Bài tập tài chính doanh nghiệp 1 P1 –

CHƯƠNG II:
CHI PHÍ, DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP

Bài tập 1:
Công ty X đang xem xét kế hoạch sản xuất một loại sản phẩm mới.Dự kiến chi phí cố định kinh doanh cho việc sản xuất sản phẩm này là 3.000 triệu đồng/năm. Chi phí biến đổi trên một đơn vị sản phẩm là 175.000 đồng. Giá bán sản phẩm chưa có thuế giá trị gia tăng là 200.000 đồng/sp. Sản lượng sản phẩm tiêu thu hàng năm dự kiến đạt 160.000 sản phẩm.
Yêu cầu:
a. Hãy xác định sản lượng và doanh thu hòa vốn kinh tế.
b. Nếu chi phí biến đổi giảm xuống còn 168.000đ/sp thì sản lượng hòa vốn thay đổi như thế nào?
c. Nếu chi phí cố định tăng thêm 3.750 triệu đồng/ năm thì sản lượng hòa vốn thay đổi như thế nào?
d. Xác định mức độ tác động của đòn bấy kinh doanh ở mức sản lượng 160.000 sản phẩm.
e. Nếu sản lượng tiêu thu tăng thêm 15% thì lợi nhuận trước lãi vay và thuế sẽ thay đổi như thế nào?
Bài tập 2:
Công ty cổ phần X đang tiến hành phân tích sản phẩm mới. Giá bán sản phẩm 500.000 đ/sp (chưa có thuế giá trị gia tăng). Dự tính tổng chi phí cố đinh kinh doanh là 1.000 triệu đồng, chi phí biến đổi một đơn vị sản phẩm là 250.000 đồng.
Yêu cầu:
a. Hãy xác định sản lượng hòa vốn kinh tế?
b. Giả định lượng hàng bán được là 6.000 sản phẩm, hãy tính mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh tại mức sản lượng đó?
c. Khi số lượng hàng bán ra thay đổi 20% so với mức sản lượng trên thì lợi nhuận trước thuế là lãi vay thay đổi như thế nào?
d. Hãy rút ra nhận xét từ các kết quả đã tính toán ở trên?
Bài số 3:
Một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh 3 loại mặt hàng: A, B, C. Dự kiến tình hình sản xuất tiêu thụ sản phẩm trong năm N như sau:
Tổng chi phí cố định sản xuất kinh doanh cả năm là 1.000 triệu đồng.
Chi phí biến đổi và giá bán của 3 mặt hàng:

 

Mặt hàng
 

Số lượng sp tiêu thụ
(cái)

Chi phí biến đổi/sp
(1.000 đ)

Giá bán chưa có thuế GTGT/sp
(1.000 đ)

A

20.000

7,5

20

B

15.000

90

120

C

30.000

80

100

Yêu cầu:
a. Hãy cho biết năm N doanh nghiệp có hòa vốn hay không?
b. Thời gian cần thiết để hòa vốn là bao lâu?
c. Giả định để đạt được kế hoạch nêu trên, năm N doanh nghiệp cần huy động bao nhiêu % năng lực sản xuất để đạt mức hòa vốn?
d. Nếu trong năm, mặt hàng B chỉ bán được với giá 100.000đ/sp. Hãy cho biết, doanh nghiệp có hòa vốn hay không?
Bài tập 4
Doanh nghiệp A chuyên sản xuất một loại sản phẩm, đồng thời thực hiện tài trợ toàn bộ nhu cầu vốn kinh doanh bằng vốn chủ sở hữu, có số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh năm N như sau:
– Chi phí sản xuất và tiêu thụ:
+ Khấu hao thiết bị: 240 triệu đồng/năm
+ Chi phí vật tư: 0,6 triệu đồng/SP
+ Tiền thuê nhà xưởng: 170 triệu đồng/năm
+ Chi phí nhân công trực tiếp: 0,15 triệu đồng/SP
+ Chi phí cố định khác: 90 triệu đồng/năm
+ Giá bán chưa có thuế GTGT: 1 triệu đồng/SP
+ Công suất thiết kế: 3.000 SP/năm
+ Doanh nghiệp phải nộp thuế TNDN với thuế suất 25%
Yêu cầu:
a. Xác định sản lượng hòa vốn kinh tế, doanh thu hòa vốn kinh tế, công suất hòa vốn kinh tế, thời gian hòa vốn kinh tế? Vẽ đồ thị điểm hòa vốn.
b. Xác định giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa sản xuất và tiêu thụ tại các mức sản lượng: 1.500 SP; 2.000 SP; 2.500 SP; 3.000 SP.
c. Trong năm, nếu doanh nghiệp dự kiến phải đạt lợi nhuận sau thuế là 37,5 triệu đồng thì phải sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm?
d. Giả sử khi bắt đầu sản xuất giá trên thị trường chỉ còn 0,9 triệu đồng/SP, vậy doanh nghiệp có nên tiếp tục sản xuất hay ngừng sản xuất? Biết rằng doanh nghiệp không thể chuyển ngay sang sản xuất loại sản phẩm khác trong năm.
e. Khi biết thông tin trên, một đơn vị khác có ý định thuê lại cơ sở của doanh nghiệp với giá thuê 320 triệu đồng/năm. Theo bạn doanh nghiệp có nên đồng ý cho thuê không?
Bài số 5
Công ty TNHH An Bài chuyên sản xuất kinh doanh loại sản phẩm A với công suất thiết kế 7.000 sản phẩm trên năm, năm N-1 có tài liệu sau:
Sản lượng sản xuất và tiêu thụ trong năm 5.000 sản phẩm.
– Chi phí sản xuất kinh doanh:
+ Tổng chi phí cố định: 270 triệu đồng
+ Chi phí biến đổi: 60.000 đồng/SP
+ Giá bán chưa có thuế GTGT là 150.000 đồng/SP      
+ Lãi vay vốn kinh doanh phải trả trong năm: 45 triệu đồng.
Yêu cầu:
a. Với mức sản xuất và tiêu thụ như trên, theo bạn, năm N-1 công ty lãi hay lỗ?
b. Năm N, dự kiến tình hình sản lượng tiêu thụ, chi phí, giá bán sản phẩm và số vốn vay của công ty giống như năm trước. Nhưng đầu tháng vừa qua, công ty nhận được thêm đơn đặt hàng của công ty Huy Hoàng với nội dung chủ yếu: đặt mua 1.500 sản phẩm với giá bán chưa có thuế GTGT là 130.000 đồng/SP. Vậy theo bạn, công ty có nên nhận đơn đặt hàng này hay không? Vì sao?
c. Theo tính toán của một thành viên ban lãnh đạo công ty: Trong năm nay, nếu tiến hành quảng cáo sản phẩm trên truyền hình thì công ty sẽ tiêu thụ được 6.000 sản phẩm, nhưng phải chịu chi phí quảng cáo là 20 triệu đồng/năm. Theo bạn công ty có nên thực hiện quảng cáo không?
d. Có một phương án kinh doanh đưa ra như sau: Nếu công ty không thực hiện quảng cáo mà thực hiện giảm giá bán xuống còn 135.000 đồng/SP, công ty sẽ tiêu thụ được 7.000 sản phẩm. Khi đó công ty thu được bao nhiêu lợi nhuận sau thuế?
Biết rằng: Công ty phải nộp thuế thu nhập với thuế suất là 25%
Bài số 6
Công ty TNHH X chuyên sản xuất kinh doanh loại sản phẩm A có tài liệu sau:
– Công suất thiết kế: 8.000 SP/năm.
– Mức sản xuất và tiêu thụ ở năm trước: 6.000 SP/năm.
– Chi phí sản xuất kinh doanh:
+ Tổng chi phí cố định: 320 triệu đồng/năm
+ Chi phí biến đổi: 40.000 đồng/SP
– Giá bán chưa có thuế GTGT: 120.000 đồng/SP
– Tổng số vốn kinh doanh bình quân là: 600 triệu đồng; trong đó, vốn vay là 300 triệu đồng với lãi suất vay vốn bình quân là 10%/năm
Yêu cầu:
a. Hãy xác định tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh?
b. Theo tính toán của các nhà quản lý công ty năm nay chi phí biến đổi cho 1 đơn vị sản phẩm vẫn như năm trước. Để huy động hết công suất sản xuất theo thiết kế thì công ty cần giảm giá bán xuống mức 110.000 đồng/SP; Tuy nhiên, tổng số vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong năm dự tính sẽ là 720 triệu đồng; trong đó, số vốn vay là 350 triệu đồng và vẫn có thể vay với lãi suất 10%/năm. Nếu thực hiện phương án này thì tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh so với năm trước sẽ tăng lên hay giảm đi?
Biết rằng công ty phải nộp thuế thu nhập với thuế suất là 25%
Bài số 7
Công ty TNHH Minh Hạnh chuyên sản xuất linh kiện điện tử có tài liệu sạu:
Tài liệu năm báo cáo
Sản lượng tiêu thụ trong năm là 50.000 linh kiện với giá bán chưa có thuế GTGT là 120.000 đồng/linh kiện.
– Chi phí sản xuất kinh doanh:
+ Tổng chi phí cố định: 200 triệu đồng
+ Chi phí biến đổi: 115.000 đồng/linh kiện
Tài liệu năm kế hoạch
Đầu năm, công ty dự kiến đổi mới dây chuyền công nghệ nâng cấp tài sản cố định và do vậy phải đầu tư tăng thêm 350 triệu đồng (Giả định thời gian thực hiện công việc này là không đáng kể).
Việc thực hiện đổi mới này có thể giảm bớt được chi phí biến đổi là 1.000 đồng/linh kiện, đồng thời có thể tăng thêm sản lượng sản xuất và tiêu thụ lên mức 60.000 linh kiên với giá bán như năm trước.
Yêu cầu:
a. Hãy xem xét sản lượng hòa vốn trước lãi vay năm kế hoạch có sự thay đổi nào không so với năm báo cáo?
b. Lợi nhuận trước lãi vay và thuế năm kế hoạch thay đổi như thế nào so với năm báo cáo?
c. Theo tính toán của một nhà quản lý công ty, với việc đổi mới công nghệ như đã nêu, đồng thời nếu công ty thực hiện giảm giá bán đi 1.000 đồng/linh kiện thì có thể tăng thêm được sản lượng tiêu thu là 10.000 linh kiện. Hãy cho biết công ty có nên thực hiện giảm giá bán sản phẩm như vậy không?
Biết rằng: Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng, tỷ lệ khấu hao tài sản cố định bình quân là 10%/năm.
Bài số 8
Doanh nghiệp X chuyên sản xuất kinh doanh 1 loại sản phẩm có tình hình như sau:
Tài liệu năm báo cáo
+ Số lượng sản phẩm tiêu thụ trong năm: 143.425 sản phẩm
+ Giá bán sản phẩm chưa có thuế GTGT: 100.000 đồng/SP
+ Chi phí sản xuất kinh doanh:
+ Tổng chi phí cố định: 4.800 triệu đồng
+ Chi phí biến đổi: 60.000 đồng/SP
+ Lãi vay vốn kinh doanh phải trả trong năm là: 270 triệu đồng
Trích bảng cân đối kế toán ngày 31/12

 

 

Tài sản
 

 
Số đầu năm

 
Số cuối kỳ

 
Nguồn vốn

 
Số đầu năm

 
Số cuối kỳ

I. Tài sản ngắn hạn

1.600

2.000

I. Nợ phải trả

3.016

3.420

1. Vốn bằng tiền

200

338

1. Nợ ngắn hạn

440

620

2. Hàng tồn kho

1.050

1.132

2. Nợ dài hạn

2.576

2800

3. Các khoản phải thu

350

530

 

 

 

II. Tài sản dài hạn

4.000

4.400

II. VCSH

2.584

2.980

1. Nguyên giá TSCĐ

4.600

5.400

 

 

 

2. Giá trị HMLK

(600)

(1.000)

 

 

 

Cộng tài sản

5.600

6.400

Cộng nguồn vốn

5.600

6.400

Tài liệu năm kế hoạch
+ Trong năm doanh nghiệp sẽ mở rộng quy mô kinh doanh, dự kiến số vốn sản xuất kinh doanh bình quân sử dụng trong năm là 7.500 triệu đồng.
+ Tổng chi phí cố định kinh doanh trong năm là 5.000 triệu đồng
+ Chi phí biến đổi và giá bán một đơn vị sản phẩm vẫn như năm báo cáo.
+ Lãi vay vốn kinh doanh phải trả trong năm là 350 triệu đồng
Yêu cầu:
a. Hãy xác định sản lượng hòa vốn kinh tế và sản lượng hòa vốn tài chính năm báo cáo và năm kế hoạch?
b. Để đạt tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh như năm báo cáo, năm kế hoạch doanh nghiệp cần sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm?
Biết rằng: Doanh nghiệp phải nộp thuế TNDN với thuế suất 25%
 

CHƯƠNG III: VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
 

Bài tập 9:
Doanh nghiệp A mua một thiết bị chuyên dụng và đưa vào sử dụng, có các tài liệu sau:
+ Giá mua (chưa có thuế GTGT): 528 triệu đồng
+ Chi phí vận chuyển, bốc dỡ: 7 triệu đồng
+ Chi phí lắp đặt, chạy thử: 5 triệu đồng
+ Thời gian sử dụng xác định là: 8 năm
Yêu cầu:
a. Xác định mức trích khấu hao hàng năm nếu doanh nghiệp áp dụng:
b. Phương pháp khấu hao đường thẳng?
c. Phương pháp khấu hao số dư giảm dần có điều chỉnh (dự kiến 3 năm cuối chuyển sang thực hiện khấu hao theo phương pháp đường thẳng)?
d. Phương pháp khấu hao theo tổng số thứ tự năm sử dụng?
e. Hãy so sánh mức trích khấu hao hàng năm và có nhận xét gì về tốc độ thu hồi vốn đầu tư theo phương pháp nói trên?
Biết rằng:
+ Theo quy định hiện hành, các TSCĐ có thời gian sử dụng trên 6 năm thực hiện khấu hao theo Phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh thì hệ số điều chỉnh là 2,5.
+ Doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
Bài số 10
Công ty chế biến lâm sản B mua một chiếc máy sấy gỗ của Nhật Bản theo giá FOB tại cảng Osaka là 150.000 USD bằng vốn vay của Vietcombank với lãi suất 5%/năm.
Trọng lượng của thiết bị (kể cả bao bì) là 62 tấn. Chi phí vận chuyển thiết bị từ cảng OSAKA về cảng Hải Phòng là 10 USD/tấn. Phí bảo hiểm thiết bị trên đường vận chuyển là 0,1%. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ thiết bị về tới công ty là 25 triệu đồng. Chi phí lắp đặt chạy thử và các chi phí khác là 21 triệu đồng.
Thời gian kể từ khi mở L/C cho tới khi đưa thiết bị vào làm việc là 6 tháng (thời hạn vay vốn theo hợp đồng tín dụng là 6 tháng và trả lãi một lần cùng vốn gốc). Thiết bị này khi nhập khẩu về phải chịu thuế nhập khẩu với thuế suất là 20% và chịu thuế GTGT với thuế suất 5%.
Yêu cầu:
a. Xác định nguyên giá của thiết bị sấy gỗ nhập khẩu?
b. Dựa theo hồ sơ thiết kế và đặc điểm kỹ thuật của thiết bị, công ty xác định thời gian sử dụng hữu ích của thiết bị là 5 năm và đăng ký áp dụng phương pháp khấu hao số dư giảm dần có điều chỉnh(2 năm cuối thực hiện khấu hao theo phương pháp đường thẳng).
c. Xác định số tiền khấu hao phải trích hàng năm của thiết bị sấy gỗ.
Biết rằng:
+ Công ty nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
+ Theo quy luật hiện hành, các TSCĐ có thời gian sử dụng từ trên 4 năm đến 6 năm thực hiện khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh thì hệ số điều chỉnh là 2,0.
+ Tỷ giá ngoại tệ là 15.000 VNĐ/USD tại thời điểm vay, tỷ giá này có sự biến động không đáng kể.
Bài số 11
Doanh nghiệp X có tài liệu về TSCĐ ở năm N như sau:
+ Tổng nguyên giá TSCĐ có tính chất sản xuất ở đầu năm là 10.500 triệu đồng. Số khấu hao lũy kế 1.810 triệu đồng.
+ Trong năm dự kiến có sự biến động về TSCĐ như sau:
+ Tổng nguyên giá tăng: 1.530 triệu đồng
+ Tổng nguyên giá giảm: 880 triệu đồng, số tài sản này đã trích khấu hao được 590 triệu đồng.
+ Mức khấu hao dự kiến trong năm là: 1.038 triệu đồng.
+ Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm là 39.468 triệu đồng.
Yêu cầu:
a. Tính hiệu suất sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp N?
b. Tính hệ số hao mòn TSCĐ của doanh nghiệp tại thời điểm cuối năm N (31/12)?
Bài số 12
Công ty dệt may T có nhu cầu sử dụng sợ dệt kim liên tục, đều đặn trong năm (360 ngày/năm). Loại nguyên liệu này do một nhà thầu cung cấp là chủ yếu. Chi phí cho mỗi lần thực hiện hợp đồng là 12 triệu đồng. Trong năm N, tổng nhu cầu mua sợi dệt kim của công ty là 900 tấn. Công ty dự tính chi phí về bảo hiểm, trả lãi tiền vay để mua dự trữ, chi phí bảo quản… là 1,8 triệu đồng/tấn hàng lưu kho. Hãy cho biết:
a. Khối lượng sợi dệt kim tối ưu mỗi lần mua là bao nhiêu?
b. Trong năm bình quân có mấy lần thực hiện mua loại nguyên liệu này?
c. Mức tồn kho trung bình là bao nhiêu?
d. Biết thời gian thực hiện hợp đồng (kể từ khi ký hợp đồng cho tới khi nhận được hàng) là 5 ngày. Hãy xác định điểm đặt hàng?
e. Nếu để đảm bảo an toàn cho sản xuất, công ty cần thực hiện dự trữ bảo hiểm. Lượng sợi dự trữ bảo hiểm được xác định bằng lượng sợi bình quân sử dụng cho 2 ngày sản xuất. Hãy xác định điểm đặt hàng trong trường hợp có dự trữ bảo hiểm?
Bài số 13
Doanh nghiệp M có tài liệu sau:
Tài liệu năm báo cáo:
– Tổng doanh thu thuần tiêu thụ sản phẩm quý đầu năm là 9.600 triệu đồng.
– Số VLĐ 3 quý đầu năm:
+ Đầu quý I: 4.200 triệu đồng
+ Cuối quý I: 3.800
+ Cuối quý II 3.820
+ Cuối quý III: 3.600
– Dự kiến tình hình sản xuất kinh doanh trong quý IV như sau:
+ VLĐ cuối năm: 4.000 triệu đồng
+ Doanh thu thuần tiêu thụ sản phẩm: 4.188 triệu đồng
+ Nguyên giá TSCĐ có tính chất sản xuất ở cuối năm (31/12) là 8.600 triệu đồng, số khấu hao lũy kế 1.300 triệu đồng.
Tài liệu năm kế hoạch:
– Doanh thu thuần tiêu thụ sản phẩm trong năm dự tính tăng 30% so với năm báo cáo.
– Kỳ luân chuyển VLĐ dự tính rút ngắn 10 ngày so với năm báo cáo.
– Lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm trong năm (lợi nhuận sau thuế): 1.189,132 triệu đồng
– Tình hình TSCĐ sản xuất dự kiến thay đổi như sau:
+ Số TSCĐ tăng (theo nguyên giá) là 1.200 triệu đồng
+ Số TSCĐ giảm (theo nguyên giá) là 780 triệu đồng, số TSCĐ này đã khấu hao ước tính 70% nguyên giá
+ Số trích khấu hao TSCĐ trong năm: 350 triệu đồng
Yêu cầu:
a. Tính tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh năm kế hoạch?
Biết rằng: Doanh nghiệp chỉ có hoạt động sản xuất kinh doanh, không có các hoạt động khác và phải nộp thuế thu nhập với thuế suất 25%
Bài số 14
Công ty TNHH Vĩnh Yên chuyên sản xuất và tiêu thụ sản phẩm A có tình hình như sau:
Tài liệu năm báo cáo:
+ Số lượng sản phẩm A tiêu thụ trong năm là 50.000 sản phẩm.
+ Giá bán chưa có thuế GTGT của sản phẩm A là 24.000 đồng/SP = 0,024 trđ/sp.
+ Sản phẩm A bán ra phải chịu thuế GTGT là 5% giá tính thuế (giá bán chưa có thuế GTGT).
+ Vốn lưu động ở các quý trong năm:

 

Chỉ tiêu
 

Đầu năm

Cuối
 Q I

Cuối
 Q II

Cuối
 Q III

Cuối
Q IV

Vốn lưu động

450

465

470

500

520

Trong đó: Nợ phải thu từ khách hàng

180

200

210

220

240

Tài liệu năm kế hoạch:
+ Dự kiến tăng số lượng tiêu thụ sản phẩm A lên thêm 20% so với năm báo cáo.
+ Giá bán sản phẩm A không đổi so với năm báo cáo và sản phẩm A bán ra vẫn phải chịu thuế GTGT với thuế suất là 5%.
+ Để đáp ứng nhu cầu vốn bằng tiền cho đầu tư, Công ty dự kiến tăng tỷ suất chiết khấu thanh toán cho khách hàng và rút ngắn kỳ thu tiền bình quân, phấn đấu giảm bớt 5 ngày so với năm báo cáo.
Yêu cầu:
Xác định kỳ thu tiền bình quân và nợ phải thu bình quân của công ty năm kế hoạch?
Biết rằng: công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Bài số 15
Công ty cổ phần K có tài liệu sau:
Trong năm kế hoạch phòng kỹ thuật dự kiến cần sử dụng 10.000 tấm thép theo tiêu chuẩn kỹ thuật cho việc sản xuất sản phẩm.
Công ty đã chọn công ty H là người cung cấp, giá mua một tấm thép là 600.000 đồng.
Chi phí cho mỗi lần thực hiện hợp đồng hay đơn đặt hàng là 1.500.000 đồng.
Theo tính toán và từ thực tế của Công ty rút ra: Chi phí lưu kho trong một năm tính cho một tấm thép bằng 20% giá mua.
Yêu cầu:
a. Hãy xác định tổng chi phí dự trữ tồn kho trong năm của doanh nghiệp với các trường hợp sau:
+ Nếu mỗi lần đặt mua là 400 tấm thép?
+ Nếu mỗi lần đặt mua là 1.000 tấm thép?
+ Xác định số lượng thép tối ưu mỗi lần đặt mua? So sánh tổng chi phí dự trữ tồn kho?
b. Công ty H vừa đưa ra lời chào bán mới tới công ty: nếu mỗi lần đặt mua ít nhất là 2.500 tấn thép thì công ty sẽ giảm giá bán xuống mức 595.000 đồng/tấm. Vậy có nên chấp nhận lời chào hàng đó không?
Bài số 16
Công ty TNHH Quang Trang chuyên sản xuất sản phẩm A có tài liệu sau:
Tài liệu năm báo cáo
+ Tổng nguyên giá TSCĐ có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh ở đầu năm: 1.500 triệu đồng, trong đo nguyên giá TSCĐ phải khấu hao: 1.400 triệu đồng. Giá trị hao mòn lũy kế ở đầu năm: 400 triệu đồng.
+ Sản lượng tiêu thụ trong năm là 50.000 sản phẩm với giá bán chưa có thuế GTGT là 150.000 đồng/SP.
+ Chi phí sản xuất kinh doanh trong năm:
+ Tổng chi phí cố định (chưa kể chi phí khấu hao TSCĐ): 80 triệu đồng.
+ Chi phí khấu hao TSCĐ: 140 triệu đồng.
+ Chi phí biến đổi: 140.000 đồng/SP
+ Trong năm không có sự biến động tăng giảm nào về TSCĐ.
+ Vốn lưu động bình quân trong năm là 500 triệu đồng.
Tài liệu năm kế hoạch
+ Tháng 1 doanh nghiệp dự kiến đầu tư nâng cấp dây chuyền công nghệ và phải đầu tư them 600 triệu đồng (thời gian nâng cấp không đáng kể).
+ Việc thực hiện đổi mới này có thể giảm bớt được chi phí biến đổi là 2.000 đồng/ SP, đồng thời có thể tăng thêm sản lượng sản xuất và tiêu thụ lên mức 60.000 sản phẩm.
+ Tổng chi phí cố định kinh doanh chưa kể chi phí khấu hao TSCĐ và giá bán vẫn như năm trước.
+ Vốn lưu động dự kiến chu chuyển tăng thêm được 1 vòng so với năm báo cáo.
Yêu cầu:
a. Hãy xem xét sản lượng hòa vốn năm kế hoạch có thay đổi như thế nào so với năm báo cáo?
b. Hãy xác định tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh của năm báo cáo và năm kế hoạch?
Biết rằng: Tỷ lệ khấu hao bình quân các loại TSCĐ của doanh nghiệp là 10%/năm.
Bài số 17
Công ty Y dự định đầu tư vào một phân xưởng sản xuất sản phẩm với tổng số vốn đầu tư là 1.500 triệu đồng; trong đó, đầu tư về TSCĐ là 1.000 triệu đồng, đầu tư về vốn lưu động là 500 triệu đồng. Công suất thiết kế của phân xưởng là 8.000 SP/năm. Chi phí cố định kinh doanh là 400 triệu đồng/năm. Chi phí biến đổi cho một sản phẩm là 100.000 đồng, giá bán một sản phẩm (chưa có thuế GTGT) là 200.000 đồng. Công ty dự tính sẽ sử dụng vốn chủ sở hữu 60% và vay 40% với lãi suất vay vốn là 10%/năm. Công ty nộp thuế thu nhập với thuế suất là 25%. Theo bạn:
a. Nếu sản lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ của công ty đạt 6.000 sản phẩm/năm, hãy xác định tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh và tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của công ty?
b. Để đạt được tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh là 12%/năm thì công ty cần sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm?
Bài số 18
Doanh nghiệp X có tình hình kinh doanh như sau:
Năm báo cáo
– Số vốn lưu động sử dụng trong năm:
+ Đầu năm: 120 triệu đồng
+ Cuối quý I: 140 triệu đồng  
+ Cuối quý II:150 triệu đồng
+ Cuối quý III: 120 triệu đồng
+ Cuối quý IV: 140 triệu đồng
– Doanh thu thuần bán hàng các loại sản phẩm là 1.620 triệu đồng.
– Nguyên giá TSCĐ có tính chất sản xuất phải tính khấu hao đến 31/12 là 1.200 triệu đồng. Số khấu hao lũy kế tính đến ngày 31/12 là 200 triệu đồng.
– Số sản phẩm A tồn kho cuối năm là 3.000 sản phẩm. Giá thành sản phẩm A sản xuất trong năm là 60.000 đồng/SP.
Năm kế hoạch
Các thông tin về sản phẩm A:
+ Số sản phẩm A dự kiến sản xuất trong năm: 20.000 sản phẩm.
+ Số tồn kho cuối năm dự kiến bằng 10% số sản phẩm sản xuất trong năm.
+ Giá thành sản xuất sản phẩm A dự kiến hạ 5% so với năm báo cáo. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho sản phẩm A dự kiến bằng 10% giá thành sản xuất của sản phẩm A tiêu thụ trong năm.
+ Giá bán chưa có thuế GTGT của sản phẩm A là 100.000 đồng/SP.
Thông tin về các sản phẩm khác:
+ Doanh thu thuần bán hàng các sản phẩm khác trong năm là 600 triệu đồng.
+ Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ khác là 475 triệu đồng.
+ Kỳ luân chuyển VLĐ rút ngắn được 10 ngày so với năm báo cáo.
+ Nguyên giá TSCĐ phải khấu hao cuối năm 1.800 triệu đồng. Số khấu hao lũy kế cuối năm là 400 triệu đồng.
+ Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp nhập trước – xuất trước.
+ Doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập với thuế suất là 25%.
Yêu cầu:    
a. Xác định tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn kinh doanh năm kế hoạch?
b. Xác định hiệu suất sử dụng vốn lưu động năm kế hoạch qua chỉ tiêu số vòng quay, kỳ luân chuyển và số vốn lưu động có thể tiết kiệm do tăng tốc độ chu chuyển VLĐ so với năm báo cáo?
Bài số 19
Năm N, một công ty chuyên sản xuất kinh doanh loại sản phẩm A có các tài liệu sau:
+ Tổng VKD: 2.000 triệu đồng và toàn bộ được hình thành bằng vốn chủ sở hữu.
+ Số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ hàng năm là 50.000 sản phẩm. Giá bán (chưa có thuế GTGT) là 80.000 đồng/SP.
+ Chi phí cố định kinh doanh là 250 triệu đồng.
+ Chi phí biến đổi: 60.000 đồng/SP.
 Năm N+1 công ty dự kiến thực hiện một dự án đầu tư bổ sung 500 triệu đồng vào dây chuyền sản xuất sản phẩm A. Với sự đầu tư này thì chi phí cố định kinh doanh sẽ tăng thêm 50 triệu đồng/năm; tuy nhiên, chi phí biến đổi/đơn vị sản phẩm lại giảm được 10.000 đồng/SP. Sản lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ tăng thêm 20.000 sản phẩm. Giá bán sản phẩm dự kiến khổng đổi.
Yêu cầu:
Nếu công ty thực hiện đầu tư bằng vốn chủ sở hữu, thông qua chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh, hãy cho biết công ty có nên thực hiện đầu tư không?
Biết rằng: Công ty phải nộp thuế thu nhập với thuế suất 25%.
Bài số 20
Năm N, công ty X chuyên sản xuất kinh doanh loại sản phẩm A có tài liệu sau:
+ Công suất thiết kế: 45.000 sản phẩm.
+ Sản lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ trong năm là: 35.000 sản phẩm.
+ Chi phí sản xuất kinh doanh:
+ Tổng chi phí cố định kinh doanh là 1.000 triệu đồng.
+ Chi phí biến đổi: 0,15 triệu đồng/SP.
+ Giá bán sản phẩm A chưa có thuế GTGT là 200.000 đồng/SP.
+ Tổng vốn sản xuất kinh doanh bình quân của công ty là 3.000 triệu đồng; trong đó, vốn vay chiếm 50%. Lãi suất vay vốn bình quân là 10%/năm.
+ Doanh nghiệp nộp thuế TNDN với thuế suất 25%.
Yêu cầu:
a. Với mức sản xuất và tiêu thụ như trên, theo bạn, năm N sản lượng hòa vốn tài chính là bao nhiêu. Xác định lợi nhuận sau thuế trong năm N?
b. Giả sử trong năm N+1 tình hình sử dụng vốn kinh doanh, chi phí, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm không có biến động so với năm N, để huy động hết công suất thiết kế, công ty dự kiến giảm giá bán xuống 190.000 đồng/SP. Nếu thực hiện phương án này công ty thu được bao nhiêu lợi nhuận sau thuế?
c. Đầu năm N+1, công ty dự định huy động vốn vay với lãi suất 12%/năm để đầu tư nâng cấp thiết bị với số vốn đầu tư theo dự toán là 1.000 triệu đồng. Theo tính toán, việc đầu tư này sẽ làm tăng tổng chi phí cố định kinh doanh là 1.400 triệu đồng.
Tuy nhiên, chi phí biến đổi/1 đơn vị sản phẩm giảm xuống còn 140.000 đồng/SP, do vậy khối lượng sản phẩm tiêu thụ có thể đạt mức 50.000 sản phẩm với giá bán ở mức 190.000 đồng/SP.
Theo bạn, lợi nhuận sau thuế sau khi thực hiện đầu tư thay đổi như thế nào so với năm N?
Bài số 21
Công ty H chuyên sản xuất và kinh doanh một loại sản phẩm. Hiện công ty đang áp dụng chính sách bán chịu theo phương thức “3/10 net 60”; do chỉ có một số khách hàng của công ty trả tiền sớm để được hưởng chiết khấu thanh toán, nên kỳ thu tiền trung bình của công ty là 36 ngày.
Giả sử tình hình khách hàng và chính sách bán chịu của công ty trong năm tới chưa có gì thay đổi, nếu doanh thu trong năm là 6.480 triệu đồng, thì khoản phải thu bình quân của công ty trong năm sẽ là bao nhiêu?
Theo tính toán, nếu công ty thay đổi chính sách tín dụng cho khách hàng từ “3/10 net 60” sang “2/10 net 60” thì kỳ thu tiền trung bình sẽ tăng lên và sẽ là 45 ngày. Với doanh thu dự kiến là 7.920 triệu đồng, hãy tính khoản phải thu của công ty trên cơ sở chính sách tín dụng mới?
Bài số 22
Công ty thương mại Nam Hương chuyên kinh doanh hàng tiêu dùng với mạng lưới bán lẻ rộng khắp. Thông tin từ phòng kinh doanh cho biết: Doanh thu bán hàng bình quân hàng năm của công ty là vào khoảng 12.000 triệu đồng. Kỳ thu tiền trung bình là 60 ngày.
Chi phí cơ hội dự tính cho số vốn đầu tư vào khoản phải thu là 13%. Hiện tại, công ty đang sử dụng chính sách bán chịu là “Net 30”. Nếu thay đổi chính sách bán chịu thành “3/10 Net 30” thì ước tính có khoảng 30% khách hàng sẽ trả tiền hàng sớm để được hưởng chiết khấu thanh toán, do đó, kỳ thu tiền trung bình sẽ giảm chỉ còn 1 tháng.
Theo bạn, công ty Nam Hương có nên áp dụng chính sách bán hàng có chiết khấu thanh toán không? Tại sao?
Biết rằng: doanh thu bán hàng bằng với doanh thu bán chịu.
Bài số 23
Công ty thương mại Thiên Hương chuyên kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ.
Theo thông tin thu thập từ phòng kinh doanh, doanh thu bán hàng cả năm là 1.800 triệu đồng với kỳ thu tiền trung bình là 60 ngày (không chiết khấu). Công ty dự tính đưa ra điều khoản “3/10 net 60”. Nếu áp dụng chính sách chiết khấu mới này, dự tính sẽ có khoảng 50% khách hàng (tương đương 50% doanh thu) sẽ trả tiền nhanh để hưởng chiết khấu, do đó kỳ thu tiền trung bình sẽ giảm xuống còn 30 ngày.
Mặt khác, nhờ giảm kỳ thu tiền trung bình, nên giảm tổn thất không đòi được nợ là 5% so với khoản phải thu giảm. Nếu chi phí cơ hội của vốn là 12%, hãy tính xem công ty có nên thực hiện chính sách chiết khấu này không?
Biết rằng: Doanh thu bán hàng bằng với doanh thu bán chịu.
 

CHƯƠNG IV:
VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH TRONG VIỆC SÁP NHẬP, HỢP NHẤT
– MUA LẠI VÀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP

Bài số 24

Hai hãng Mai Linh và Thủ Đô cùng kinh doanh dịch vụ vận chuyển hành khách bằng xe taxi. Mai Linh dự kiến mua lại Thủ Đô và thanh toán bằng cổ phiếu. Có tài liệu về hai hang như sau:

 

Chỉ tiêu

Mai Linh

Thủ Đô

Lợi nhuận sau thuế (NI)

120.000

50.000

Số lượng cổ phần

2.400

2.500

Giá bán một cổ phần hiện hành

500

160

Yêu cầu:
a. Hãy xem xét sự thay đổi EPS trước và sau khi có sự mua lại của hai hãng trên. Giả định cả hai hãng đều không có cổ phiếu ưu đãi.
b. Nếu thay đổi giá bán cổ phần của Thủ Đô từ 160.000 đồng lên 200.000 đồng, khi đó EPS trước và sau khi mua lại của Mai Linh thay đổi như thế nào? Cho nhận xét?
Bài số 25
Hai công ty Gầy và Còm cùng sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm. Để tạo lợi thế trong cạnh tranh cả 2 đều mong muốn hợp nhất thành công ty Béo, nhưng điều kiện về tài chính của Gầy và Còm lại khác nhau:

 

Một số chỉ tiêu tài chính

Đơn vị tính

Công ty

Gầy

Còm

Tổng số vốn kinh doanh

Triệu đồng

4.000

6.000

Vòng quay vốn kinh doanh

Lần

4,5

4,0

Hệ số nợ

0,6

0,7

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu

%

 8

10

Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hàng năm

 %

 10

 7

Dưới góc độ các cổ đông đang nắm giữ cổ phiếu thường, hãy cho nhận xét:
a. Nếu Gầy và Còm hợp nhất thành công ty Béo thì thu nhập trên một cổ phần thường và tốc độ tăng trưởng hàng năm thay đổi như thế nào?
b. Thời gian hợp nhất là bao lâu thì có lợi cho các cổ đông của công ty Gầy? Của công ty Còm?
Biết rằng: Cả 2 công ty Gầy và Còm đều không phát hành cổ phiếu ưu đãi, trước khi hợp nhất đều không có lợi nhuận lưu giữ, mệnh giá 1 cổ phần thường là 100.000 đồng. Cả 2 công ty phải nộp thuế TNDN với thuế suất 25%.
 
Bài số 26
Hai công ty Mập và Ốm cùng sản xuất một loại sản phẩm, dự định thực hiện sáp nhập để tăng cường khả năng cạnh tranh. Có tài liệu năm báo cáo của 2 công ty như sau:

 

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Cty Mập

Cty Ốm

1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ

 

 

 

+ Số SP tồn kho đầu năm

Sp

400

600

+ Số SP sản xuất trong năm

Sp

2.800

4.800

+ Số SP tồn kho cuối năm

Sp

200

400

2. Giá bán đơn vị SP (chưa thuế GTGT)

1.000 đồng

50

40

3. Giá thành toàn bộ SP tiêu thụ

1.000 đồng

100.000

110.000

4. Số vốn chủ sở hữu bình quân

1.000 đồng

100.000

150.000

5. Tốc độ tăng tỷ suất lợi nhuận vốn CSH hữu hàng năm

%

10

7

Hãy đánh giá khả năng chấp nhận sáp nhập của 2 công ty?
Biết rằng: Giả định tổng mức lợi nhuận chung sau khi sáp nhập là không đổi. Cả 2 công ty phải nộp thuế TNDN với thuế suất 25%
 
Bài số 27
Công ty thương mại Thoi Thóp bị tuyên bố phá sản và được cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn, có tài liệu về giá trị tài sản và các khoản nợ như sau:
Các khoản nợ có bảo đảm là 2.500 triệu đồng
Giá trị thanh lý tài sản (ngoài phần tài sản đảm bảo nợ) của công ty đã được tòa án kinh tế xác định là 8.200 triệu đồng
Các khoản nợ theo danh sách chủ nợ của công ty như sau:
Nợ lương công nhân                             : 900 triệu đồng
Nợ BHXH                                              : 150 triệu đồng
Nợ thuế: 1.500 triệu đồng
Nợ các khoản trợ cấp thôi việc             : 50 triệu đồng
Các khoản nợ không có bảo đảm
Các khoản phải trả người bán              : 1.500 triệu đồng
Các khoản nợ dài hạn                           : 3.800 triệu đồng
Các khoản nợ khác                               : 700 triệu đồng
Chi phí thanh lý giải quyết việc phá sản: 400 triệu đồng
Yêu cầu:
a. Giả thiết toàn bộ giá trị của tài sản đảm bảo nợ bằng với số nợ có đảm bảo, hãy xác định trình tự thanh toán các khoản nợ của công ty theo Luật phá sản hiện hành?
b. Giả thiết, giá trị tài sản đảm bảo khi chủ nợ phát mãi chỉ thu được 2.000 triệu đồng, hãy xác định trình tự thanh toán các khoản nợ của công ty?