơ ở 250C có
A. [H+] = 1,0.10-7.
B. [H+] < 1,0.10-7.
C. [H+] > 1,0.10-7.
D. [H+] .[OH-]> 1,0.10-14.
Câu 6. Hòa tan một axit vào nước ở 250C, kết quả là
A. [H+] < [OH-].
B. [H+] = [OH-].
C. [H+] > [OH-].
D. [H+] .[OH-] > 1,0.10-14.
Câu 7. H2SO4 và HNO3 là axit mạnh còn HNO2 là axit yếu có cùng nồng độ 0,01 mol/lit và ở cùng nhiệt độ. Nồng độ ion H+ trong mỗi dung dịch được xếp theo chiều giảm dần như sau
A. [H+]< [H+]< [H+] .
B. [H+] < [H+] < [H+].
C. [H+]< [H+]< [H+].
D. [H+]< [H+] < [H+] .
Câu 8. Dãy gồm các Hiđroxit lưỡng tính là
A. Pb(OH)2, Cu(OH)2, Zn(OH)2.
B. Al(OH)3, Zn(OH)2, Fe(OH)2.
C. Cu(OH)2, Zn(OH)2, Mg(OH)2.
D. Mg(OH)2, Zn(OH)2, Pb(OH)2.
Câu 9. Trong dung dịch H2S (dung môi là nước) có thể chứa
A. H2S, H+, HS-, S2-.
B. H2S, H+, HS-.
C. H+, HS-.
D. H+và S2-.
Câu 10. Thể tích nước cần cho vào 5 ml dung dịch HCl pH = 2 để thu được dung dịch HCl pH = 3 là
A. 50 ml.
B. 45 ml.
C. 25 ml.
D. 15 ml.
Câu 11. Một mẫu nước mưa có pH=4,82.Vậy nồng độ H+ trong dung dịch là
A. 1,0.10 -14 M
B. 1,0.10-4 M
C. 1,0.10-5 M
D. >1,0.10-5 M
Câu 12. Phương trình ion thu gọn của phản ứng cho biết
A. những ion nào tồn tại trong dung dịch
B. nồng độ các ion trong dung dịch
C. bản chất của phản ứng trong dung dịch chất điện li
D. không cho biết được điều gì
Câu 13. Thứ tự tăng dần độ bazơ của các dung dịch sau : dd A (pH = 9), dd B (pH = 7), dd C (pH = 3), dd D (pH = 11) là
A. dd D, dd A, dd B, dd C
B. dd D, dd B, dd C, dd A
C. dd B, dd A, dd D
D. dd A, dd B, dd C, dd D
Câu 14. Dd chất điện li dẫn điện được là do sự chuyển động của:
A. Các cation và anion.
B. Các cation và anion và các phân tử hòa tan.
C. Các ion và .
D. Các ion nóng chảy phân li.
Câu 15. Cho các chất sau: K3PO4, H2SO4, HClO, HNO2, NH4Cl, HgCl2, Sn(OH)2. Các chất điện li yếu là:
A. HgCl2, Sn(OH)2, NH4Cl, HNO2.
B. HClO, HNO2, K3PO4, H2SO4
C. HClO, HNO2, HgCl2, Sn(OH)2.
D. HgCl2, Sn(OH)2, HNO2, H2SO4.
Câu 16. Cho 200 ml dung dịch HNO3 có pH=2, nếu thêm 300 ml dung dịch H2SO4 0,05 M vào dung dịch trên thì dung dịch thu được co pH bằng bao nhiêu?
A. 1,29
B. 2,29
C. 3
D.1,19
Câu 17. Có dung dịch H2SO4 với pH=1,0 khi rót từ 50 ml dung dịch KOH 0,1 M vào 50 ml dung dịch trên. Tính nồng độ mol/l của dung dịch thu được?
A. 0,005 M
B. 0,003 M
C. 0,06 M
D. Kết quả khác
Câu 18. Dung dịch chứa 0,063 g HNO3 trong 1 lít có độ pH là:
A. 3,13
B. 3
C. 2,7
D. 6,3
E. 0,001
Câu 19. Theo Areniut những chất nào sau đây là Hiđroxit lưỡng tính
A. Al(OH)3 , Fe(OH)2
B. Cr(OH)2 , Fe(OH)2.
C. Al(OH)3 , Zn(OH)2.
D. Mg(OH)2, Zn(OH)2.
Câu 20. Theo Areniut phát biểu nào sau đây là đúng?
A. chất có chứa nhóm OH là Hiđroxit.
B. chất có khả năng phân li ra ion trong nước là axit.
C. chất có chứa hiđrô trong phân tử là axit.
D. chất có chứa 2 nhóm OH là hiđrôxit lưỡng tính.
Câu 21. Phát biểu nào sau đây không đúng ? Phản ứng trao đổi ion trong dd chất điện li xảy ra khi
A. Có phương trình ion thu gọn
B. Có sự giảm nồng độ một số các ion tham gia phản ứng
C. Có sản phẩm kết tủa, chất khí, chất điện li yếu.
D. Các chất tham gia phải là chất điện li
B. Tự luận
Bài 1. Sự điện li
BT1. Viết các phương trình điện li cho các trường hợp sau: NaCl; HCl; KOH; H2SO4; AlCl3; (NH4)2CO3
BT2. Viết các phương trình điện li và tính số mol các ion sinh ra trong các trường hợp sau:
a. dd chứa 0,2 mol HNO3
b. dd chứa 0,5 mol Na3PO4
c. dd chứa 2 mol NaClO
d. dd chứa 2,75 mol CH3COONa
BT3. Cho các dung dịch sau:
a. 200ml dd chứa 0,25 mol Na2S
b. 500ml dd chứa 8,5g NaNO3
c. dung dịch Ba(OH)20,3M
d. dd Al2(SO4)30,15M
Viết các phương trình điện li và tính nồng độ mol của các ion trong dung dịch
BT4. Một dung dịch có chứa 0,2 mol K+; 0,3 mol Mg2+; 0,45 mol và x mol .
a. Tính x?
b. Cô cạn dung dịch thu được m gam muối khan. Tính m?
BT5. Hòa tan hai muối X, Y vào nước được 1 lit dung dịch chứa: [Zn2+] = 0,2M; [Na+] = 0,3M; = 0,15M; = p (M).
a. Tính p
b. Tìm công thức hai muối X, Y ban đầu. Tính khối lượng mỗi muối đem hòa tan.
Bài 2. Phân loại chất điện li
BT1. Chỉ ra các chất sau đây là chất điện li mạnh hay điện li yếu trong nước. Viết phương trình điện li của chúng? NaBr; HClO; CaCl2; CH3COOH; K2CO3; Mg(OH)2.
BT2. Hãy sắp xếp dung dịch các chất sau (cùng nồng độ) theo chiều tăng dần khả năng dẫn điện: CH3COOH; AlCl3; Al2(SO4)3; AgNO3; Ba(OH)2.
BT3. Tính nồng mol của các ion trong dung dịch trong các trường hợp sau:
a. dd Na2SO30,3M (=1)
b. dd HF 0,4M (= 0,08)
c. dd HClO 0,75 (= 5%)
d. dd HNO20,5M (= 6%)
………….
Bài 4. Sự điện li của nước. pH.
BT1. Tính pH của các dung dịch sau:
dung dịch HCl 0,01M b. dung dịch Ba(OH)20,05M
2 lít dung dịch có hòa tan 3,92g H2SO4 d. 4 lít dd có hòa tan 4g NaOH và 16,8g KOH
BT2. Một dung dịch NaOH 0,2M. Lấy 50ml dung dịch trên đem trộn với 150ml nước nguyên chất. Tính pH của dung dịch thu được sau khi trộn.
BT3. Trộn 200ml dung dịch HNO3 0,2M với 300 ml dung dịch NaOH 0,3M. Sau phản ứng thu được dung dịch X. Tính pH của dung dịch thu được sau phản ứng.
BT4. Tính pH của dung dịch CH3COOH 0,2M; biết rằng hằng số phân li axit bằng 1,75.10-5.
BT5. pH của một dung dịch NH3 là 11,477. Tính nồng độ của dung dịch NH3 biết hằng số phân li bazo của NH3 là 1,8.10-5.
* BT6. Cho 200ml dung dịch CH3COOH 0,2M. Sau đó thêm vào đó 1,23g CH3COONa. Tính pH của dung dịch sau phản ứng biết Ka (CH3COOH)=1,75.10-5. (giả sử thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể).
BT7. Trộn 100ml dung dịch H2SO4 3M với 300 ml dung dịch KOH 1,5M. Tính pH của dung dịch thu được sau phản ứng?
BT8. Trộn 200 ml dung dịch HCl 0,5M với 300ml dung dịch NaOH x mol/l. Sau phản ứng thu được dung dịch có pH = 13. Tìm x?
Bài tập Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li.
BT1. Viết các phương trình phản ứng dạng phân tử (nếu có) và dạng ion thu gọn.
1.1 Fe2(SO4)3 + NaOH
1.2 KNO3 + NaCl
1.3 Cu(OH)2 + HNO3
1.4 FeS + HCl
1.5 CaCO3 + H2SO4
1.6 CuSO4 + H2S
1.7 AgNO3 + HBr
1.8 Al(OH)3 + KOH
1.9 Na2HPO4 + HCl
1.10 NaHSO3 + NaOH
………………..
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết